Chưa làm rõ vai trò và trách nhiệm người tiêu dùng trong

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 57)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.1. Chưa làm rõ vai trò và trách nhiệm người tiêu dùng trong

việc hiện tại, đồng thời giúp định hướng đúng cho công tác quản lý trong tương lai.

2.3. Chưa có mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người tiêu dùng trong hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa dùng trong hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa

2.3.1. Chưa làm rõ vai trò và trách nhiệm người tiêu dùng trong quản lý chất lượng hàng hóa quản lý chất lượng hàng hóa

Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật bảo vệ quyền lợi NTD: “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức”. Với khái niệm này, đối tượng được hiểu là NTD là rất rộng.

- NTD là công chức, viên chức nhà nước: Theo báo cáo của Bộ Nội vụ ngày 23/9/2011 thì số lượng biên chế công chức đến năm 2011 là 635.840 người (chưa tính công chức thuộc Bộ Quốc phòng), viên chức là 1.800.000 người.15 Vậy tổng số cán bộ công chức, viên chức sẽ là 2.435.840 người.

- NTD là doanh nghiệp: Tính tới thời điểm 31/7/2011 cả nước có 522.327 doanh nghiệp còn tồn tại pháp lý. 16 (Nguồn Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

- NTD là cở sở kinh doanh: Số cơ sở kinh tế hành chính, sự nghiệp tính đến ngày 1/7/2007 là 4.145.328 17

cơ sở. (Nguồn Tổng cục thống kê, năm 2007)

- NTD khác: là các đối tượng còn lại tham gia vào việc mua và sử dụng hàng hóa.

15

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.thanhnien.com.vn/2011-Khoang-145000-vien-chuc-cong- chuc-vao-bien-che/7216509.epi, Nguyệt Minh (2011), 2011: khoảng 145.000 công chức, viên chức vào biên chế, 22/10/2011 17:44.

16

http://www.vbis.vn/vbis/, Số liệu doanh nghiệp tính đến tháng 8/2011.

17

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=8386, TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP 2007.

Xét trên khía cạnh hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa

Công chức, viên chức là lực lượng tri thức có trình độ nhất định, trong số họ cũng những người làm công tác quản lý và quản lý chất lượng hàng hóa. Gắn kết, tổng hợp được trí tuệ của nguồn lực này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác quản lý chất lượng.

Còn đối với các doanh nghiệp chính họ là những người sản xuất ra hàng hóa để bán ra thị trường. Hàng hóa có đạt chất lượng như cam kết hay không là do trách nhiệm của nhà sản xuất. Nếu tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều làm đúng theo tiêu chuẩn đã đăng ký và QCKT bắt buộc áp dụng thì sẽ không có hàng hóa không đạt chất lượng trên thị trường. Điều này thực sự khó có thể xảy ra (chỉ xem xét hàng hóa sản xuất trong nước, chưa xét đến hàng hóa nhập khẩu).

Với các cơ sở kinh doanh, đây cũng là lực lượng quan trọng góp phần làm nên thực trạng hàng hóa kém chất lượng hiện nay. Phần lớn vì lợi nhuận họ sẵn sàng mua hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu để trưng bày và bán trong cửa tiệm của mình. Điển hình một cái mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, me máy lấy qua người bán dạo có giá khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng bán lại khoảng 40.000 đồng đến 50.000 đồng (thông tin từ hộ kinh doanh ở địa phương qua công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2011), mà mũ bảo hiểm là sản phẩm bắt buộc sản xuất theo QCKT, theo các chuyên gia nhận định giá một cái mũ là không dưới 100 ngàn đồng.

Tóm lại, hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân hãy làm hết vai trò và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Trách nhiệm rất lớn ở đây chính là NTD, họ có quyền sử dụng hay không sử dụng hàng hóa, nói cách khác “không có cầu thì sẽ không có cung”. NTD có quyền tẩy chay hàng hóa không đạt chất lượng: như nước tương chứa 3-MCPD vào năm 2007, bột ngọt Vedan năm 2010 tuy Vedan không vi phạm về chất lượng mà vi phạm về môi trường; thậm chí khởi kiện

khi sử dụng hàng hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không đạt chất lượng như công bố.

Xét trên góc độ người Việt dùng hàng Việt

Hiện nay, Nhà nước là NTD lớn nhất, đầu tư của Nhà nước chiếm 44% tổng đầu tư xã hội và mua sắm của Nhà nước chiếm 14% GDP (theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 22/04/2010). Cho nên, với tư cách là “NTD lớn nhất”, các cơ quan Nhà nước phải gương mẫu, tiên phong trong thực hiện chủ trương này, thể hiện trong việc sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải vận động NTD Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt; mà trước tiên là của hơn 2.435.840 công chức, viên chức trên phạm vi cả nước, bởi họ cũng là những NTD cơ bản. Với tri thức, mối quan hệ sẵn có họ dễ dàng thuyết phục và có sức lan tỏa rất lớn đối với người khác thể hiện lòng yêu nước trong việc mua sắm của mình.

Sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sẽ tạo lập được chuỗi phân phối hiệu quả nhằm tạo ra cơ hội cho hai bên làm ăn lâu dài, cùng xây dựng và bảo vệ thương hiệu sẽ góp phần bảo vệ tốt quyền lợi của NTD. Mối liên kết bền chặt này sẽ tạo ra những động lực chủ yếu cho sự phát triển một nền công nghiệp bán lẻ tiên tiến ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong nước lấy được thị phần ngày càng nhiều trên sân nhà, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành.

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)