9. Kết cấu của Luận văn
1.3.2. Vai trò và trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hóa của cơ
quan quản lý khoa học và công nghệ
Thông thường, chất lượng hàng hóa phản ánh trình độ phát triển của một xã hội nhất định và đồng hành cùng với tri thức khoa học của xã hội hiện tại, bao gồm trình độ công nghệ và năng lực công nghệ tại thời điểm đó. Có thể dễ dàng nhận thấy cùng một loại hàng hóa như xe gắn máy chẳng hạn: xe hiệu Hongda do Trung Quốc sản xuất, Sunfat của Việt Nam không thể sánh bằng xe Honda do Nhật Bản sản xuất, vậy có phải Nhật Bản có nguyên vật liệu đặc biệt để sản xuất xe máy mà Việt Nam hay Trung Quốc không có được, đây không phải là nguyên nhân thực sự mà yếu tố mang lại sự khác biệt đó chính là KH&CN. Cho nên về bản chất: “chất lượng hàng hóa là sự kết tinh hàm lượng KH&CN”.
Vì vậy, để công tác quản lý chất lượng hàng hóa đạt hiệu quả cao thì trách nhiệm của cơ quan quản lý KH&CN là phải thực hiện cho bằng được các vai trò sau đây:
- Thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu vào thực tế sản xuất để nâng cao chất lượng đầu ra của hàng hóa.
- Tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà nước hay các tổ chức nước ngoài để họ có cơ hội tiếp cận với những thành tựu KH&CN tiên tiến một cách chủ động, cũng như nhận được sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, hay các mô hình quản lý từ những tổ chức này.
- Phối hợp với cơ quan quản lý khác tư vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hóa, quản lý chất lượng;8 từng bước chuẩn hóa chất
8
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2008), Sổ tay tham khảo Tiêu chuẩn - Đo lường - Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT, NXB Lao động Xã hội, tr 122.
lượng hàng hóa ở tất các ngành, nâng tầm chất lượng hàng hóa Việt ngang bằng so với các nước khác, tiến tới hội nhập sâu rộng vào thị trường thương mại toàn cầu.
Khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, để thực hiện các cam kết của mình, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đã và đang tháo dỡ các rào cản trước đây như các biện pháp về thuế, kiểm soát giá thành, tài chính, độc quyền buôn bán,… Tuy nhiên trên thị trường lại xuất hiện các rào cản mới, đó là hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là TBT.
Ở hình 1.9, chúng ta có thể thấy, hàng hóa của nước A muốn xuất sang nước B thì phải vượt qua các hàng rào phi thuế quan do nước B đưa ra. Hàng hóa đó phải phù hợp với những tiêu chuẩn, những qui định của nước B, phải phù hợp những yêu cầu về các quá trình, các phương pháp sản xuất, các hình thức kiểm tra, thử nghiệm. Hàng hóa và hệ thống sản xuất phải có các chứng nhận cần thiết theo qui định.
ÁP DỤNG CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NƯỚC A RÀO CẢ N P H I T H UẾ Q U AN NƯỚC B CÁC TIÊU CHUẨN CÁC TIÊU CHUẨN
CÁC QUI CÁCH CÁC QUI CÁCH
CÁC QUI ĐỊNH KỸ THUẬT CÁC QUI ĐỊNH KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
QUÁ TRÌNH VÁ CÁC
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
KIỂM TRA KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THỬ NGHIỆM
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG
DÒNG SẢN PHẨM DÒNG SẢN PHẨM
THUẬT NGỬ THUẬT NGỬ
BIỂU TƯỢNG BIỂU TƯỢNG
NHÃN HIỆU NHÃN HIỆU
DÁN NHÃN DÁN NHÃN
BAO GÓI BAO GÓI
YÊU CẦU KHÁC YÊU CẦU KHÁC
Hiệp định TBT tạo ra một cơ chế để giảm thiểu hoặc loại bỏ TBT
Hình 1.9: Rào cản kỹ thuật trong thương mại
(Nguồn: INTERNATIONAL TRADE CENTRE UNCTAD/GATT Export Quality – No 44)
Điều đó có nghĩa, theo yêu cầu TBT, một hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao giờ đây không những phải có chất lượng tốt, ổn định, giá cả hợp lý, phù hợp với các yêu cầu NTD; mà còn phải an toàn, phải đáp ứng được những yêu cầu, những qui định và các tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Quá trình hội nhập sẽ dẫn đến xu hướng chung là các hàng rào thuế quan sẽ dần được loại bỏ, nhưng các hàng rào phi thuế quan thì ngày càng được sử dụng nhiều và phức tạp hơn, nhất là những yêu cầu của TBT. (Xem hình 1.10)
AFTA (ASEAN Free Trade Area - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN )
ASEAN (Association of Southeast Asia Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) EFTA (European Free Trade Association - Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu)
Hình 1.10: Xu hướng thay đổi các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chính vì vậy, trong lĩnh vực quản lý chất lượng, việc nghiên cứu áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hóa, cho các hệ thống và các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam là một trong những việc làm hết sức cần thiết hiện nay. Đây là vai trò rất quan trọng của cơ quan quản lý KH&CN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các tổ chức liên quan khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng.