Tổ chức săn tin và nuôi nguồn tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 83)

Công việc của phóng viên là lấy tin và săn tin. Trong một ngày có rất nhiều sự kiện xảy ra. Không phải tất cả đều đáng tường thuật. Như vậy, những gì là tin tức quan trọng ? Người xem muốn biết và cần biết những tin như thế nào? Đó là điều các phóng viên phải quyết định hàng ngày. Trước khi săn tin về một vấn đề nào đó, phóng viên phải tự hỏi: “đây có phải là chuyện người ta sẽ bàn tán đến hay không?” và “đây có phải là tin người xem cần hay không?”.

Tin tức là những dữ kiện quan trọng, được số đông người quan tâm và có tác động đến nhiều người. Đôi khi, tin tức là những gì những người quan trọng,

gây xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày. Người ta xung đột với nhau để tranh dành đất đai. Các quốc gia xung đột với nhau, đôi khi tin tức là những gì hữu ích,có thể là tin về cách kiếm việc làm mới. Hoặc tin về cách tập thể dục để giữ gìn sức khỏe hoặc các tin chỉ để giải trí... Thông thường, tin tức là những gì xảy ra hôm nay, không phải từ tháng trước. Khán giả muốn biết về những gì cập nhật nhanh nhất, kịp thời nhất và họ muốn biết càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, phóng viên không nên ngồi chờ cho các diễn biến xảy ra, hay chờ Ban biên tập giao công việc tận tay mới làm. Phóng viên nên tự mình nghĩ ra các ý tưởng để viết bài. Có thể tìm ý bằng cách thường xuyên liên lạc với các cơ quan thông tin của chính phủ hay các bộ ngành, lịch làm việc của một số các cơ quan nhà nước.Một số các thông cáo báo chí có thể là nguồn gốc để viết các tin hay. Các phóng viên giỏi biết tính trước nên tìm hiểu thật kỹ càng để hiểu biết về các đề tài hay cơ cấu tổ chức mà săn tin. Hãy để ý đến các câu hỏi mà các phương tiện truyền thông khác chưa giải đáp. Tìm một khía cạnh mới cho câu chuyện.

Bên cạnh việc săn tin, để trở thành một phóng viên giỏi, năng động và chất lượng, mỗi phóng viên cần xây dựng cho mình những nguồn tin. Nguồn tin ở đây có thể là qua những người khác, phóng viên có thể tìm ý để viết bài. Nhưng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt, đáng tin cậy. Phóng viên phải chắc chắn là các nguồn tin đó phải chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Luôn đặt câu hỏi, liệu những tin họ cung cấp trước đây có đúng hay không? Những người khác có tin tưởng vào các nguồn tin đó hay không? Họ có lý do gì để nói dối hay không? Phóng viên cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn đề nào đó. Để gây dựng các nguồn tin tốt, phóng viên nên liên lạc với nguồn tin một cách thường xuyên, bằng cách gặp trực tiếp hay qua điện thoại. Khi họ đã có thiện cảm rồi, họ sẽ tin và phóng viên cũng sẽ biết có tin được họ hay không. Một số phóng viên thường làm quen và giao thiệp với các viên chức cấp trung tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài. Đây là những người thường nắm được những gì đang xảy ra. Các thư ký cũng có thể là những nguồn

tin tốt vì họ biết các viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp để phỏng vấn các viên chức đó. Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều nguồn tin cung cấp. Khi một nguồn tin cung cấp một thông tin nào đó, phóng viên hãy sàng lọc, kiểm tra, đối chiếu lại với những nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét hay bình luận để có thể viết bài một cách hoàn hảo hơn. Phóng viên cũng cần lưu giữ một danh sách các nguồn tin được sắp xếp gọn gàng. Hãy xin danh thiếp của người cung cấp tin. Cần có một cuốn niên giám điện thoại và các sổ ghi số điện thọai của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 83)