7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Chủ nghĩa nhân đạo phƣơng Tây
Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha là nhà Nho, mẹ là người dệt cửi, mọi người trong gia đình từ rất sớm và suốt đời là những người yêu nước, đầy tâm huyết với dân tộc, không bao giờ khuất phục trước chế độ thực dân và bọn vua quan.
Mẹ của Hồ Chí Minh là một người phụ nữ tần tảo giúp đỡ chồng và nuôi dạy con, săn sóc việc giáo dục, rèn luyện các con từ nhỏ, đầy đức hy sinh, quên mình vì người thân, giàu tình cảm nhân hậu với bà con làng xóm. Đó là một người phụ nữ Việt Nam bình thường và vĩ đại, với bao phẩm chất cao quý, mà sau này chúng ta được gặp trong cách mạng và kháng chiến, những người phụ nữ - đúng như lời Bác nói - đã sinh ra và nuôi dạy các thế hệ anh hùng cho đất nước. Cha của Hồ Chí Minh là một sỹ phu yêu nước, một nhà khoa bảng nhận rõ ”quan trường là nô lệ trong những người nô lệ”, khi được giao một chức quan nhỏ ở huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, thì bênh vực nhân dân, che chở người yêu nước, trừng trị bọn sâu mọt, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn đã bị triều đình nhà Nguyễn bãi chức và buộc tội. Theo nhận thức ấy, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã hướng dẫn hai con trai của mình sớm chuyển từ học chữ Hán văn sang học Pháp văn, chuẩn bị một điều kiện quan trọng cho Hồ Chí Minh đi theo một con đường mới. Chị và anh của Hồ Chí Minh đều là những người yêu nước, từ lúc còn rất trẻ đã có tên trong sổ đen của bọn mật thám Pháp như những phần tử loại đặc biệt nguy hiểm. Mặc dù luôn luôn bị chế độ thực dân theo dõi, giám sát và hành hạ, không lúc nào để yên, khi thì bắt bớ, giam cầm, đánh đập, khi thì bị bắt đi biệt xứ, cấm không được ở quê hương, nhưng cả chị và anh của Bác đều tỏ rõ tinh thần bất khuất, không ngừng tìm cơ hội để tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng.
Sinh ra trong một gia đình yêu nước, với đức tính ham học và hay suy nghĩ, từng trăn trở về những điều được nghe qua các câu chuyện của cha và các bậc sĩ phu yêu nước, nay bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây, một chân trời mới dần mở ra, và năm 13 tuổi, khi gặp khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của cách mạng dân chủ tư sản Pháp, Người đã thấy hiện lên trong Người một sự thôi thúc mãnh liệt phải đi đến tận nơi, để xem ”đằng sau khẩu hiệu ấy có cái gì?”. Chí
hướng cách mạng được mở ra và lần đầu tiên xuất hiện trong phong trào yêu nước Việt Nam. Tám năm sau, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc lên đường sang phương Tây vào thời gian mà các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX đã lần lượt thất bại.
Khác với những nhà yêu nước khác, họ tổ chức đi Tàu, đi Nhật, đi Pháp để hy vọng vào sự giúp đỡ của những người “đồng chủng”, “đồng văn”, những người
vốn giương cao ngọn cờ Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Hồ Chí Minh cũng hướng ra bên
ngoài để tiếp thu thành tựu mới nhất của nhân loại, nhưng niềm tin của Người lại không đặt ở bên ngoài mà đặt ở sức mạnh tiềm tàng của đông đảo nhân dân lao động.
Thế giới phương Tây không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài từ nền văn hóa Ai Cập và đặc biệt từ nền văn hóa Hy Lạp và La Mã, mà còn phát triển dưới ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. Nền văn hóa đó gắn liền với những điều kiện cụ thể của chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ đã sản sinh ra nó. Bước sang thời kỳ cận đại, kế tục tinh thần nhân văn của thời Cổ đại Hy Lạp - La Mã và thời kỳ Phục hưng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, từ trong đêm đen của xã hội phong kiến và thần quyền Thiên chúa giáo đã bừng lên ánh sáng của những tư tưởng mới, học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Từ thế kỷ XVIII - XIX, với việc xuất hiện nhà nước tư sản, hình thành các trào lưu tư tưởng về nhân quyền, về quyền công dân, các học thuyết về thể chế chính trị và về quyền tự do dân chủ, nổi bật là triết học Ánh sáng và các học thuyết về nhà nước và pháp luật của các đại biểu tiêu biểu như: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô..., các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng với các đại biểu: T. Morơ, T. Campanenla, P. Xanh Ximông, Phuriê, R. Ôoen,...
Sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng Ánh sáng là bước phát triển quan trọng của những trào lưu tư tưởng mới và có ý nghĩa trọng đại đối với sự chuyển biến cách mạng tiếp theo, đối với các cuộc cách mạng tư sản, và đặc biệt là đối với cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.
Những cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong suốt 3 thế kỉ đã giải phóng con người về mặt ý thức và thân phận khỏi sự kiềm chế của chế độ độc đoán, hình thành nên học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc. Trong Tuyên ngôn Độc
lập của Mỹ (1776) đã khẳng định: mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn cũng nói lên tư tưởng về chủ quyền của nhân dân: nhân dân có quyền thiết lập bộ máy nhà nước, có quyền lựa chọn chính phủ thích hợp... Trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) cũng đã nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, bình đẳng, bác ái” và khẳng định, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng, những quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng được xem là quyền tuyệt đối của con người; quyền tư hữu được xem là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng.
