Cách mạng Việt Nam đang tiến hành thuộc loại cách mạng gì?

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Cách mạng Việt Nam đang tiến hành thuộc loại cách mạng gì?

Từ định nghĩa “cách mạng” Nguyễn Ái Quốc còn phân loại các cuộc cách mạng trên thế giới. Theo Người có ba loại cách mạng: “Tư bản cách mệnh như Pháp cách mệnh năm 1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776… Dân tộc cách mệnh như Italia đuổi cường quyền Áo năm 1859, Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911. Giai cấp cách mệnh như công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy chính quyền năm 1917”[55, tr.285]. Xuất phát từ đặc điểm xã hội, theo Người, cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc, hay là cuộc cách mạng chính trị và mục đích cuối cùng là đoàn kết tất thảy mọi người bị áp bức bóc lột vùng dậy lật đổ chính quyền thực dân Pháp và bọn quan lại Nam Triều, giành lại tự do cho nhân dân, độc lập cho dân

tộc. Người viết: “Bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam. Đến khi dân nô lệ ấy không chịu nổi, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết tự do còn hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách mệnh”[55, tr.286]. Và Báo Thanh Niên số 6 ngày 26-7-1925 cũng đã xác định rõ theo tinh thần đó: Nước An Nam ta “phải bắt đầu từ cuộc cách mạng chính trị” vì “An Nam chưa sẵn sàng làm cuộc cách mạng giai cấp”. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã hình thành những giai cấp mới, nhưng trong cảnh mất nước nhân dân Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc thì đồng thời cũng là bắt đầu làm cách mạng để giải phóng nhân dân, giải phóng công nông. Độc lập là để được tự do hạnh phúc công lý công bằng; độc lập không phải là để phong kiến, đại tư bản bản xứ thay thế đế quốc thực dân mà thống trị đồng bào. Nhân dân làm cách mạng thành công thì chính quyền tất nhiên phải về tay nhân dân; một chính quyền nhân dân tất nhiên không được dắt dân tộc đi vào chủ nghĩa tư bản là một chủ nghĩa đã sinh ra chế độ thuộc địa, mà phải dắt dân tộc đi vào con đường xã hội chủ nghĩa cho mọi người được tự do hạnh phúc, cho quyền độc lập dân tộc được vững bền muôn thuở.

Như vậy, muốn giành độc lập tự do, muốn giải phóng dân tộc, trước hết nhân dân ta phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, tiếp đó để được bình đẳng tự do thực sự thì phải tiếp tục tiến hành làm cuộc cách mạng như nước Nga. Bởi “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam”[56, tr. 304]. “Chính nhờ cuộc cách mạng này mà cơ sở của quyền tự do chân chính và quyền bình đẳng thực sự được đặt ra cho loài người. Cũng chính nhờ cuộc cách mạng này mà cuộc giải phóng phụ nữ sẽ có giá trị và có ý nghĩa đầy đủ và trọn vẹn” [55, tr. 7]. Đó chính là tư tưởng cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình chung của cách mạng nước ta. Và phải thừa nhận rằng vào nửa cuối những năm 20, những hiểu biết xung quanh khái niệm “cách mạng” mà Hồ Chí Minh đưa ra là bước tiến vượt bậc trong lịch sử phát triển tư tưởng chính trị nước nhà. Nó giúp nhân dân ta hiểu một cách chính xác khái niệm “cách mạng” và biết phân biệt đâu là cách mạng triệt để nhất để từ đó định hướng chính xác hành động của mình. Cũng

chính xu hướng cách mạng đó đã khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân trong thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)