Xu thế tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 46)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Xu thế tiêu dùng

Phát triển kinh tế bao giờ cũng gắn liền với hủy hoại môi trường, do đó ngày nay các quốc gia thế giới đang hướng tới phát triển nền kinh tế xanh (Green Economy), ở đó thị trường tiêu dùng là tiêu dùng xanh (Green Consumption), chúng ta được cung cấp những hàng hóa sinh thái và mua

hàng xanh. Vậy mua hàng xanh là gì và ảnh hưởng như thế nào đến xã hội sẽ được thể hiện qua hình 2.2 và hình 2.3.

Hình 2.2 : Qui trình mua hàng xanh

Hình 2.3 : Tác động tích cực từ việc mua hàng xanh

Năm 2009, ở Nhật Bản có hơn 4.400 sản phẩm thuộc 48 loại sản phẩm được cấp Dấu sinh thái, 2.920 hội viên (2.381 công ty, 268 chính phủ, 300 tổ chức phi chính phủ), họ đang xây dựng cơ sở dữ liệu cho 13.000 sản phẩm xanh đã

NHU CẦU

Nhu cầu cần thiết

TIÊU CHÍ CHỌN HÀNG HÓA

Chất lượng tốt Giả rẻ

Chế độ hậu mãi

Thân thiện môi trường

QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG

Mua hàng thực sự có nhu cầu, với số lượng vừa đủ và lựa chọn loại sản phẩm thân thiện môi trường

CỘNG ĐỒNG

Nâng cao nhận thức mua hàng xanh

Đề xuất giải thưởng cho hàng hóa sinh thái

Tạo ra xã hội sinh thái

NHÀ SẢN XUẤT

Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường

Sản xuất hàng hóa sinh thái Có trách nhiệm với hàng hóa mình tạo ra

NHÀ QUẢN LÝ

Đưa ra cơ chế khuyến khích Xây dựng cơ sở pháp luật, qui định

Gây dựng phong trào mua hàng xanh

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mua hàng khi thật cần thiết Lựa chọn hàng hóa thân thiện môi trường

Sử dụng tiết kiệm

đăng ký. Mua hàng xanh không chỉ phổ biến ở NTD, ở một số nước còn đưa vào chương trình mua sắm xanh công trong chính phủ. Cụ thể:

Trung Quốc có 10.239 sản phẩm thuộc 33 loại dán Nhãn tiết kiệm năng lượng, 2.823 sản phẩm thuộc 14 loại dán nhãn loại I “Nhãn Môi trường Trung Quốc” được sử dụng trong chương trình mua sắm công xanh năm 2007. Ở Thái Lan, tất cả các cơ quan chính phủ (cấp Cục) đến năm 2011 phải thực hiện mua sản phẩm xanh (không ít hơn 25% cơ quan trong năm 2008, 50% trong năm 2009, 75% trong năm 2010 và 100% vào năm 2011). Mua hàng xanh sẽ chiếm 25%, 30%, 40% và 60% đối với mỗi nhóm sản phẩm tương ứng các năm 2008, 2009, 2010 và 2011. Mỗi cơ quan phải nộp báo cáo mua hàng của mình cho Cục kiểm soát Ô nhiễm 6 tháng/lần, sau đó đơn vị này tổng hợp báo cáo để trình chính phủ cung cấp thông tin.

Còn Đài Loan có 44 loại sản phẩm được qui định phải thực hiện từ năm 2008 là: thiết bị, đồ đạc văn phòng, đồ điện gia dụng, nhà vệ sinh tiết kiệm nước, các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế và sản phẩm làm sạch,11… Qua đó cho thấy, hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay là không chỉ mua hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu mà còn phải mang yếu tố bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, hoạt động mua hàng xanh cũng đang được Trung tâm Năng suất Việt Nam thúc đẩy và quảng bá thông qua việc thành lập Mạng lưới mua hàng xanh Việt Nam (Vietnam Green Purchasing Networrk – VNGPN), chừng đó là chưa đủ vì hoạt động này chưa được biết đến rộng rãi như một kênh tiêu dùng thực sự. Hiện nay, phong trào người Việt dùng hàng Việt đang được nhà nước và các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, xu hướng sính ngoại và giá rẻ vẫn đang chiếm ưu thế. Theo bà Bùi Thị Hương (Giám đốc đối ngoại Vinamilk) đối với mặt hàng sữa bột do tâm lý của các bà mẹ (tin vào quảng cáo) nên đã bỏ ra 3 ÷ 4 trăm nghìn đồng

11

Tham khảo Mr Akira Kataoka (2009) – Giám đốc Ban thư ký Mạng lưới mua hàng xanh quốc tế, Tổng quan về mua hàng xanh, Kỷ yếu Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ 7: Năng suất Chất lượng nền tảng để

mua sữa ngoại cho con, trong khi đó sữa nội có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhưng giá chỉ bằng 1/3 thôi.12

Ta sẽ không thể có câu trả lời đơn giản và một chiều với câu hỏi là "tại sao người Việt chưa dùng hàng Việt". Đối với NTD, chúng tôi đã có một cuộc điều tra nhỏ. Tâm lý của NTD Việt Nam (với đối tượng có thu nhập trung bình và hơi thấp một chút), họ chỉ quan tâm rằng hàng đó có tốt không, chất lượng thế nào và giá cả. Họ không quan tâm đến quốc tịch của mặt hàng đó. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, thậm chí trong gia đình họ có 70 ÷ 80% là hàng Trung Quốc (Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN).13

Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân cho biết, hiện hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần lớn tại chợ Đông Xuân. Những mặt hàng lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, điện thoại, valy, cặp sách,… hàng Trung Quốc chiếm tới 90%; những mặt hàng tạp phẩm, vải sợi, quần áo may sẵn,… hàng Trung Quốc chiếm 70%, còn lại là hàng hóa của một số cơ sở tư nhân trong nước. Hàng Việt chủ yếu là gạo, rau, quả và hàng tươi sống; rất ít hàng Việt Nam chất lượng cao có mặt tại đây. Trong khi đó, đây là kênh phân phối quan trọng đến các tỉnh, thành phố phía Bắc với lượng tiền luân chuyển trong chợ khoảng 40 tỷ đồng mỗi ngày. Theo ông Thủy, sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Việt Nam chất lượng tốt, có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài nhưng tại thị trường nội địa chỉ chiếm thị phần khiêm tốn, đó là bởi mẫu mã chưa đa dạng, giá cả chưa cạnh tranh. Với đa phần người Việt còn có thu nhập thấp, do vậy, người tiêu dùng rất quan tâm đến giá hàng hóa, chỉ cần chênh lệch 500 đồng đến 1000 đồng/sản phẩm là người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua hàng rẽ hơn. Mà đa phần hàng hóa có xuất xứ từ Trung

12

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/171844/Lam-gi-de-nguoi-Viet-dung-hang-Viet.html17:43 | 16/09/2009,

Làm gì để người Việt dùng hàng Việt.

13

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/171844/Lam-gi-de-nguoi-Viet-dung-hang-Viet.html17:43 | 16/09/2009,

Quốc đều đáp ứng được nhu cầu này.14 Qua đó cho thấy nhu cầu sử dụng hàng hóa của NTD ảnh hưởng rất lớn đến thị phần hàng nhập khẩu tại thị trường Việt Nam cũng như công tác quản lý chất lượng hàng hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)