7. Kết cấu của luận văn
2.3. Tổ chức và huấn luyện nhân dân
2.3.1. Thời kỳ trƣớc ngày 19-5-1941
* Từ 1924 đến 1930
Khi tiếp xúc với những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu, Người đã nhanh chóng phát hiện nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của họ trong phong trào cứu nước của những năm 20 của thế kỷ XX là không hiểu về chính trị và càng không hiểu về tổ chức trong việc vận động, tập hợp, giác ngộ…quần chúng. Chính vì vậy, sau gần mười năm tìm tòi và lựa chọn con đường để cứu nước, năm 1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp và công nhân quốc tế. Người đã khẳng định rằng: trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, những người Việt Nam yêu nước Việt Nam không có vũ khí nào tốt hơn là tổ chức.
Tháng 6 năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp đi Liên Xô dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Công hội Đỏ, Quốc tế Nông dân, ngoài ra còn có mục đích: “mở đường đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến thẳng Việt
Nam”[73, tr.69]. Chính Người đã nói rõ điều đó trong Thư gửi các bạn cùng hoạt
động ở Pháp trước khi lên đường: “Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tùy hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta.
Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu để giành độc lập tự do” [55, tr. 209].
Trong khoảng một năm công tác ở Liên Xô (1923 – 1924), Hồ Chí Minh đã có bước phát triển vượt bậc về tư tưởng và chiến lược có liên quan đến vấn đề tập
hợp và tổ chức lực lượng cách mạng. Trong một bài viết của mình vào cuối năm 1924, Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên phát biểu công khai về cách tiếp cận của Người đối với chủ nghĩa Mác. Người viết: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Và do đó, Người đặt vấn đề : “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” [54, tr. 509 - 510]. Theo cách tiếp cận khoa học và cách mạng đó, Hồ Chí Minh khẳng định ở Việt Nam: chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Vì vậy, “phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”[54, tr. 513].
Đây chính là những tư tưởng cơ bản nhất, là kim chỉ nam cho tư tưởng và chiến lược và sách lược của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng tổ chức trong cuộc vận động cách mạng ở Việt Nam. Dựa trên nền tảng tư tưởng đó, Hồ Chí Minh sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (Thanh niên) vào tháng 6-1925, Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2-1930, và Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) vào tháng 5 - 1941.
Trước hết nói về Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Hội do Hồ Chí Minh sáng lập ra tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 6 năm 1925 trên cơ sở tổ chức lại Tâm Tâm xã, một tổ chức của thanh niên Việt Nam yêu nước và cấp tiến. Đây chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 7 cùng năm đó, Người cùng với một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia... lập ra
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức và đưa Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
vào trong hiệp hội quốc tế này.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng mácxít. Để có thể tập hợp, giáo dục, tổ chức và huấn luyện được quần chúng, đưa họ ra đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong toàn bộ những hoạt động bước đầu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thì việc huấn luyện và đào tạo cán bộ được tiến hành sớm nhất, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ được trang bị học thuyết tiên tiến nhất của thời đại - học thuyết Mác - Lênin, có hệ thống, có tổ chức.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân về chủ nghĩa Mác- Lênin, về nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc này, đây là biện pháp duy nhất” [55, tr. 9-10]. Phương thức đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tiến hành theo hai phương thức: một là, tự đào tạo, tức là Việt Nam Cách mạng Thanh niên tự tổ chức một trường đào tạo với đầy đủ tất cả các yếu tố của một trường học như trường sở, đội ngũ giáo viên, học viên, chương trình học tập, phương pháp học tập, hoạt động của các học viên tốt nghiệp; hai là, gửi học viên đi học. Học viên tốt nghiệp các khóa học đều được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ năm 1925 đến tháng 4-1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở được 10 lớp với khoảng 250-300 [63, tr. 263] người. Tuyệt đại đa số học viên sau khi học xong được đưa nước và về Xiêm hoạt động. Họ trở thành người “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, và tổ chức nhân dân”[79, tr. 61], tiêu biểu là đồng chí: Trần Phú, Nguyễn Văn Lợi, Phan Trọng Bình, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Ba [63, tr. 97]
Với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra cho Hội một kế hoạch hoạt động cụ thể trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ:
“Ở ngoài nước:
a, Đào tạo những người xuất dương trẻ tuổi
b, Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền và đảm bảo chắc chắn việc xuất bản định kỳ một tờ báo của Hội.
