Cách mạng muốn thành công trƣớc hết phải có Đảng cách mạng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Cách mạng muốn thành công trƣớc hết phải có Đảng cách mạng

Trong việc xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng thì nhiệm vụ không thay đổi là nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Còn trong việc xác định động lực chính của cách mạng Việt Nam thì giai cấp công nhân và nông dân vẫn là hai lực lượng chính, liên minh công nông vẫn là nòng cốt của mọi sự đoàn kết rộng lớn của dân tộc.

Tuy nhiên, hàng chục triệu đồng bào, hàng chục triệu quần chúng nhân dân, nếu rời rạc thì theo Hồ Chí Minh, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi, ai bẻ cũng gãy. Nên, đồng bào nhân dân phải được tổ chức lại, giác ngộ ra, tập dượt đấu tranh chung thì mới thành lực lượng cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vấn đề tổ chức lực

lượng là vấn đề cốt lõi của mỗi cuộc cách mạng. Trong Thư gửi các bạn cùng hoạt

động ở Pháp, Hồ Chí Minh đã viết: “Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”[54, tr. 209]. Và Người đã tiến hành công việc này một cách tỉ mỉ, khoa học,có hiệu quả ngay khi còn hoạt động ở nước ngoài, cả trong lúc đang trên đường về Tổ quốc. Trong quá trình đó, thông qua công tác huấn luyện

cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, để sức cách mạng tập trung

phải có Đảng cách mệnh. Do đó, Người đã tự đặt câu hỏi Cách mệnh trước hết cần

phải có cái gì? Người trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”[55, tr. 289].

Do đó, để đoàn kết và lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi, điều kiện tiên quyết là phải có đảng cách mạng với tính cách là bộ tham mưu của cách mạng chịu trách nhiệm vận động và tổ chức dân chúng trong nước, giữ mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới. Để tập hợp những người cùng chí hướng vào đảng cách mạng, để đảng cách mạng thống nhất về chính trị, tư tưởng cần vũ trang bằng một chủ nghĩa mà mọi người vào Đảng đều phải nắm vững và tuân theo chủ nghĩa đó một cách tự giác. Chủ nghĩa đó là chủ nghĩa Lênin. Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”[55, tr. 289].

Thời kỳ Hồ Chí Minh ở Quảng Châu (1924 - 1927), tư tưởng xuyên suốt trong di sản lý luận của thời kỳ này là đoàn kết. Với chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp nên những người cách mạng trước hết phải đoàn kết mới tâp hợp được quần chúng nhân dân, mới thực hiện được sự nghiệp cách mạng to lớn và khó khăn của mình. Tư tưởng đó toát lên trong bài báo đăng trên báo Thanh Niên, số 1, ra ngày 21-6-1925 như một tuyên ngôn: “Sự nghiệp cách mạng lớn lắm. Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp cách mạng đó. Người mình đã làm cách mạng nhiều năm rồi mà chưa thành công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau”.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đoàn kết và lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi, điều kiện tiên quyết là phải có Đảng cách mạng với tính cách là bộ tham mưu của cách mạng, chịu trách nhiệm vận động, tổ chức dân chúng trong nước, giữ mối liên hệ với phong trào cách mạng trên thế giới. Để tập hợp những người cùng chí hướng vào đảng cách mệnh, để đảng cách mệnh thống nhất về chính trị, tư tưởng cần phải vũ trang bằng một chủ nghĩa mà mọi người vào Đảng cần phải nắm và tuân theo một cách tự giác chủ nghĩa đó. Chủ nghĩa đó là gì? Trên thế giới có biết bao nhiêu chủ nghĩa, phải chọn chủ nghĩa nào để vũ trang cho đảng cách mệnh đó.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công, nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [55, tr. 304]. Đảng được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh chỉ ra chính là Đảng Cộng sản, Đảng kiểu mới của Lênin: Báo Thanh Niên, số 60, ra ngày 8-5-1926 khi nói đến chính đảng đã chỉ ra một cách dứt khoát: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con đường chân chính là phải tuân theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là Đảng Cộng sản”.

