Vai trò và trách nhiệm người tiêu dùng trong hoạt động quản

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 40)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.3. Vai trò và trách nhiệm người tiêu dùng trong hoạt động quản

lý chất lượng hàng hóa

Hiện nay, việc qui định trách nhiệm và quyền của NTD được cụ thể hóa trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011.

RÀO CẢN VỀ LUẬT PHÁP, TẬP QUÁN GIỮA CÁC NƯỚC

Độ

lớn (AFTA, APEC, EFTA,…) Rào cản thuế quan thuế quan Rào cản phi (TBT)

Thời gian Rào cản thuế quan giảm dần

Rào cản phi thuế quan tăng dần để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và xã hội

Như đã biết, “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.15, điều 3

 Quyền của người tiêu dùng

- “Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, QCKT, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ”. 15, điều 8

 Người tiêu dùng có trách nhiệm: “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”. 15, điều 9

NTD, với tư cách là người sử dụng cuối cùng hàng hóa mà vì chúng tiêu chuẩn được viết ra, là một tác nhân quan trọng trong quá trình tiêu chuẩn hoá. Họ rất quan tâm đến việc đảm bảo sao cho tiêu chuẩn có tính xác thực, đáp ứng được nhu cầu và được soạn ra theo một quy trình công khai, minh bạch và đáng tin cậy.

Hơn nữa, NTD với vai trò là trung tâm thông tin về thực trạng chất lượng hàng hóa đang lưu thông, qua đó cơ quan quản lý có những biện pháp kịp thời để xử lý. Nổi bật là sự kiện xảy ra ở quý III năm 2006 đó là một lượng lớn xe máy ở miền Trung, Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị chết máy giữa chừng khi đang chạy, khi đem xe kiểm tra thì phát hiện có một điểm giống nhau là tất cả các xe máy trên đều bị hỏng pôngtu, các chủ xe đều kết luận là xăng trong xe có vần đề. Và chính nhờ phản ánh của người dân mà cơ quan chức năng mới kiểm tra và phát hiện trong xăng có chứa aceton.9

Qua phân tích vai trò của cơ quan quản lý KH&CN, NTD trong hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa; thiết nghĩ đây chính là cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa hai đối tượng trên.

9

http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(82,166011), Thấm Hồng Thụy (2006), Vụ nhập khẩu xăng có chứa aceton: Một phần sự thực bị che giấu, LĐ số 250 Ngày 11.09.2006 Cập nhật: 09:27:01 - 11.09.2006

Kết luận chương 1

Thuật ngữ “chất lượng” không chỉ được biết đến trong giới sản xuất, kinh doanh mà ngày nay như được phổ biến trong toàn xã hội. Chúng ta thường nghe nhắc đến chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, chất lượng giáo dục, chất lượng sống, … Vì vậy chất lượng là cốt lõi của sự phát triển. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được làm ra bởi một tổ chức nào đó sẽ phản ánh lên năng lực hoạt động của tổ chức đó: từ các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cho đến doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp đây chính là yếu tố làm nên sự khác biệt, tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành. Nhưng để làm được điều này thì việc tìm hiểu và vận dụng sáng tạo những mô hình quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới vào hoạt động hiện tại của đơn vị như là một tất yếu của sự phát triển.

Tuy nhiên, xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng hiện đại là một chuyện, còn sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra có đáp ứng đuợc nhu cầu mong đợi từ phía khách hàng hay không lại là một chuyện khác. (Tôi muốn nhắc lại ở đây là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra bởi các tổ chức xã hội khác nhau, chứ không chỉ duy nhất là của các doanh nghiệp). Cho nên ở khía cạnh quản lý chúng ta nên thay đổi tư duy, là phải chú trọng đến “quản lý gián tiếp” có nghĩa là hãy để chính những người sử dụng hàng hóa của mình quản lý mình thông qua việc sử dụng hàng hóa và các phản ánh từ phía họ sẽ giúp tổ chức ngày một hoàn thiện hơn, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nếu doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa thì cần thiết phải có sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với NTD để tác động vào quá trình sản xuất, kinh doanh của họ. Còn hàng hóa được sản xuất bởi cơ quan quản lý nhà nước thì cũng phải có sự phản ánh từ mối liên kết giữa doanh nghiệp với người NTD.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA. CÁC MỐI LIÊN KẾT GIỮA CƠ QUAN QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI

NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1. Thực trạng về chất lượng hàng hóa

2.1.1. Tình hình chung

Sau 4 năm gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng mở cửa sâu rộng hơn, đầy đủ hơn, hội nhập nhanh hơn vào thị trường khu vực và thế giới theo lộ trình đã cam kết.

