Dân là nền tảng của khối đại đoàn kết, là nguồn sức mạnh vô tận, nhân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Dân là nền tảng của khối đại đoàn kết, là nguồn sức mạnh vô tận, nhân

nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước, thương dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đồng cảm với nỗi thống khổ, với ước mơ giải phóng của nhân dân bị áp bức bóc lột đến cùng cực để rồi sau đó chủ động ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Chính cuộc sống lao động đã giúp Hồ Chí Minh gần gũi, gắn bó với nhân dân, thấm thía được sự bế tắc của nhân dân, của dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước và trong suốt cuộc đời mình, “Người đã sống chung với cảnh ngộ của nhân dân, đập chung nhịp đập với trái tim nhân dân” [1, tr. 17] để trăn trở, lo lắng và cống hiến trọn vẹn cuộc đời, sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân, không phải việc riêng của một, hai người. Muốn làm cách mạng thì phải đoàn kết lực lượng dân tộc. Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là yêu cầu chung nhất, cao nhất, vì “có đoàn kết chúng ta mới chiến thắng được đế quốc, chiến thắng được bọn phản động và những tên phản bội…” [80, tr.182], “có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do” [80, tr.533-534]. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi “mọi con dân nước Việt”, “mỗi con Rồng, cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt “già trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”... Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Người nhấn mạnh: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nên ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm để đánh đuổi Tây - Nhật, để khôi phục lại độc lập tự do”[80, tr. 256].

Nhưng dân tộc, toàn dân là khối rất đông, bao gồm nhiều chục triệu con người. Muốn xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải làm cho đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái

nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Người còn phân tích sâu hơn, đâu là những lực lượng nòng cốt tạo nên cái nền tảng ấy: Lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của đại đoàn kết dân tộc. Về sau, Người nêu thêm: lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

Dân là gốc của cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Hồ Chí Minh tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân. Trong điều kiện bị đế quốc, thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không gượng nổi, song Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình. Người chỉ rõ: “... đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến...”, và “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”[80, tr. 40], “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”[80, tr.577].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải là vài ba cá nhân anh hùng nào; thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội và sáng tạo các giá trị văn hoá - tinh thần. Người nói: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận cái gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển; quần chúng còn là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá - tinh thần. Người chỉ rõ: “Có người thường cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi. Vì vậy, họ không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng. Đó là một sự sai lầm nguy hiểm lắm. Ai có sai lầm đó phải mau sửa đổi. Nếu không sẽ luôn luôn thất bại...

Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [58, tr.335].

Như vậy, nhân dân thật sự là người thông thái, vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy nên có rất nhiều cách nghĩ hay, cách giải quyết gọn gàng, hợp lý, công bằng, thông minh sáng suốt. “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã phải căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải: “Làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm. Như thế hơi phiền một chút, phiền cho những người biếng học hỏi và giải thích. Nhưng việc gì cũng nhất định thành công”[58, tr.334].

Khẳng định nhân dân là gốc cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân, song Hồ Chí Minh luôn ý thức sâu sắc vai trò, lực lượng, sức mạnh của nhân dân chỉ có thể phát huy nếu dân được giác ngộ, được tổ chức và lãnh đạo. Vì vậy, nhiệm vụ của người lãnh đạo, tổ chức lãnh đạo phải giảng giải lý luận cho quần chúng hiểu. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhiệm vụ đó gắn với Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải đi sâu vào quần chúng, vận động, giác ngộ quần chúng, tổ chức, lãnh đạo đưa quần chúng ra trường tranh đấu.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc tố cáo: “Tụi tư bản và

đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu, lấy phép thuật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến hai chữ cách mệnh thì rùng mình

Vậy nên cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ…

Vậy cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu…, phải bày sách lược cho dân” [55, tr. 288-289]. Ngay từ những ngày đầu của phong trào cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bằng những bằng chứng đơn giản và rõ ràng, làm cho quần chúng hiểu rõ thật sự lợi ích của mình. Dần dần đưa quần chúng đến chỗ nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi chế độ xã hội hiện hành…nhằm làm cho tất cả … hiểu rõ và thừa nhận các tư tưởng của cách mạng dân tộc và cách mạng quốc tế” [55, tr. 494]. Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 15-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, Chính phủ nên tìm mọi cách động viên tinh

thần dân chúng, phải làm cho lòng yêu nước, những giá trị truyền thống của dân tộc biến thành hành động trong sinh hoạt hàng ngày, để tạo nên sự gắn kết và sức mạnh vô địch của cả cộng đồng. Người viết: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được trưng bày ra”. Sau này, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người chỉ rõ: “ Vì cán bộ và đảng viên không hiểu rõ hai lẽ: vì ai mà làm, đối ai phụ trách, khi gặp mỗi công việc không biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu. Cho nên những việc trực tiếp lợi cho dân như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ,… cán bộ chỉ làm theo cách hạ lệnh, cách cưỡng bức. Kết quả là dân không hiểu, dân oán… Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu rồi thì việc khó khăn đến mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết phải tìm đủ mọi cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó vì lợi ích của họ mà làm” [58, tr. 285-286].

Khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân, Hồ Chí Minh lên án, phê phán sự lừa dối của bọn đế quốc, thực dân, họ nêu cao những khẩu hiệu tốt đẹp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”… để tận dụng sức mạnh của nhân dân nhưng khi đạt được mục đích của mình thì quay trở lại đàn áp, bóc lột nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu: chúng ta đã làm cách mạng thì phải làm cho đến nơi, cho triệt để, làm sao cho cách mạng rồi thì phải mang lại quyền lợi đến cho đại đa số quần chúng.

Từ quan niệm về Dân - tất cả mọi người, nhưng không bao hàm bọn phản quốc, bọn tay sai bán nước hại dân, những kẻ đi ngược lại với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đó là kẻ thù của dân, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của dân, luôn hướng về nhân dân, dành trọn cuộc đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Với Người, yêu dân, tin dân, trước hết phải nhận thức đúng vai trò của dân; “Dân” là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của đông đảo quần chúng nhân dân.

Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, với cách nhìn vừa biện chứng vừa lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận, và đánh giá đúng đắn vai trò cách

mạng và khả năng cách mạnh của các giai cấp trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Trước hết, vấn đề nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc Người đã chỉ rõ, chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa chủ yếu là nông dân: “Người An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp. Người nông dân An Nam nói riêng lại càng phải è cổ mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam họ bị áp bức, là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp

bóc, tước đoạt làm phá sản”[54, tr. 247]. Họ là những người phải làm những công

việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch. Họ làm ra cho cái lũ ăn bám, lũ người chây lười, lũ người đi khai hóa và những bọn khác hưởng. Mà chính họ lại phải sống cùng khổ trong khi những tên đao phủ của họ sống ê hề và hễ mất mùa là họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời, do nhà thờ”và họ “giống như một người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất” [70, tr. 80].

Vì vậy, trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Phải sống trong hoàn cảnh cùng cực như vậy nên người nông dân nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng đều có tinh thần và khả năng cách mạng to lớn. Họ không chỉ có ý thức giai cấp rõ rệt mà còn có ý thức dân tộc rất mạnh mẽ. Trong các bài Tình cảnh nông dân An Nam, Tình cảnh nông dân Trung Quốc, Nông dân Bắc Phi... và những bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người khái quát vị trí và lực lượng to lớn của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc. Người cho rằng: “Cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực”[55, tr. 413]. Cách mạng vô sản “không thể giành thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng nông dân bọ áp bức vào việc thực hiện những khẩu hiệu cách mạng” [55, tr.413]. Người cũng chỉ rõ bài học của cách mạng Trung Quốc: “chính sách kém cỏi về vận động nông dân của Đảng Cộng sản là một trong những nguyên nhân quyết định làm cho cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1927 thất bại” [55, tr. 416]. Còn đối với cách mạng Tháng Mười Nga, theo Người

“nhờ chính sách rõ rệt đối với nông dân của Đảng Bônsêvích hoàn toàn đúng đắn nên Đảng có khả năng to lớn thu húy quân đội Sa hoàng - gồm chủ yếu là nông dân” [55, tr. 417].

Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giai cấp nông dân, coi giai cấp nông dân là “bạn đồng minh tự nhiên”, “đồng minh rất chắc chắn” của giai cấp công nhân. Người coi vấn đề nông dân là một vấn đề có vị trí rất quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc của các nước phương Đông cũng như ở Việt Nam, coi nông dân là “nền tảng của vấn đề dân tộc”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không bao giờ tuyệt đối hóa khả năng cách mạng của nông dân. Với cách nhìn vừa biện chứng vừa lịch sử, Người đã nhìn nhận giai cấp này cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của nó. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã kiên quyết phê phán đối với những quan điểm sai lầm, cường điệu hóa vai trò của nông dân. Người còn chỉ ra những hạn chế của giai cấp nông dân là họ không có hệ tư tưởng, không thể tự mình trở thành lực lượng độc lập cũng như không có khả năng lãnh đạo cách mạng. Do vị trí kinh tế của mình chi phối, vì vậy, chỉ riêng với lực lượng của chính mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ. “Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân chỉ là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo” [54, tr. 289], Người yêu cầu “Quốc tế Cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng” [54, tr. 289]. Cho nên giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo phải thu phục, lôi kéo, lãnh đạo được nông dân thì lực lượng to lớn ấy sẽ “làm xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân, phong kiến cũng bị đánh tan”.

Theo Hồ Chí Minh: “bạn đồng minh cương quyết của giai cấp vô sản trong cách mạng là quần chúng nông dân. Cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu những làn sóng cách mạng lay động được quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản”[55, tr. 413]. Người cũng chỉ rõ: “Đảng cách mạng phải hiểu rằng phong trào nông dân, cho dù có quy mô to lớn tới đâu đi nữa, cũng không mong gì giành

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 36)