0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức cách mạng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ 1925 ĐẾN 1945 (Trang 58 -58 )

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức cách mạng

Nhấn mạnh vai trò của công tác vận động quần chúng trong phong trào cách mạng, Lênin đã khẳng định: “1) Không có một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục của những người lãnh đạo; 2)Càng đông đảo được quần chúng được thu hút vào cuộc đấu tranh, tạo thành cơ sở cho phong trào và tham gia phong trào,thì càng cần thiết phải có một tổ chức như thế và tổ chức ấy lại càng vững chắc (nếu không thì bọn mị dân càng dễ lôi cuốn được những tầng lớp lạc hậu trong quần chúng; 3) một tổ chức như thế thì chủ yếu phải gồm những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp”[49, tr. 158-159].

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Liên Xô dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và các Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản, Quốc tế

Công hội đỏ, Quốc tế Nông dân... Trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp

trước khi lên đường, Người đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu để giành độc lập tự do”[55, tr. 209].

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Để tăng cường hiệu quả trong việc đoàn kết và tập hợp lực lượng theo Hồ Chí Minh cần phải vận động nhân dân, tổ chức nhân tham gia vào các tổ chức cách mạng thích hợp. Để tránh khỏi cái nạn “chết người, hại của”[57, tr. 245], Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh một trong hai việc mà dân ta phải làm đó là: “Dân ta phải mau tổ chức lại. Nông dân phải vào “Nông dân cứu quốc hội”. Thanh niên phải vào “Thanh niên cứu quốc hội”. Phụ nữ phải vào “Phụ nữ cứu quốc hội”. Trẻ con phải vào “Nhi đồng cứu quốc hội”. Công nhân phải vào “Công nhân Cứu quốc hội”. Binh lính vào “Binh lính Cứu quốc hội”. Các bậc phú hào, văn sĩ vào “Việt Nam Cứu quốc hội” [57, tr. 246].

Mỗi tổ chức lại có vị trí, vai trò khác nhau trong công tác tập hợp, đoàn kết tất cả mọi lực lượng của mỗi người dân, không để sót một ai vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cách thức và phương pháp tổ chức của từng hội:

+ Đối với Đảng: Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, nhưng Đảng chỉ thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi tập hợp đông đảo quần chúng tham gia, sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với quần chúng; không có quần chúng tham gia, Đảng không có lực lượng. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải: “thu phục được đại bộ phận giai cấp công nhân;… phải làm cho giai cấp minh lãnh đạo được quần chúng;… phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng trúc bọn đại địa chủ và phong kiến;… phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia…”[57, tr. 3]. Nhưng để thu phục được quần chúng, để đoàn kết được quần chúng thì Đảng “phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”, còn trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước Nam độc lập “phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp”. Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản. Vì thế “ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thì được vào Đảng”. Người còn chỉ rõ lệ vào Đảng: đối với “thợ vào Đảng thờ phải có một đảng viên giới thiệu và phải dự bị 3 tháng, thủ công, nghiệp nghèo, dân cày và lính phải có hai đảng viên giới thiệu và dự bị 6 tháng, học sinh, các giai cấp khác và người đảng khác phải có hai đảng viên giới thiệu và dự bị 9 tháng”, “trách nhiệm của đảng viên là: “tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và cổ động quần chúng theo Đảng. Tham gia mọi sự tranh đấu về kinh tế và chính trị của công nông”[57, tr. 6].

+ Đối với Mặt trận: theo Hồ Chí Minh, Mặt trận có vai trò rất quan trọng trong vận động, tập hợp, đoàn kết quần chúng làm cách mạng. Người phân tích: Lúc này, Đảng không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị viện…) như thế sẽ rơi vào cạm bẫy của phát xít Nhật. Chỉ nên đòi các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tư do hội họp, tư do báo chí, và tự do ngôn luận, đòi ân xá toàn

thể chính trị phạm, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp. Muốn đạt mục đích trên phải ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi”[57, tr. 167].

