Những biện pháp nâng cao chất lƣợng bản tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 92)

* Dẫn tại hiện trường

Những kênh truyền hình tin tức lớn như ABC, NBC, CBS, FOX, CNN, CNBC, MSNBC….đều dùng những phóng viên, phát thanh viên nổi danh của mình để mỗi khi có sự kiện nào đó diễn ra thì những người này lập tức tham gia tác nghiệp, cạnh tranh khả năng dẫn chương trình và đưa tin nhằm tạo nên những tin tức hấp dẫn, thu hút sự chú ý theo dõi của khán giả. Trong quá trình đưa tin, các đài truyền hình lớn này không quá đặc biệt chú trọng đến ngoại cảnh mà quan trọng là sự liên kết giữa người hiện dẫn chương trình tại trường quay và phóng viên hiện dẫn chương trình tại hiện trường. Có nhiều phóng viên hiện trường xuất sắc đã trở thành những người dẫn chương trình tài danh. Thực tế là

hầu hết những người dẫn chương trình tin tức nổi tiếng của các đài truyền hình lớn đều có những trải nghiệm làm phóng viên hiện trường, và đây cũng là một trong những ưu thế của họ để thu hút sự theo dõi của khán giả truyền hình.

Do đó, việc phóng viên hiện dẫn tại hiện trường sẽ mang lại cho bản tin những nét mới, thu hút khán giả và làm bản tin thêm sinh động, hấp dẫn. Đề xuất có thêm nhiều phóng viên dẫn tại hiện trường này yêu cầu nhà đài phải có một đội ngũ làm tin nhạy bén và kĩ năng chuyên môn thực sự tốt. Để đáp ứng việc dẫn tại hiện trường hiệu quả, thì phóng viên dẫn nên làm đơn giản và nên dẫn ngắn gọn, súc tích, hiệu quả; tránh đưa các con số vì khán giả có thể không nhớ đến.

Trong tin tức, việc dẫn tại hiện trường thường xuất hiện ở cuối. Đó là cách thuận tiện khi cần tóm tắt những diễn biến cuối cùng, và đó cũng là chỗ các phóng viên cao cấp thường đưa ra một vài phân tích. Nhưng không nên tự động đưa hiện dẫn tại hiện trường vào cuối bản tin khi bản tin có những hình ảnh mạnh. Chia tay với người xem bằng một hình ảnh nói lên điều gì đó về câu chuyện sẽ lưu lại cảm xúc về hình ảnh đó trong khán giả lâu hơn.

* Kể chuyện bằng hình ảnh

Hãy để những hình ảnh kể nội dung của bản tin. Hãy nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt bằng những lời bình. Để làm điều này, phóng viên phải biết những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện với ít lời bình nhất, loại hình ảnh nào kể câu chuyện hiệu quả nhất và phải biết những hình ảnh nào là biết nói và những hình ảnh đó thường là những cảnh cận, khuôn mặt, chi tiết, những hình ảnh có cảnh hành động hoặc những hình ảnh khớp với những phản ứng thích hợp…

Phóng viên muốn làm tin bằng hình ảnh hay thì không nên lạm dụng câu chữ mà hãy gửi gắm những suy nghĩ đó trong từng góc quay và khung hình.

Việc thảo luận với người quay phim để họ hình dung sự việc bằng hình ảnh và từ đó sẽ nên quay và dẫn như thế nào. Đồng thời mường tượng các hình ảnh biết nói không cần lời bình, ghi nhận tâm trạng, cảm xúc… thì sẽ xây dựng được những cảnh quay hiệu quả.

* Cách sử dụng âm thanh

Âm thanh là rất cần thiết trong truyền hình đặc biệt là âm thanh tự nhiên. Âm thanh tự nhiên khiến khán giả phải quay lại nhìn khi họ đang đọc sách hay nói chuyện. Âm thành tự nhiên kéo khán giả trở lại khi họ đang lơ đãng, giúp bản tin có kết cấu và cảm xúc. Trong tin tức thời sự truyền hình, âm thanh là một phần rất quan trọng. Âm thanh trong tin thời sự là âm thanh hiện trường, nhạc nền, phát biểu... Tính chân thực trong âm thanh truyền hình là sức mạnh của thể loại này. Người làm tin cũng nên lưu ý việc chọn lọc và thu được âm thanh phù hợp để có thể đem lại hiệu quả cao cho bản tin mà không làm cho phần lời dẫn bị lấn át.

Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên, tiếng động nhân tạo… Tiếng động hiện trường sẽ làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của tác phẩm truyền hình nhằm tác động vào nhận thức, tình cảm của người xem truyền hình.Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng động phải đúng cường độ, đúng lúc. Sử dụng tiếng động hiện trường không tốt sẽ làm giảm hiệu quả của tiếng động truyền hình. Việc sử dụng tiếng động quá to, át lời bình sẽ gây cảm giác khó chịu cho khán giả. Mặt khác, tiếng động trong tin tức truyền hình không nên là tiếng động giả tạo.

Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng của tin truyền hình. Không chỉ xuất hiện ở các thể loại khác như phóng sự, phim truyện mà âm nhạc trong tin truyền hình còn có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện . Thường thì phần âm nhạc xuất hiện nhiều nhất ở phần hình hiệu, headline và các cảnh cắt giữa các nhóm tin tức. Để tăng tính hấp dẫn và thu hút được người xem ngay từ đầu thì

nhạc hiệu kèm hình hiệu nên là một đoạn nhạc có tiết tấu nhanh và dễ thuộc. Phần headline dùng để điểm các tin nóng xuất hiện rất nhiều tin nên sử dụng đoạn nhạc có nhiều nhịp giọng để phù hợp với việc chuyển cảnh, chuyển tin. Ngoài ra, ta thường sử dụng một đoạn nhạc rất ngắn hoặc một tiếng động hợp lý để chia các mục tin tức, khán giả có thể phân biệt được các phần của bản tin bên cạnh lời dẫn của phát thanh viên. Âm nhạc thường xen kẽ tiếng động hiện trường hoặc làm nền cho các phần tin phóng sự . Âm nhạc cũng phải có kịch tính gợi cảm chứ không chỉ minh hoạ. Không thể sử dụng âm nhạc một cách tuỳ tiện mà phải tùy thuộc vào nội dung, cách thể hiện hình ảnh.

* Viết lời dẫn, lời bình

Một lời dẫn hay là một lời dẫn mang tính gợi mở cao, tạo ấn tượng ngay từ đầu đối với công chúng.Nó không thể là những lời dẫn viết vội vàng vào những phút cuối trước giờ phát sóng, chắp vá từ những ý tứ sót lại và những mẩu thông tin không ăn nhập gì trong các phóng sự của ai đó, thậm tệ hơn có khi một số lời dẫn chỉ là sự xào xáo lại câu mở đầu hoặc kết luận của bài viết. Cũng theo ý kiến của tác giả Neil Everton, “ lời dẫn là để chuẩn bị cho khán giả và để quảng cáo tin tức, là ô kính bày hàng, là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải là kho đồng nát chứa đựng những chi tiết bỏ đi”. Lời dẫn trên các chương trình của HTV nên cải tiến theo hướng đặc sắc hơn chứ không thể đi theo một lối mòn, công thức như hiện nay. Những lời dẫn hay không viết quẩn. Là người cầm bút, công việc của phóng viên là cho người xem thưởng thức hương vị của câu chuyện, được lợi từ câu chuyện và nhận biết hướng phát triển của câu chuyện, gợi mở hướng phát triển của câu chuyện và biết nhanh chóng nhường chỗ cho câu chuyện bắt đầu.

Sự giản dị, ngắn gọn và rõ ràng là đặc biệt quan trọng với những lời dẫn 30 - 50 từ. Ngôn từ được sử dụng nên thân mật hơn đối với người xem “ thưa quí vị

hiện nhằm…” … như trên đã nói, “cái tôi trần thuật” hầu như không được thể hiện trong các phóng sự truyền hình, sự xuất hiện của “ chúng tôi trần thuật” trong các lời dẫn hiện nay sẽ tạo cho người xem cảm giác được tôn trọng, thích thú và tâm trạng thoải mái khi đến với phần tin chức, dù cho đó là những vấn đề đời thường hay những mâu thuẫn gay gắt đang diễn ra trong xã hội.