Thị trường bán lẻ liên tục phát triển với tốc độ cao từ 20% đến 25% qui mô; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đạt từ 750.000 ÷ 800.000 tỷ đồng những năm 2006 ÷ 2008, lên trên 1 triệu tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 mặc dù kinh tế khó khăn, giá cả tiêu dùng cao, sức mua giảm nhưng vẫn có thể đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đã đóng góp khoảng 15% GDP; doanh số bán lẻ bằng 60% ÷ 70% GDP, góp phần tăng trưởng kinh tế trong những năm qua.

Cấp độ, không gian thị trường bán lẻ đã có sự thay đổi đáng kể, tổ chức thị trường được các địa phương chú trọng, các doanh nghiệp bán lẻ đã không ngừng mở rộng mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại phát triển nhanh. Năm 2007 ÷ 2008 chỉ có 200 ÷ 250 siêu thị, trung tâm thương mại, đến hết năm 2010 đã có gần 530 siêu thị, trung tâm thương mại. Chợ đầu mối bán buôn, hệ thống bán lẻ đã được xây dựng, cả nước đến nay đã có 8500 ÷ 9000 chợ các loại; phương thức kinh doanh hiện đại phát triển nhanh; đến nay có từ 20% đến 23% lượng hàng hoá lưu thông theo phương thức này, trong đó có nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn như Saigon Coop, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Điện máy Nguyễn Kim, Công ty Cổ Phần Nhất Nam, Tập đoàn Phú Thái, …

Doanh nghiệp, doanh nhân bán lẻ phát triển nhanh, đến 2010 có khoảng từ 15 vạn đến 18 vạn doanh nghiệp chuyên doanh hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu với số lao động từ 5,4 triệu đến 5,5 triệu người.10

Mở rộng qui mô thị trường, doanh số tăng trưởng liên tục, đồng nghĩa với việc hàng hóa lưu thông ngày một nhiều, đa dạng và có xuất xứ nhiều nơi; đặc biệt là hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được bày bán, tạo sự không yên tâm cho NTD. Bên cạnh đó, hệ thống chợ, nhất là chợ nông thôn, chợ ở các vùng kinh tế trọng điểm vừa thiếu, vừa tạm bợ, hệ thống kho, bảo quản, chế biến, đóng gói còn rất sơ khai ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hoá.

Một thực trạng chất lượng hàng hóa hiện nay, được thu nhỏ thông qua kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông thị trường tỉnh An Giang qua các năm: Các mặt hàng được cơ quan chức năng kiểm tra là: xăng, dầu, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thép xây dựng, đồ điện gia dụng; vật tư nông nghiệp, thuốc thú y - thủy sản, thức ăn chăn nuôi; dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm,…Kết quả kiểm tra thể hiện qua bảng 2.1 và hình 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa

Năm Cơ sở sản xuất, kinh doanh

được kiểm tra Cơ sở vi phạm

2007 2008 2009 2010 256 173 192 152 70 (chiếm 27%) 55 (chiếm 32%) 57 (chiếm 30%) 47 (chiếm 31%)

(Nguồn: tổng hợp từ Sở KH&CN, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tỉnh An Giang)

10

http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/thuongmai/View_Detail.aspx?ItemId=2978, Phan Thế Ruệ (2011) - Nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Thị trườngbán lẻ Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO.

31 30 32 27 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008 2009 2010 2011 năm %

Hình 2.1: Tỉ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về chất lượng hàng hóa

Qua số liệu báo cáo sơ bộ được thống kê cho thấy chất lượng hàng hóa diễn biến qua các năm là rất phức tạp. Từ những hàng hóa có yêu cầu bình thường như: thức ăn chăn nuôi, phân bón; cho đến những mặt hàng khi sản xuất phải đảm bảo các điều kiện rất khắc khe như: đồ điện hay dược phẩm cũng vẫn xảy ra tình trạng không đạt chất lượng như tiêu chuẩn công bố hay quy chuẩn bắt buộc áp dụng. Trong đó, đặc biệt là sản phẩm ly thủy tinh Beautiful xuất xứ từ Trung Quốc, trên ly có in hình hoa hồng chứa hàm lượng chì vượt gấp 2000 lần mức cho phép. Từ 27% đến 32% cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra vi phạm về chất lượng hàng hóa đang lưu thông, chiếm một tỉ lệ khá lớn; hơn nữa đây cũng chỉ là những mặt hàng điển hình và cũng chỉ riêng của tỉnh An Giang. Nếu chúng ta kiểm soát được toàn bộ hàng hóa trên thị trường thì con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Điều này cho thấy thực trạng chất lượng hàng lưu thông thị trường hiện nay là rất đáng lo ngại và thực sự là rất khó để kiểm soát.