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mặt trận là tổ chức thống nhất của “Toàn quốc đồng bào, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, quý tiện...”[57, tr. 251] nhưng Mặt trận ấy không chỉ có những người Đông Dương mà bao gồm cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc. Để phát triển và củng cố lực lượng, mở rộng ảnh hưởng và hành động có hiệu quả, để dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta được độc lập, tự do, Người yêu cầu mỗi cán bộ, mỗi hội viên của Mặt trận đều phải “tuyên truyền, tổ chức; phải làm cho các Hội Cứu quốc ngày càng mạnh, làm cho các đội tự vệ, các đội du kích ngày càng nhiều; và Người khuyên mỗi hội viên nên giữ bí mật cho Hội, trung thành với Hội, ra sức làm việc cho cho Hội, đọc sách báo của Hội, ủng hộ báo của Hội, đóng hội phí đúng kỳ, trong Hội thì phải giúp đỡ lẫn nhau, gắng sức học hành…; có như vậy, Hội mới có muôn vàn hội viên, đoàn kết mới chặt chẽ, giải phóng sẽ thành công”. Vì vậy, Người kêu gọi: “Hỡi quốc dân, mau đoàn kết lại”

+ Đối với Công hội. Theo Hồ Chí Minh, “việc tổ chức công đoàn ở các thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt…việc cần thiết hiện nay là phải phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở thuộc địa” [55, tr.136-137] Người chỉ rõ: “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [55, tr. 330].

Thông qua hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh hiểu rõ vị trí, vai trò, tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân, đó là lực lượng lãnh đạo, một trong những lực lượng nòng cốt trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, do vậy cần phải làm cho họ hiểu điều đó cần phải có một tổ chức của giai cấp công nhân đảm nhiệm vấn đề đó, đó chính là tổ chức công hội (nay là tổ chức công đoàn). Để tổ chức công hội có hai cách, cách nghề nghiệp và cách sản nghiệp. Nghề nghiệp tức là ai làm nghề gì thì vào hội nghề ấy. Như thợ may vào hội may, thợ rèn vào hội rèn. Sản nghiệp tức là bất kỳ nghề gì, hễ làm một chỗ thì vào một hội. Như

việc xe lửa, người đốt than, người sơn xe, người phát vé… tất cả nhập vào một công hội xe lửa. Người còn so sánh, tổ chức theo công hội sản nghiệp thì mạnh hơn, vì thống nhất hơn.

Công hội ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tập hợp những người công nhân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân. Vì vậy, muốn cho công hội vững bền, đã vào công hội “tức là anh em cả, phải xem nhau như người một nhà; đàn ông, đàn bà đều phải bình đẳng…” [55, tr. 333]. Hơn nữa, để công hội được tổ chức kiên cố, Hồ Chí Minh nhấn mạnh công hội phải được tổ chức nghiêm ngặt, chỉ huy phải mau mắn, làm việc phải kín đáo, những người công nhân hiểu rõ cách mạng vô sản và cách mạng cộng sản chủ nghĩa mới… Có như vậy công hội mới là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa.

+ Đối với Nông hội: Xuất phát từ vị trí, vai trò của nông dân, thực tiễn cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức của giai cấp nông dân đảm trách nhiệm vận động, tuyên truyền để nông dân hiểu rõ vị trí của mình, theo Hồ Chí Minh, tổ chức dân cày bởi “nước ta có nền kinh tế chưa phát đạt, trong 100 người thì có đến 90 người là dân cày. Mà dân cày ta cực khổ, nghề không có mà làm, đất không đủ mà cày, đến nỗi cơm không đủ ản, áo không có mặc”[55, tr. 337], nên “nếu dân cày muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”[55, tr. 339]. Cách tổ chức nông hội như thế nào? Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“1. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, từ những người tiểu điền chủ cho đến những người dân cày thuê cày rẽ, từ 18 tuổi trở lên thì được vào

2. Ai vào phải tình nguyện giữ nguyên tắc hội, và phải có hội viên cũ giới thiệu

3. Làng nào đã có 3 người tình nguyện vào hội thì tổ chức được một hội làng, 3 làng có hội thì tổ chức hội tổng, 3 tổng có hội thì tổ chức hội huyện, 3 huyện có hội thì tổ chức hội tỉnh, 3 tỉnh có hội thì tổ chức hội nước…”[55, tr. 339]

Nhận thức sâu sắc nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, do đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “sự tự do bình đẳng phải cách mệnh mà lấy lại, hội nông là cái nền cách mệnh của dân ta”