Lời bình trong tác phẩm truyền hình là sự bổ sung cho những gì người xem thấy trên màn hình chứ không phải những gì họ đã nhìn thấy. Lời bình được tiến hành đọc song song với hình ảnh và thường bắt đầu hình thành trong giai đoạn xây dựng kịch bản. Lời bình giúp truyền đạt được nội dung tư tưởng của tin. Vì vậy lời bình phải đạt được yêu cầu là giúp người xem tổng hợp,khái quát được ý nghĩa của sự việc, sự kiện phản ánh trong tin. Tuy nhiên, lạm dụng lời bình thì sẽ gây nhàm chán. Vì vậy, tiêu chí “ hình ảnh nói lên tất cả, lời bình chỉ là phụ” được đặt lên hàng đầu. Lời bình các phóng sự nên giản dị, ngắn gọn, gần gũi như văn nói, tránh khuôn sáo, để tạo sự thân mật với công chúng. Cần tránh tối đa những từ nhiều nghĩa, những lời lẽ quanh co hay những cấu trúc câu phức tạp.

* Đồ hoạ/bảng chữ

Đồ hoạ thường được dùng thể hiện bản đồ, trích dẫn hay tóm tắt các điểm chính của tin, phóng sự. Quan trọng là luôn phải thể hiện chúng đơn giản. Hầu hết các bảng "điểm chính" bắt đầu với một tiêu đề, và sau đó là danh mục với những gạch đầu dòng. Đồ họa giúp hán giả theo dõi tin tức được sinh động hơn, cụ thể hơn và khi thực hiện đồ họa cần chú ý các dòng chữ, con số thể hiện trên đồ họa cần cân bằng, phong cách thể hiện phải thống nhất, cung cấp nhiều thông tin và bài viết phải khớp với các chữ trên màn hình.

Dựng tin là công việc sáng tạo nhất trong sản xuất truyền hình. Có ba phương pháp dựng tin:

1. Say Dog, See Dog.(đọc trước, dựng sau) 2. See Dog, Say Dog. (dựng trước, đọc sau)

3. Brick by Brick. (Dựng lần lượt theo lô-gic của câu chuyện kể bằng hình ảnh.)

Dựng được định nghĩa đơn giản là quá trình chọn lọc, sắp xếp, định thời gian và trình bày. Các qui trình này nên đảm bảo các yêu cầu sau:

Trước khi dựng phim, nên cần chuẩn bị các danh mục cảnh đã ghi mã thời gian, tư liệu, đồ hoạ, âm nhạc, nắm được câu chuyện, số lần lên bảng chữ. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho việc dựng tin được sắp xếp một cách hợp lý hiệu quả. Đặc biệt đối với các tin được phát sóng trực tiếp thì việc chuẩn bị là vô cùng quan trọng.

Khi dựng tin, tránh dùng hình xấu, dùng cảnh đệm vô nghĩa hoặc các cảnh không giúp câu chuyện tiến triển. Việc sử dụng các cảnh mô tả quá trình khi phóng viên có thể kể câu chuyện là không cần thiết, có thể lược bỏ một trong hai tùy theo thời lượng và nhu cầu tin. Ngoài ra, người dựng tin không nên dựng

dựng nhẩy hình, cắt vào và ra chuyển động của máy, cắt trước lúc hành động kết thúc, dựng cảnh máy lấy lại khuôn hình đều không làm cho bản tin hấp dẫn mà trái lại, gây nhức mắt và phản cảm nên cần tránh.

*Một số lưu ý và khuyến nghị khi dựng tin phát sóng

Khi dựng âm thanh cần chú ý không dùng âm thanh kém chất lượng hoặc để các kênh tiếng im lặng. Cũng không nên để âm thanh tự nhiên to hơn lời bình mức âm thanh dao động hỗn loạn kích tiếng nền quá lớn, hoặc dựng âm thanh vào ra đột ngột sẽ làm cho người xem bất ngờ, hoảng loạn và không kịp chuẩn bị. Nghỉ khi cần thiết để người xem tự cảm nhận và đánh giá chứ không nên lấp đầy bản tin bằng lời bình.