2.1.2. Xu thế tiêu dùng

Phát triển kinh tế bao giờ cũng gắn liền với hủy hoại môi trường, do đó ngày nay các quốc gia thế giới đang hướng tới phát triển nền kinh tế xanh (Green Economy), ở đó thị trường tiêu dùng là tiêu dùng xanh (Green Consumption), chúng ta được cung cấp những hàng hóa sinh thái và mua

hàng xanh. Vậy mua hàng xanh là gì và ảnh hưởng như thế nào đến xã hội sẽ được thể hiện qua hình 2.2 và hình 2.3.

Hình 2.2 : Qui trình mua hàng xanh

Hình 2.3 : Tác động tích cực từ việc mua hàng xanh

Năm 2009, ở Nhật Bản có hơn 4.400 sản phẩm thuộc 48 loại sản phẩm được cấp Dấu sinh thái, 2.920 hội viên (2.381 công ty, 268 chính phủ, 300 tổ chức phi chính phủ), họ đang xây dựng cơ sở dữ liệu cho 13.000 sản phẩm xanh đã

NHU CẦU

Nhu cầu cần thiết

TIÊU CHÍ CHỌN HÀNG HÓA

Chất lượng tốt Giả rẻ

Chế độ hậu mãi

Thân thiện môi trường

QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG

Mua hàng thực sự có nhu cầu, với số lượng vừa đủ và lựa chọn loại sản phẩm thân thiện môi trường

CỘNG ĐỒNG

Nâng cao nhận thức mua hàng xanh

Đề xuất giải thưởng cho hàng hóa sinh thái

Tạo ra xã hội sinh thái

NHÀ SẢN XUẤT

Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường

Sản xuất hàng hóa sinh thái Có trách nhiệm với hàng hóa mình tạo ra

NHÀ QUẢN LÝ

Đưa ra cơ chế khuyến khích Xây dựng cơ sở pháp luật, qui định

Gây dựng phong trào mua hàng xanh

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mua hàng khi thật cần thiết Lựa chọn hàng hóa thân thiện môi trường

Sử dụng tiết kiệm

đăng ký. Mua hàng xanh không chỉ phổ biến ở NTD, ở một số nước còn đưa vào chương trình mua sắm xanh công trong chính phủ. Cụ thể:

Trung Quốc có 10.239 sản phẩm thuộc 33 loại dán Nhãn tiết kiệm năng lượng, 2.823 sản phẩm thuộc 14 loại dán nhãn loại I “Nhãn Môi trường Trung Quốc” được sử dụng trong chương trình mua sắm công xanh năm 2007. Ở Thái Lan, tất cả các cơ quan chính phủ (cấp Cục) đến năm 2011 phải thực hiện mua sản phẩm xanh (không ít hơn 25% cơ quan trong năm 2008, 50% trong năm 2009, 75% trong năm 2010 và 100% vào năm 2011). Mua hàng xanh sẽ chiếm 25%, 30%, 40% và 60% đối với mỗi nhóm sản phẩm tương ứng các năm 2008, 2009, 2010 và 2011. Mỗi cơ quan phải nộp báo cáo mua hàng của mình cho Cục kiểm soát Ô nhiễm 6 tháng/lần, sau đó đơn vị này tổng hợp báo cáo để trình chính phủ cung cấp thông tin.

Còn Đài Loan có 44 loại sản phẩm được qui định phải thực hiện từ năm 2008 là: thiết bị, đồ đạc văn phòng, đồ điện gia dụng, nhà vệ sinh tiết kiệm nước, các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế và sản phẩm làm sạch,11… Qua đó cho thấy, hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay là không chỉ mua hàng hóa có chất lượng tốt, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu mà còn phải mang yếu tố bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, hoạt động mua hàng xanh cũng đang được Trung tâm Năng suất Việt Nam thúc đẩy và quảng bá thông qua việc thành lập Mạng lưới mua hàng xanh Việt Nam (Vietnam Green Purchasing Networrk – VNGPN), chừng đó là chưa đủ vì hoạt động này chưa được biết đến rộng rãi như một kênh tiêu dùng thực sự. Hiện nay, phong trào người Việt dùng hàng Việt đang được nhà nước và các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, xu hướng sính ngoại và giá rẻ vẫn đang chiếm ưu thế. Theo bà Bùi Thị Hương (Giám đốc đối ngoại Vinamilk) đối với mặt hàng sữa bột do tâm lý của các bà mẹ (tin vào quảng cáo) nên đã bỏ ra 3 ÷ 4 trăm nghìn đồng

11

Tham khảo Mr Akira Kataoka (2009) – Giám đốc Ban thư ký Mạng lưới mua hàng xanh quốc tế, Tổng quan về mua hàng xanh, Kỷ yếu Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ 7: Năng suất Chất lượng nền tảng để

mua sữa ngoại cho con, trong khi đó sữa nội có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhưng giá chỉ bằng 1/3 thôi.12

Ta sẽ không thể có câu trả lời đơn giản và một chiều với câu hỏi là "tại sao

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)