Không chỉ khẳng định sư cần thiết phải có một Đảng cách mạng để vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ yêu cầu và tiểu chuẩn của Đảng với tư cách là Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản phải bao gồm những phần tử có đầy đủ những tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức và trình độ nhất định đáp ứng đòi hỏi của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực đó là: Đối với bản thân mình phải: cần kiệm, hòa mà không tư, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà không nhút nhát, hay hỏi, nhẫn nại, hay nghiên cứu xem xét, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất, bí mật. Đối với người phải: Với từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho mọi người trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Đối với công việc phải: phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm phục tùng đoàn thể. Nhân tố để gắn chặt mọi thành viên trong một tổ chức đó chính là sự đồng tâm, hiệp lực của các thành viên, nhưng quan trọng hơn chính là ở chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa đó đã bồi dưỡng cho các thành viên lý tưởng cao cả. Vì thế mà, chủ nghĩa Mác - Lênin là thứ đảm bảo cho Đảng thống nhất về chính trị - tư tưởng tổ chức và thống nhất về hành động. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy chỗ yếu của các tổ chức cách mạng trước đó và đồng thời chính ở chỗ các tổ chức đó không được vũ trang bằng một thứ chủ nghĩa chắc chắn và thiếu cả một tổ chức chặt chẽ, một kỷ luật nghiêm minh.

Báo Thanh Niên số 6, ra ngày 26-7-1925 có viết: “Các tổ chức (ngoài Thanh Niên) không được chặt chẽ. Chẳng hạn, Việt Nam Quang phục hội chỉ mạnh lúc đầu nhưng thiếu tổ chức và các thanh viên không gắn chặt với nhau. Dẫu hội có đông hội viên nhưng chưa phải đã tốt. Điều lệ của Hội chưa chặt chẽ, mỗi hội viên

hoạt động theo một cách mà người đó cho là tốt”. Chỉ có một Đảng cách mạng với những đảng viên được lựa chọn kỹ càng và được vũ trang bằng học thuyết khoa học Mác - Lênin và được tổ chức chặt chẽ thì sự nghiệp cách mạng khó khăn và gian khổ nhất định sẽ thắng lợi.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930] đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chấm dứt thời kỳ cách mạng nước ta ở trong tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối, chấm dứt sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam.

Với sự kiện trọng đại đó, giai cấp công nhân chẳng những trở thành lực lượng chính trị độc lập, mà quan trọng hơn là trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam không một lực lượng nào khác có thể tranh chấp. Đảng đã trở thành một hình thức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng ta được nhân dân tin tưởng, coi là đội tiên phong giác ngộ của mình. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mang. Làm cho nước An Nam hoàn toàn độc lập. Xây dựng chính phủ công nông binh…”[57, tr. 22]

Như vậy, xuất phát sự phân hóa giai cấp ở Việt Nam, gắn với xu hướng phát triển của cách mạng Việt Nam những năm 1920 - 1930, Hồ Chí Minh sớm xác định cuộc cách mạng của nhân dân các dân tộc thuộc địa chống lại ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc là “dân tộc cách mệnh”. Cuộc cách mạng để “giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào” là “việc chung của cả dân chúng”, trong đó “công nông là gốc cách mệnh”, “là chủ cách mệnh”, còn “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh”; các giới đồng bào sĩ nông, công, thương đều phải đoàn kết do Đảng cách mạng lãnh đạo để chống bọn cường quyền đế quốc và tay sai.

Những hiểu biết quan trọng về “cách mạng” của Hồ Chí Minh đã chỉ ra những tiền đề lý luận cho việc xác định lực lượng cách mạng, xây dựng khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cuộc cách mạng dân tộc. Và

cũng đã lý giải khả năng cách mạng của nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 54)