Yêu cầu cơ bản mà người biên tập viên cần đưa lên hàng đầu trong việc dựng tin đó là tính thời sự. Để đáp ứng tính thời sự thì việc chú trọng các sự kiện là điều tối cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu của công chúng. Nhịp sống hổi hả bộn bề, thông tin ngồn ngộn từ rất nhiều nguồn, vấn đề của con người hiện đại là không có thời gian để nghe, xem và đọc tất cả trong khi nhu cầu thông tin ngày một cao. Trên thực tế, trung bình một ngày, người ta chỉ dành 15 phút buổi sáng để đọc báo và 30 phút buổi tối để xem Thời sự. Tình hình đó đòi hỏi việc ưu tiên những tin quan trọng lên hàng đầu để người xem có thể nắm bắt nhanh nhất những tin quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quan điểm của tác giả, chương trình Thời sự không cần đi theo mô tuýp có sẵn là các thông tin chính trị, ngoại giao rồi đến các tin về văn hóa, xã hộimà nên đưa thông tin theo thứ tự giảm dần về tính quan trọng. Sự kiện nào nóng hổi nhất, quan trọng nhất, được dư luận chú ý quan tâm nhất nên được đưa lên đầu tiên. Nếu như ngày hôm đó, trên Thế giới có một số tin biến động, ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam hoặc được khán giả đặc biết chú ý, chúng ta có thể phá vỡ trật tự mà đưa những tin quan trọng đó lên ngay đầu bản tin...

Thường kèm với vấn đề này là vấn đề duyệt tin theo đúng qui trình. Nếu chọn lựa việc dựng tin theo tính nóng hổi của sự kiện thì để chủ động trong việc đưa tin, làm tin và cập nhật thông tin, các quy trình duyệt tin nên có sự linh động và phối hợp giữa các cấp quản lý và ban biên tập bản tin hôm đó. Đôi khi có những tin quan trọng xảy ra bất ngờ, Tổng giám đốc có thể ủy quyền cho Ban phụ trách Thời sự chịu trách nhiệm để phát sóng tin đó ngay lập tức mà không cần phải ký duyệt của Ban tổng giám đốc. Đây là cách để tin tức đuợc đến với người xem nhanh nhất, sớm nhất và thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như sự chủ động cho cho lãnh đạo TTTT...

Một giải pháp khác nữa trong việc dựng tin đó là co ngắn dung lượng tin. Sự phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện truyền thông đòi hỏi người làm tin phải làm phong phú lượng thông tin của mình . Để phản ánh kịp thời và bỏ sót những sự kiện, những vấn đề quan trọng và cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác như báo và internet thì các nhà báo truyền hình bắt buộc phải rút ngắn thời lượng của tin để tăng thêm dung lượng thông tin trong một khoảng thời gian cố định.

Điều đặt biệt lưu ý khi làm bản tin 20 giờ ở HTV là việc lặp lại các tin đài truyền hình đã phát trước đó. Vì trở ngại phải tiếp sóng đài truyền hình Việt Nam nên khi phát lại các tin trước mà đài trung ương đã phát theo tác giả là phí phạm thời gian và thông tin. Việc dựng tin nên tập trung vào những tin địa phương, hoặc những quyết sách, sự kiện ảnh hưởng đến đối tượng khán giả trực tiếp của đài là khu vực thành phố HCM và các tỉnh miền Nam và loại bỏ những tin quan trọng đã phát trước đó. Xem bản tin VTV để có cái nhìn tổng quát trong cả nước, thì xem HTV để biết nơi mình đang sống có gì diễn ra xung quanh mình. Đó mới chính là tiêu chí cần thiết và cũng là mục tiêu mà chương trình Thời sự HTV hướng tới.

* Truyền hình nhiều cửa

Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay đòi hỏi cá nhân phải nắm bắt nhiều thông tin để theo kịp xu thế. Truyền hình nhiều cửa là một hình thức mới của truyền hình; trên một màn hình khán giả có thể xem được nhiều thông tin trong cùng một thời điểm, đươ ̣c thể hiê ̣n bằng video, tin, hình ảnh.

Ưu điểm của việc sử dụng các cửa là vừa tiết kiệm thời gian vừa truyền tải được nhiều thông tin hơn; tin ngắn gọn. Tuy nhiên nếu không sắp xếp hợp lý, quá nhiều thông tin trên màn hình sẽ gây rối và loạn thông tin.

Những thông tin được đưa lên hầu hết là những tin tiêu điểm , nóng nổi, nổi bật và cập nhật thông tin kịp thời. Ở Việt Nam, truyền hình nhiều cửa đang được áp dụng thử nghiệm tại chương trình Thời sự VTV nhưng chỉ xuất hiê ̣n trong mô ̣t thời gia n ngắn và thường chỉ xuất hiện trong các bản tin kinh tế tài

chính.Trong khi đó thể loa ̣i truyền hình nhiều cửa ở các đài trên thế giới , điển hình là đài BBC thường xuyên thể hiện bằng hình thức nhiều cửa thông tin đa dạng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 92)