Ai là những ngƣời cách mạng?

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Ai là những ngƣời cách mạng?

Một vấn đề nữa xung quanh quan niệm “cách mạng” là đối tượng và lực lượng của cách mạng.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cách mạng cho dân tộc cũng đồng thời thức tỉnh và đoàn kết toàn dân đứng lên tự giải phóng. Theo Người, cách mạng không phải là công việc của một cá nhân, của một nhóm người nào, mà là sự nghiêp của nhân dân đông đảo, của toàn dân. Tức là phải huy động được sự tham gia của quần chúng nhân dân không phân biệt giai cấp, đảng phái, thành phần dân tộc; không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng; không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo… hễ là người Việt Nam yêu nước, muốn giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì đều có thể đứng vào hàng ngũ lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc.

Vấn đề xác định và tập hợp lực lượng hết sức sáng tạo của Hồ Chí Minh xuất phát từ việc xác định rõ chủ nghĩa đế quốc, thực dân không chỉ là kẻ thù của riêng giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà là kẻ thù chung của cả dân tộc. Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phản động, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi phải có lực lượng toàn dân tham gia, phải vận động được tất cả lực lượng và cá nhân yêu nước, “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”[55, tr. 287]. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, trong sự tập hợp rộng rãi đó phải xác định rõ công nông “là chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”.

Để xác định rõ lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ nguyên lý cơ bản “có áp bức, có đấu tranh”. Người viết: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức nên nó cách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh”[55, tr. 247]. Người cũng chỉ rõ cho những người cách mạng Việt Nam hiểu “Pari công xã

vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc được với dân cày, đến nỗi thất bại… Cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta: Dân chúng công nông là gốc cách mệnh”[55, tr. 577]. Người nêu ra cơ sở để khẳng định vai trò chủ chốt của giai cấp công nhân và nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc:

“1. Là vì công nông bị áp bức nặng nề hơn,

2. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết,

3. Là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”[55, tr. 288].

Trên cơ sở đó, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Đảng chủ trương “phải thu phục, tập hợp được đông đảo quần chúng công nhân và nông dân khỏi ảnh hưởng của tư sản dân tộc, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, tiểu và trung địa chủ, còn bộ phận nào phản cách mạng như Đảng Lập hiến thì phải đánh đổ”[27, tr.27]. Cương lĩnh cũng nhấn mạnh: trong khi liên minh với giai cấp đó, phải giữ vững nguyên tắc cách mạng, không được đi vào con đường thỏa hiệp, hy sinh quyền lợi cơ bản của công nông cho một giai cấp nào khác.

Như vậy, lực lượng cách mạng bao gồm các giai cấp, các tầng lớp như công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và các cá nhân yên nước khác thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo.

Quan niệm “Nhân dân” là quan niệm nền tảng trong việc xác định lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, khi trở về trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, quan niệm về vị trí vai trò của nhân dân vẫn không thay đổi trong tư

tưởng của Người. Trong Bài Kính cáo đồng bào, Người tiếp tục khẳng định: “Việc

cứu nước là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm” [57, tr. 23]. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn thể đồng bào, của các bậc phụ huynh, của các bậc hiền huynh chí sĩ, của các bậc phú hào yêu nước, thương nòi, của các bạn công, nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức tiểu thương, … Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách cụ thể đối với sự đóng góp của đồng

bào với sự nghiệp cứu nước, “người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng”, nhưng “Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”.

Trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam (2-1951) cũng đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là: “công nhân, nông thôn, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc, ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó đã họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí óc. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”[27, tr. 109].

Như vậy, để giành mục tiêu độc lập dân tộc, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cần phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh, phải tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân vào trong một khối thống nhất, dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo .

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1925 đến 1945 (Trang 52)