Hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 55)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.3.Hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa của cơ quan quản lý

nhà nước

a. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

-Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, QCKT tương ứng.

Sản phẩm, hàng hoá nhóm 1 (không có khả năng gây mất an toàn) được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn) được quản lý chất lượng trên cơ sở QCKT tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.

- Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

- Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và NTD”. 14, điều 5

b. Công tác thanh tra, kiểm tra

Hoạt động này về cơ bản làm theo kế hoạch hàng năm, tùy vào ngành hàng quản lý mà các cơ quan thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó cũng thực hiện theo chỉ đạo đột xuất của cấp trên. Thực chất hoạt động này nhằm mục đích răng đe và nắm bắt thông tin về chất lượng hàng hóa đang lưu thông. Thông thường thanh tra chuyên ngành ở mỗi đơn vị (Y

tế, Nông nghiệp, KH&CN,…) có từ 3 đến 4 biên chế, trong khi đó khối lượng công việc thực tế phải làm quá nhiều, cho nên hoạt này chưa triệt để và có ảnh hưởng không lớn đến công tác quản lý chất lượng hàng hóa hiện nay.

c. Công tác tuyên truyền

Hiện nay, công tác tuyên truyền chủ yếu là phát tờ rơi và phổ biến kiến thức thông qua tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo. Hoạt động này phần lớn là mang tính hình thức, chất lượng kém, chưa thể hiện được sự chủ động của các đơn vị quản lý. Điểm đáng chú ý ở đây là chỉ tổ chức đơn lẻ theo từng đơn vị, chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành nên tính hiệu quả chưa cao. Đối với những lớp nghiệp vụ bắt buộc có cấp chứng chỉ thì số lượng tham dự tương đối nhiều. Còn với những lớp mang tính chất tuyên truyền thì hầu như không thu hút được các đối tượng tham dự. Điều này nói lên sự yếu kém trong khâu tổ chức và năng lực giảng dạy của cán bộ chuyên môn. Cùng theo đó là thông tin truyền thông còn rất hạn chế. Từ trước đến nay, rất ít trường hợp hàng hóa kém chất lượng được đưa lên thông tin đại chúng để NTD có thông tin để chọn lựa hàng hóa khi mua. Thông thường hoạt động này chỉ tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp hoặc các cở sở kinh doanh, chứ chưa chú trọng đến NTD cơ bản, đây cũng là điều cần phải xem lại.

d. Triển khai theo Quyết định 144/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 nay được thay bằng Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 (nay là TCVN ISO 9001: 2008) vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Đối tượng áp dụng theo Quyết định 118 là 8045 cơ quan bắt buộc. Cả nước tính đến ngày 30/4/2011 đã có 1.926 cơ quan hành chính nhà nước được cấp giấy chứng nhận; trong đó có 153 cơ quan thuộc 13 Bộ, 1.773 cơ quan trong 62 tỉnh, thành phố. Duy nhất tỉnh Gia Lai chưa có một đơn vị nào thuộc cơ quan hành chính nhà nước được cấp giấy chứng nhận. (Nguồn: Trung tâm Thông tin TCĐLCL, 2011). Riêng tại An Giang có 27 cơ quan đã được cấp giấy chứng nhận tính đến tháng 10 năm 2011 (Nguồn: Chi cục TCĐLCL An Giang, 2011). Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt

động của cơ quan hành chính nhà nước sẽ giúp cho đơn vị áp dụng chuẩn hóa qui trình làm việc, hoạt động theo một trình tự bài bản và khoa học; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa, dễ dàng kiểm soát được công việc hiện tại, đồng thời giúp định hướng đúng cho công tác quản lý trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 55)