Nhìn chung, các trào lưu tư tưởng Ánh sáng tuy phát triển không đều, bộ phận này, bộ phận khác còn có những chỗ chưa giống nhau, còn có những hạn chế, những mâu thuẫn cố hữu xuất phát từ những quan hệ kinh tế cổ truyền, nhưng ở trào tư tưởng thời kỳ này, xu hướng tiến bộ và cách mạng vẫn là chủ đạo. Các nhà tư tưởng thời kỳ này thống nhất về sự thiêng liêng của những quyền tự nhiên là con người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng như nhau, không ai bị tước đoạt bởi bất kỳ lý do nào: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời họ cũng chỉ rõ sự bất công, bất bình đẳng nảy sinh từ sự không công bằng về sở hữu; rằng muốn giải thoát sự áp bức bóc lột phải thiết lập sự bình đẳng trong sở hữu. Đặc biệt thời kỳ này đã đề cao quyền lực của nhân dân, chỉ rõ nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự thân, mà trong tính hiện thực của nó nhà nước chỉ là người nhận sự ủy quyền của nhân dân…
Để hiểu được đằng sau cái gọi là Tự do, Bình đẳng, Bác ái, để tìm hiểu văn hóa phương Tây rồi sẽ về nước “giúp đồng bào”, Hồ Chí Minh đã hòa mình vào cuộc sống của những người lao động. Từ đó, Người đi rất nhiều nơi từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, ...; làm rất nhiều nghề từ phụ bếp, người quét tuyết, thợ đốt lò, thợ ảnh, viết báo...
Để có thể nghiên cứu và hiểu được lịch sử và văn hóa phương Tây, để đấu tranh bênh vực đồng bào mình và bênh vực các dân tộc thuộc địa, chống tư bản đế quốc thực dân, “biết người”, “biết họ làm gì” để rồi “trở về nước giúp đồng bào”, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ngoài lao động chân tay, Hồ Chí
Minh còn ra sức học tập ngoại ngữ, học tiếng Pháp, tiếng Anh… Bởi với tiếng Hán, Người sẽ nắm được văn hóa Đông Á, với tiếng Anh, Pháp, Người sẽ nắm được văn hóa Âu Mỹ và theo dõi được sự phát triển chính trị thế giới sau chiến tranh.
Và chính sự gia nhập hàng ngũ những người lao động, tiếp xúc với những người da đen và các dân tộc châu Phi thuộc địa đã làm nảy sinh ở Hồ Chí Minh ý thức giai cấp, và ý thức dân tộc ngày càng sâu sắc thêm. Và Người đã rút ra kết luận về tình cảnh nông dân ở các thuộc địa dù là người An Nam, người da đen Cônggô hay là Xênêgan, hay là người bản xứ ở Bắc Phi... đều có một cái chung đó là “tất cả họ bị dồn đến cảnh con vật thồ, họ không chỉ bị những kẻ chiến thắng bóc lột, mà còn bị những người bản xứ bóc lột nữa” [54, tr.279]. “Người da đen - Jim Crow [55, tr.422- 423] bị đối xử tồi tệ hơn là súc vật… trẻ con da đen bị cấm đến trường học cùng với trẻ con da trắng… công nhân da đen bị cấm làm các công việc thu nhập cao, những công việc dành riêng cho người da trắng… người da đen buộc phải thực thi các công việc bẩn thỉu, nặng nhọc…
Nhờ sống lâu dài trong đời sống lao động cho nên ở Pháp và ở Anh, Hồ Chí Minh đã chú ý đến đời sống vật chất của tầng lớp xã hội dưới, biết tâm lý, nguyện vọng của họ, và nhận thức rõ tâm lý, nguyện vọng của họ không giống mà còn trái với tâm lý, nguyện vọng của giai cấp có lắm của, nhiều quyền, từ đó mà Người phát hiện ra ở Pháp cũng có các giai cấp khác nhau: giai cấp tư sản sống nhờ bóc lột nhân dân lao động Pháp và bóc lột các thuộc địa, mang tâm lý khinh thường thuộc địa, dân da vàng, da đen còn giai cấp vô sản và nhân dân lao động Pháp không có tâm lý khinh thường thuộc địa, lại có cảm tình với các phong trào giải phóng ở thuộc địa. Người hiểu rằng “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái vô sản là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”[55, tr. 287, Người đã hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp và giết người”, “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những câu châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v [55, tr. 93]
Có thể nói, trào lưu tư tưởng chính trị thời kỳ cận đại là một sự bứt phá mang tính thời đại, nổi bật ở những giá trị nhân loại là tôn trọng và đề cao con người, cá
nhân; tôn trọng cái tự nhiên, quy luật tự nhiên của sự vận động và phát triển xã hội. Những tư tưởng ấy đã trở thành một trong những tiền đề lý luận cho việc hình thành chủ nghĩa Mác - Lênin - một học thuyết cách mạng và khoa học, trở thành lý luận khoa học dẫn đường cho giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại và giải phóng chính bản thân con người. Và chính thông qua những tư tưởng tiến bộ và cách mạng đó đã giúp Hồ Chí Minh hiểu rõ được bản chất của những chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” cũng như yêu cầu khách quan về một cuộc cách mạng triệt để hơn đối với dân tộc, để thực hiện đầy đủ hơn quyền tự do, bình đẳng của nhân dân, dẫn tới hòa bình, hạnh phúc. Cuộc cách mạng ấy phải được tiến hành bởi những tư tưởng tiến bộ và cách mạng.