Khái niệm nhân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Khái niệm nhân dân

Dân là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong các chế độ xã hội, nhưng nội hàm của nó khác nhau, và ở một chừng mực nào đó phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Dân đặt trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có ý nghĩa tương đồng với các khái niệm: Nhân dân, dân chúng, quần chúng [66, tr.

147]. Trong di sản văn thơ của ông cha ta gần 1000 năm trước, cũng như trong văn học dân gian ở các thời kỳ lịch sử của dân tộc ta, và ở cả trong các sách kinh điển Nho giáo sớm được lưu truyền ở nước ta, khái niệm Dân đã được sử dụng khá thông dụng.

Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực trong quan niệm về Dân trong các chế độ xã hội trước, đặc biệt là quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân, về vai trò của quần chúng nhân dân, Người đã đưa ra một quan niệm về Dân rất đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại rất sâu sắc.

Theo Hồ Chí Minh “Dân” trước hết là giai cấp công nhân và nông dân bởi công nhân và nông dân là hai giai cấp bị áp bức nặng nhất, là giai cấp đông nhất nên sức mạnh là hơn hết, giai cấp công nhân là tay không chân rồi,.. Vậy nên: “Vì những cớ ấy nên công, nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ...chỉ là bầu bạn của công nông”[55, tr.288].

Người còn chỉ rõ: “Dân thường chia rẽ phái này bọn kia như dân ta người Nam thì nghi người Trung, người Trung khinh người Bắc, nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi. Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”[55, tr.289]. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến, phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.

Theo Hồ Chí Minh, “Dân” là tất cả mọi người, nhưng không bao hàm bọn phản quốc, bọn tay sai bán nước hại dân, những kẻ đi ngược lại lợi ích của dân, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đó là kẻ thù. Người nói: “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,... để lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” [56, tr. 3].

Sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của nhân dân không chỉ tập trung vào giai cấp công nhân, nông dân mà đó là sức mạnh của “hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng”,

là sức mạnh những người sống trong cùng một cộng đồng quốc gia dân tộc, có cùng chung một nguồn gốc, một cội nguồn mà Hồ Chí Minh gọi là “đồng bào”. Trong

“Kính cáo đồng bào” Nhân dân đã được Người gọi tên cụ thể, đó là: các bậc phụ huynh, các hiền nhân, chí sĩ, các bạn sĩ nông, công, thương, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương…[56, tr. 257]

“Dân” gồm đủ các dân tộc, tôn giáo: “Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán..., lương, giáo”, là tất cả mọi người, “không phân biệt già - trẻ, trai - gái, giàu - nghèo” [80, tr.6], sang - hèn, có lòng yêu nước, một lòng một dạ đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người. Ở đây, ta thấy Hồ Chí Minh quan niệm về dân như vậy, không có nghĩa là Người xem nhẹ vấn đề giai cấp, mà ngược lại, Người luôn đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Khi xác định lực lượng của cách mạng Người vẫn khẳng định: công, nông là gốc cách mệnh; là chủ cách mệnh, muốn cách mạng thành công thì phải có Đảng cách mệnh, Đảng phải tập hợp những thành phần ưu tú của công nhân, nông dân và trí thức.

Quan niệm về “Dân” của Hồ Chí Minh được thể hiện và sử dụng để chỉ mọi người thuộc các giai cấp, các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam, đó là “công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột” [80, tr. 20], những người được gọi chung là đồng bào, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, chỉ trừ những kẻ phản bội, làm tay sai cho đế quốc, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của dân tộc, đi ngược lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Từ quan điểm Dân như nên trên trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của dân, luôn hướng về dân, giành trọn cuộc đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, trong đó công nhân, nông dân, trí thức luôn được Người coi là lực lượng cách mạng to lớn nhất, là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Nắm vững quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã ý thức về vai trò của nhân dân. Dân là gốc của cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân, dân là lực lượng tham gia vào cách mạng và là nhân tỗ quyết định thắng lợi của cách mạng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 33)