+ Đối với Thanh niên cứu quốc hội, Nhi đồng cứu vong hội.: Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò, khả năng to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, của xã hội. Năm 1925 Người đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [55, tr. 144]. Thanh niên là lực lượng trẻ, khỏe, có nhiệt huyết cách mạng, luôn đi đầu trong các phong trào, do vậy để huy động được sức mạnh, trí tuệ của họ thì tổ chức Đoàn thanh niên phải ra sức vận động, hướng họ vào những hoạt động thiết thực. Người nói: “Những người dưới 21 tuổi phải vào Thanh niên Cộng sản Đoàn” [57, tr. 5]. Bây giờ việc cần trước mắt làm thống nhất các tổ chức thanh niên. Mỗi giới thanh niên có một nguyện vọng, quyền lợi, đường lối phát triển riêng. Bây giờ không phân biệt, giới nào cũng phải đứng chung trong một tổ chức duy nhất. Người chỉ ra một cách cụ thể những việc thanh niên cần làm: “đi sâu vào quần chúng để san sẻ những thường thức về chính trị và quyền lợi của công nhân; ủng hộ Chính phủ không chỉ bằng những lời nói hoan hô suông thôi mà cần phải một mặt giải thích cho dân chúng về những nỗ lực của chính phủ, một mặt phê bình giám đốc, tham gia ý kiến vào những công việc của chính phủ; chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự nguyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà”[58, tr. 32]. Vì thế, Người nhắc nhở “thanh niên ta phải ra tay học hành. Một là học việc nhà binh. Hai là học biết tình hình nước ta. Thanh niên là chủ nước nhà. Phải cho oanh liệt mới là thanh niên”[57, tr. 235]

Đối với thiếu nhi, nhi đồng ở Hồ Chí Minh đã dành một sự nâng niu “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Nhưng vì ai ta chẳng ấm no; vì ai ta đã phải lo cơ hàn; vì ai cha mẹ nghèo nàn,….trẻ con vất vả, người già đắng cay… Tất cả những cực khổ, bất công đều “vì Nhật vì Tây” nên đối với trẻ em Người khuyên “con trẻ nước ta phải đoàn kết lại để mà đấu tranh” [57, tr. 240] và Người nhấn mạnh: “Nhi đồng cứu quốc hội ta; ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh, ấy là bộ phận Việt Minh; Dân mình khắc cứu dân mình mới xong”[57, tr. 208 - 281] và sau này khi đất nước giành được độc lập Người mong “các em ra sức học tập, tất cả các em phải biết chữ quốc ngữ, phải siêng tập thể thao và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội. Nếu những em nào chưa vào thì nên vào hội cho vui”[57, tr. 15]

tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.

+ Đối với phụ nữ hội: Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong xây dựng đất nước. Trong xã hội, phụ nữ chiếm trên 50% dân số, đây là lực lượng to lớn góp phần vào sức mạnh toàn dân. Người nói: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tấn bộ ra sao” [55, tr. 313]. Và Người cũng khẳng định: “Trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia… Vậy nên muốn thế giới cách mạng thành công thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước… An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” [55, tr. 313-315]. Để làm cách mạng được Hồ Chí Minh đã yêu cầu trước hết: “chị em cả trẻ đến già. Cùng nhau đoàn kết đặng mà đấu tranh”[55, tr. 239].

+ Đối với trí thức: Hồ Chí Minh cho rằng đội ngũ trí thức có vị trí, vai trò rất to lớn trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Trí thức là một bộ phận không thể thiếu trong khối “liên minh công - nông - trí thức”. Ngay trong Chính cương vắn tắt, Đảng đã khẳng định: “Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” [57, tr. 3].

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp. Cách mạng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trí thức là người học rộng, biết nhiều, hiểu sâu lý lẽ, tiếng nói của họ có tính thuyết phục cao. Do vậy, phải tổ chức, sử dụng hiệu quả đội ngũ tri thức, đó là một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nhận thức rõ vấn đề đó, Hồ Chí Minh thường xuyên khuyến khích, động viên, kêu gọi trí thức phát huy tài năng, trí tuệ để phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân. Người nói: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế… Địa vị của những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc” [59, tr. 156].

Để cách mạng có lực lượng, phải vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm công tác vận động nhân dân

tham gia cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ 1925 ĐẾN 1945 (Trang 58 -58 )

×