c, Tổ chức và duy trì hệ thống liên lạc, một mặt với Đông Dương, mặt khác với các tổ chức cộng sản và các tổ chức cách mạng nước ngoài có thiện cảm.
d, Giữ cho tất cả hội viên trung thành với chủ nghĩa và đảm bảo kỷ luật của Tổng bộ đề ra.
e, Tung về nước những thanh niên được huấn luyện ở Quảng Châu
Ở trong nước:
a, Tổ chức nhiều chi bộ: phải hiểu rằng mỗi hội viên được kết nạp vào Hội phải tuân theo đúng nguyên tắc là phải trở thành một phần tử mới của chi bộ mới.
b, Lập những tổ chức đã được nêu ra trong Điều lệ và xây dựng một đảng thống nhất có kỷ luật nghiêm minh”[79, tr. 185-186].
Có thể thấy, thực chất của toàn bộ kế hoạch đó là vừa sử dụng những phương tiện có thể truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin trong quần chúng, vừa tiến hành xây dựng tổ chức cách mạng trên khắp đất nước.
Chương trình học tập của lớp huấn luyện khá rộng, bao gồm cả học lý thuyết lẫn học thực hành, học viên được trang bị về lý luận cách mạng vô sản và phương pháp (kỹ thuật) cách mạng. Trong các khóa học, học viên được nghiên cứu về tình hình quốc tế, lịch sử tiến hóa nhân loại có nhấn mạnh thời kỳ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam; nghiên cứu có phương pháp chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin có liên hệ với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Học viên cũng được nghe giảng về lịch sự và tổ chức Quốc tế I, Quốc tế II, Quốc tế III và các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản như Thanh niên Cộng sản Quốc tế, Quốc tế Nông dân, Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế cứu tế đỏ. Phần cuối cùng của chương trình huấn luyện gắn chặt với thực tiễn hoạt động cách mạng. Đó là những vấn đề vận động và tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, v.v… Học viên không những được trang bị về kỹ năng thực hành các công việc cách mạng như làm báo, diễn thuyết, v.v… để khi về nước có thể tiến hành độc lập công tác trong nhân dân lao động. Chẳng hạn, khi tiến hành tuyên truyền, diễn thuyết, học viên phải tuân theo sáu yêu cầu sau:
1. Phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp với đối tượng
2. Phải chọn cách thức thu hút người nghe, biết dẫn dắt người nghe. 3. Nội dung diễn thuyết dễ hiểu.
4. Bài diễn thuyết phù hợp với hoàn cảnh. 5. Phải có những chứng cớ, ví dụ rõ ràng.
6. Trong mọi hoàn cảnh, diễn giả phải trung thực, không xuyên tạc
Nội dung huấn luyện tương đối thống nhất từ Tổng bộ xuống đến các cơ sở. Tài liệu chính là cuốn Đường cách mệnh, chương trình, điều lệ của hội, những bài viết trên báo Thanh niên, Công nông, Lính Cách mệnh. Ngoài ra còn một số tài liệu về chủ nghĩa cộng sản, về lịch sử tiến hóa xã hội do các kỳ bộ biên soạn trên cơ sở các sách báo của hội, sách báo mác xít của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp để huấn luyện cán bộ trong nước.
Chính thông qua những tác phẩm và tài liệu giảng dạy của Hội mà cán bộ của Hội đã hiểu được vai trò của tổ chức “Cách mạng thì phải có tổ chức rất bền vững thì mới thành công”, hiểu được vai trò của quần chúng “cách mệnh là việc chung của cả dân chúng”, việc giải phóng dân tộc, chủ yếu là do nhân dân ta tự làm lấy, và họ nhận thấy rằng: “Muốn làm lực lượng dân chúng được thống nhất thì trước phải có bọn giác ngộ trong dân chúng tổ chức lại, thế nên trước phải tổ chức ra bổn hội là thế…làm thế nào thân dân chúng, tổ chức cho dân chúng đi lên đường cách mệnh” [2, tr. 343], để từ đó làm mọi người dân Việt Nam hiểu rõ:
- Vì sao muốn sống thì phải làm cách mạng.
- Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải của một hai người
- Ai là bạn, ai là thù
- Cách mệnh phải làm thế nào
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức cách mạng đầu tiên ở nước ta theo xu hướng chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhờ có sự giáo dục của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối và phương pháp cách mạng, về đạo đức cách mạng; được rèn luyện trong phong trào đấu tranh quần chúng cho nên hầu hết cán bộ của Hội sau này trở thành những người cộng sản chủ chốt của Đảng ta.
Dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta đã kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một làn sóng dân tộc và dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước. Hội đã đi vào quần chúng, vận động và tổ chức quần chúng mà lực lượng chủ đạo công nhân, nông dân theo quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. “Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các tầng lớp công nông và trí thức cách mạng bắt đầu hình thành trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lúc bấy giờ đã có hệ thống thống nhất toàn quốc…”[4, tr. 59]
Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, các tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động. Trên cơ sở đó, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh chóng
về chất. Các cuộc đình công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Trong hai năm 1926-1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, công nhân cao su Phú Riềng,… Các cuộc đấu tranh này đều nhằm hai mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% đến 40% và đòi thực hiện ngày làm 8h như công nhân bên Pháp.
Điều đó chứng tỏ, công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nề vào các yêu sách lợi ích cục bộ, địa phương mà đã biết chú ý tới lợi ích chung của giai cấp bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp với nguyện vọng chung của đông đảo công nhân. Một điều kiện thuận lợi quan trọng lúc bấy giờ là một số cán bộ được Nguyễn Ái Quốc đào tạo tại Quảng Châu được đưa về nước, trực tiếp tham gia lãnh đạo đấu tranh. Họ tham gia vào phong trào “vô sản hóa”, cụ thể là đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp, thành thị, nông thôn,… Một mặt, để tự rèn luyện, mặt khác để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam.
Phong trào “vô sản hóa” phát triển mạnh nhất vào những năm 1928-1957, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong hai năm 1928-1957, số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với hai năm 1926-1927 [71, tr. 335]. Lớn nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, diêm cưa Bến Thủy, xe lửa Trường Thi (Vinh), mỏ than Mạo Khê, Hòn Gai (Quảng Ninh),… Các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
Tình hình đó chứng tỏ, trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia
(Hà Nội) tháng 5/1957 đã có sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên, mà người đóng vai trò chỉ đạo trực tiếp là đồng chí Ngô Gia Tự. Khẩu hiệu đấu tranh được nêu ra là:
- Tăng tiền lương; - Bỏ đánh đập;
- Không được đuổi công nhân tham gia bãi công; - Mở cửa cầu tiêu suốt giờ làm việc…
Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một Ủy ban bãi công đã được thành lập, phát truyền đơn kêu gọi công nhân và nhân dân lao động Hà Nội hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Cuộc bãi công đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
Tháng 7/1957, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, đã đề ra chương trình, điều lệ và quyết định xuất bản tờ báo Lao động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện đó vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1926-1957, phong trào công nhân đã có những bước tiến bộ mới, thay đổi về chất từ có chủ nghĩa, đấu tranh mục tiêu rõ ràng, có tổ chức thống nhất. Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Nếu như trước đó công nhân mới chỉ quan tâm đến mục tiêu kinh tế đòi giới chủ phải thỏa mãn một số yêu cầu do công nhân đưa ra trong lĩnh vực cải thiện đời sống thì nay phong trào đã tiến lên kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh kinh tế với mục tiêu đấu tranh chính trị.
- Nếu như giai đoạn trước các cuộc đấu tranh thường nổ ra lẻ tẻ, quy mô nhỏ hẹp thì nay các cuộc đấu tranh của công nhân đã diễn ra một cách liên tục và có quy mô lớn, phong trào đã vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy xí nghiệp để hình thành thế liên kết ngành, liên kết địa phương. Theo đó, sức mạnh của phong trào công nhân đã tăng lên gấp bội.
- Nếu như ở thời kỳ trước chỉ có một số lượng ít cuộc đấu tranh của công
nhân là có tính tổ chức thì ở giai đoạn này tất cả các cuộc đấu tranh của công nhân đều được đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Việt