Áp dụng công nghệ hiện đại vào ngành truyền hình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 103)

Các nước trên thế giới đều co i xu hướng số hóa truyền hình là mô ̣t hướng tất yếu và đều có những lô ̣ trình để tiến hành số hóa . Ví dụ tại châu Âu : Pháp dự kiến vào năm 2011 và Anh, Bồ Đào Nha, Slovakia, Bỉ, Hungari dự kiến vào năm 2012. Châu Mỹ : Mexico dự kiến vào năm 2012. Châu Á: Dự kiến cho viê ̣c số hóa truyền hình , Nhâ ̣t Bản và Hàn Quốc dự kiến vào năm 2011, Hồng Kong dự kiến vào năm 2012, Úc dự kiến 2013, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc dự kiến vào năm 2015.

Theo các số liê ̣u trên, đến năm 2015 cơ bản các nước trên thế giới đa ̣i diê ̣n cho cả 3 hê ̣ truyền hình analog (truyền hình truyền tín hiê ̣u analog ) là PAL , SECAM và NTSC đều hoàn thành quá trình số hóa . Tín hiệu số lúc đó trở th ành mô ̣t tiêu chuẩn giao tiếp giữa các đài truyền hình với nhau và sự hỗ trợ dành cho truyền hình tương tự về thiết bi ̣, nô ̣i dung và ha ̣ tầng gần như không còn . Các đài truyền hình analog sẽ trở nên cô đô ̣c trên con đường phá t triển của truyền hình hiê ̣n đa ̣i.

Số hóa toàn bô ̣ hê ̣ thống truyền hình nghĩa là chuyển tín hiê ̣u tương tự sang dạng số từ camera truyền hình , máy phát hình , kênh truyền đến máy tính đến máy thu hình. Viê ̣c số hóa hê ̣ thống truyền hình hiê ̣n nay (NTSC, PAL, SECAM) chủ yếu là ở khâu phân tích ảnh cho đến đầu vào của máy phát hình (thiếu bi studio) một phần công đoa ̣n trong máy phát hình (điều chế, xử lý tín hiê ̣u ) mô ̣t

trọng mà thôi vì truyền hình tương tự còn rất phổ biến , đồng thời phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t, trang thiết bi ̣ còn rất mới mẻ và đắc tiền.

Sau đây là sơ đồ khối của hê ̣ thống truyền số để làm rõ hơn về truyền hình số:

Tín hiệu hình tương tự vào

Tín hiệu video tương tự ra

Biểu đồ 3.2: Sơ đồ khối củ a hê ̣ thống truyền số

Căn cứ vào Quyết đi ̣nh 22/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và dự thảo đề án lộ trình số hóa của Bộ Thông tin -Truyền thông thì lô ̣ trình số hóa truyền hình tại Việt Nam có những nội dung chính sau:

Về lộ trình thời gian: Đến năm 2010 sẽ cấm giấy phép nhập khẩu máy phát hình analog. Đến năm 2015, đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Chấm dứt phát sóng analog tại một số tỉnh và thành phố khi đảm bảo khoảng 95% số hộ gia đình thu được tín hiệu số bằng các phương thức khác nhau. Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư.

Dự kiến trước ngày 31/12/2014 các đài truyền hình trung ương và địa phương chấm dứt việc phát sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự tại các thành phố lớ n và dự kiến trước ngày 31/12/2020 hoàn thành số hóa truyền hình trên toàn quốc.

Kênh truyền hình Biến đổi tín hiệu Biến đổi tín hiệu Mã hóa kênh Giải mã kênh Giải mã tín hiê ̣u hình Giải mã tín

Về tiêu chuẩn truyền hình số : Đến năm 2015, áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB- T, tiêu chuẩn mã hóa MPEG-4.

Về công nghê ̣ truyền dẫn: Xác định công nghệ truyền dẫn, phát sóng truyền

hình số sử dụng các phương tiện mặt đất, vệ tinh, cáp, di động, Internet là công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin để được ưu tiên đầu tư phát triển.

Về thiết bi ̣ đầu cuối : Từ ngày 01/01/2012 tất cả các máy thu hình sản xuất

và nhập khẩu vào Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 (có hỗ trợ thu MPEG- 2 đến 2015) và Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa thiết bị số truyền hình vào danh mục thiết bị công nghệ cao, do vậy các nhà nước sẽ ưu đãi khoản thuế và giá thành máy truyền hình kỹ thuật số sẽ hạ đến mức thấp hơn máy phát hình analog màn hình phẳng hiện nay.

Về viê ̣c thực hiê ̣n truyền dẫn : Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, các đơn vị doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng mạng truyền dẫn , phát sóng phát thanh , truyền hình số tiếp tu ̣c mở rô ̣ng diê ̣n phủ sóng phát thanh , truyền hình số ta ̣i vùng thành thi ̣ , đồng bằng và ta ̣i các khu vực đông dân , đồng thời tăng cường đầu tư mở rô ̣ng vùng phủ sóng số đến các khu vực nông thôn , miền núi; Các đơn vị doanh nghiệp được phép thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số.

Với tình hình trên , theo đó Đài Truyền hình TP .HCM đang đứng trước những thách thức to lớn và việc phải áp dụng những công nghệ tiên tiến là điều bắt buộc. Hiện nay, các công nghệ này tập trung ở những dạng sau:

Trước tiên là với kỹ thuật 3D: Các phương pháp xem truyền hình 3D bằng

kỹ thuật thấu kính hạt đậu hoặc rào chắn thị sai vẫn chưa đủ tốt cho người xem tại nhà và vẫn còn nhiều nghi ngại về khả năng phát triển tiếp tục của kỹ thuật. Về phát sóng quảng bá 3D, cần có một khoảng thời gian để cho các thiết bị STB dân dụng phổ biến trên thị trường và được dự đoán vào khoảng năm 2020 việc phát sóng quảng bá 3D sẽ trở nên phổ biến.

Với độ phân giải siêu nét: Từ 1995 đến 2005 truyền hình số có độ phân giải

cao được phân phối trên các đường truyền mặt đất, cáp, vệ tinh được cung cấp cho các thuê bao. Từ 2005 đến nay truyền hình có độ phân giải cao đã có những thành công trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho khách hàng, và các khảo sát cho rằng truyền hình có độ phân giải cao sẽ còn thỏa mãn được yêu cầu khách hàng đến năm 2015. Theo suy luận logic, độ phân giải siêu nét 4K×2K sẽ được quan tâm từ 2015 đến 2025. Tuy nhiên, điều này cần được kiểm chứng theo thời gian vì hiện giờ khách hàng đang hài lòng với chất lượng truyền hình có độ phân giải cao, khách hàng đang hướng đến trải nghiệm với truyền hình 3D. Mặt khác, các kỹ thuật lưu trữ, xử lý media hiện vẫn chưa đủ tốc độ cho việc triển khai độ phân giải siêu nét. Hơn nữa, với dung lượng lớn của các gói media thì tốc bộ bit cần để phân phối media thông qua các mạng có dây và không dây với chất lượng độ phân giải siêu nét vẫn chưa sẵn sàng.

Về cải tiến khả năng hiển thị: Việc cải tiến khả năng hiển thị phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như thiết bị ghi hình, thiết bị hiển thị. Tuy nhiên, nếu độ phân giải siêu nét được triển khai thì các cải tiến hiển thị giới thiệu ở trên sẽ phải được phát triển đồng thời.

Về lưu trữ: Dung lượng của ổ cứng, đĩa quang và bộ nhớ flash liên tục tăng

trong khi giá vẫn tiếp tục giảm. Một số quan sát cho thấy tốc độ việc cải tiến nhanh nhất đối với bộ nhớ bán dẫn, theo sau lần lượt là đĩa quang và đĩa cứng.

Các cải tiến này sẽ phải đủ nhanh, đủ dung lượng hướng đến phục vụ cho các chương trình độ phân giải siêu nét.

Về mạng IP băng rộng: Có một số lượng lớn các kỹ thuật khác nhau để

phục vụ cho việc truy cập mạng băng rộng có dây và không dây cố định hoặc di động. Tốc độ bit nhanh nhất hiện đạt được dựa trên các kỹ thuật băng rộng có dây đã đủ để phục vụ cho truyền hình có độ phân giải cao thậm chí là độ phân giải siêu nét. Các mạng IP băng rộng có dây còn được kỳ vọng sẽ có các cải tiến quan trọng và đóng vai trò của mạng quảng bá trong việc phân phối nội dung media, gồm cả phân phối nội dung cho riêng từng khách hàng như dịch vụ VOD. Các kỹ thuật không dây có tốc độ nhanh nhất hiện nay có khả năng phân phối truyền hình có độ phân giải cao nhưng chỉ trong những trường hợp hạn chế (nghĩa là chỉ có thể phục vụ cho một ít khách hàng khi các khách hàng khác trong cell không dùng dịch vụ) mà điều này thì không đạt yêu cầu về tính kinh tế. Mặc dù, các kỹ thuật sẽ được cải tiến theo thời gian, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục để có thể cung cấp được dịch vụ truyền hình có độ phân giải cao chưa kể phân giải siêu nét và đặc biệt là chi phí phải khả dĩ chấp nhận được đối với khách hàng. Có lẽ, việc cung cấp các dịch vụ này trên mạng không dây chỉ được sử dụng trong những trường hợp thay thế khi mạng có dây khó triển khai như vùng nông thôn.

Về mạng quảng bá: Đã có nhiều cải tiến đáng kể trong thế hệ thứ hai so với

thế hệ thứ nhất trong ba môi trường truyền dẫn. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều khả năng các chuẩn thế hệ này sẽ được cải tiến trong thời gian tới. Tóm lại, việc phát triển của mỗi kỹ thuật không độc lập mà chịu ảnh hưởng của những kỹ thuật liên quan. Ngược lại, sự phát triển vượt bậc của mỗi kỹ thuật cũng là tác nhân thúc đẩy các kỹ thuật khác cải tiến để tham gia vào chuỗi qui trình.

Như vậy, tương lai của của truyền hình đó là truyền hình số, vệ tinh và internet. Việc đài truyền hình TP.HCM phải đầu tư, thay đổi thiết bị là việc cần làm ngay để theo kịp sự phát triển của công nghệ truyền hình trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)