0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Những yếu tố ảnh hƣởng đến đặc thù làm tin ở thành phồ Hồ Chí Minh từ khi Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂM 2010 (Trang 30 -30 )

Minh từ khi Việt Nam gia nhập WTO

* Điều kiện kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB% 93_Ch%C3%AD_Minh - cite_note-34Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm.. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo giá thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.

Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của đất nước với một nền kinh tế năng động và sôi nổi, chính điều này tạo nên đặc thù riêng trong việc xây dựng tin bài của HTV thiên về mảng thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, các hiệp định kí kết về kinh tế, kế hoạch, đầu tư nhiều hơn tin chính trị, ngoại giao. Khác với VTV là đài truyền hình quốc gia, cơ quan thường trú đặt tại thủ đô Hà Nội nên mang những đặc thù riêng. Đây là một trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội lớn và là nơi các cơ quan điều hành trung ương thường trực. Chính vì vậy, đặc thù làm tin của VTV là những tin tức chính trị, quốc gia, mang tính đối ngoại và chính thống. Chính sự khác biệt này nên ban lãnh đạo HTV và mỗi phóng viên, biên tập viên chương trình thời sự cần phải nắm rõ để phát huy những thế mạnh và bản sắc riêng mà chỉ HTV mới có để nâng cao chất lượng chương trình.

* Sự đa dạng về dân tộc – tôn giáo

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một thành phố đa dạng vềcác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Thành phố Hồ Chí Minh đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc khác... Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Pháp...). Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng lao động nhập cư ngày càng lớn mang đến một lượng khán giả mới với những yêu cầu thông tin mang tính quốc tế cũng như các thông tin ngoại giao, chính trị, kinh tế phải thật sự phong phú và chính xác. Mỗi dân tộc hoặc mỗi nhóm người nhập cư có đặc thù về tiếp nhận văn hóa khác

nhau cũng như đem lại sự phong phú về tin bài cho các chương trình mà HTV thực hiện.

Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.

Như vậy với sự phân bố đa dạng về thành phần, tôn giáo cũng như dân nhập cư và định cư lâu năm là một lợi thế cho sự đa dạng về nội dung bản tin Thời sự ở HTV. Sự đa dạng đó thể hiện ở các thông tin về hoạt động của các dân tộc, sự tìm hiểu, dung hòa văn hóa ở thành phố HCM, các lễ hội, phong tục độc đáo, những nét văn hóa tốt đẹp còn được gìn giữ… Đây là một yếu tố đặc thù mà HTV có thể tận dụng và khai thác để phong phú lượng thông tin về cộng đồng các dân tộc, cộng đồng người nước ngoài, người nhập cư vào thành phố HCM. Tuy nhiên, sự đa dạng này cũng hình thành nên một tầng lớp công chúng báo chí với những đặc điểm riêng biệt và nhiều yêu cầu đối với những người hoạt động báo chí và truyền thông trong thành phố. Vấn đề đặt ra là nếu không vận dụng được lợi thế trên thì chính lợi thế sẽ trở thành bất lợi, bởi sự chọn lọc về chủ để, nội dung, hình ảnh để thể hiện được sự đa dạng phong phú đó mà vẫn đảm bảo được thời lượng tin và chất lượng của mỗi tin bài là thách thức không nhỏ đối với mỗi phóng viên, biên tập viên thời sự .

* Đặc điểm văn hóa – xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của miền Nam Việt Nam. Từ thời kì kháng chiến chống Pháp cho đến chống đế quốc Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh đã dần hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ; chữ quốc ngữ, trường học, các

loại hình giải trí mang tính du nhập. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng.

Ở các thành phố lớn, đông dân cư nhưTP.HCM không có sự đồng nhất và lối sống đô thị thể hiện rất rõ qua những đặc trưng văn hóa. Mật độ dân số cao chính là một trong sự thể hiện đúng nhất của sự đông đúc dân cư trong giới hạn của một vùng và đồng thời là tiêu chí cần thiết để tạo nên một đô thị còn tính không đồng nhất cũng là một tiêu chí và đồng thời là tính chất riêng biệt của cuộc sống đô thị nói chung và ởTP.HCM nói riêng.

Thành phố là nơi hội tụ người dân từ mọi miền đất nước và cả những người dân trên thế giới đến làm ăn sinh sống nên văn hóa có sự khác nhau, nhưng đồng thời lại là nơi ươm mầm tốt nhất cho sự giao thoa văn hóa… Mặc dù người dân khác nhau về lối sống, cách sinh hoạt nhưng lại có sự hỗ trợ lẫn nhau về nhiều mặt. Số lượng cá nhân tham gia trong quá trình giao lưu hội nhập càng lớn thì sự khác biệt tiềm tàng giữa họ cũng càng lớn. Do đó, đặc điểm cá nhân, nghề nghiệp, lối sống văn hóa và tư duy của các thành viên trong đô thị ở TP.HCM có sự khác nhau rất nhiều so với dân cư ở vùng nông thôn. Mối quan hệ họ hàng, láng giềng và tình cảm xuất phát từ việc sống chung nhau qua nhiều thế hệ theo một truyền thống dân gian chung sẽ không có, hoặc nếu có thì sẽ rất yếu trong một tập hợp dân cư đông có nguồn gốc và nền tảng khác nhau. Trong những điều kiện như vậy, sự cạnh tranh và luật pháp sẽ tạo ra các mối quan hệ mới, thay thế cho những quan hệ đoàn kết vốn đã được giữ gìn tồn tại qua nhiều thế hệ, sự quan hệ quen biết cá nhân vốn có giữa các cư dân đồng hương cũng sẽ dần dần mất đi.

Các yếu tố về mật độ dân số, giá trị đất đai, khả năng tiếp cận, lợi ích cho sức khỏe, giá trị thẩm mỹ, chất lượng môi trường quyết định giá trị của một vùng đất trong thành phố, và cũng chính vì thế, có những phân khúc cư dân khác nhau. Ngoài các yếu tố thuộc vào vùng đất, còn có yếu tố thuộc về con người như là

nơi làm việc, bản chất công việc, thu nhập, đặc điểm sắc tộc và dân tộc, địa vị xã hội, phong tục, tập quán, ý thích, thị hiếu và định kiến là những yếu tố quan trọng để các dạng dân cư trong đô thị chọn lựa nơi ở và như thế đô thị được phân bố thành những vùng định cư ít nhiều có sự phân biệt nhau. Do đó, ở đô thị như TP.HCM gồm những thành phần dân cư khác nhau cư ngụ trong một vùng không gian và như thế, đô thị có khuynh hướng trở nên giống như một tấm tranh nhiều mảng của xã hội trong đó sự khác nhau từ vùng này sang vùng khác rất đột ngột.Sự tương tác giữa các cá nhân có nguồn gốc khác nhau trong xã hội đô thị ở TP.HCM đưa đến khả năng phá vỡ biên giới của các giai tầng xã hội. Con người sống trong thành phố có cơ hội di động xã hội cao hơn, có cơ may nhiều hơn trong việc thay đổi việc làm, thay đổi vị trí xã hội

Có một tính chất khá điển hình trong lối sống đô thị của cư dân TP.HCM nói riêng và các thành phố lớn khác nói chung là sự chấp nhận cao của con người nơi đây. Tình trạng kế cận nhau của những lối sống khác biệt nhau tại các đô thị tạo ra một tính chất thông cảm, tạo nên khả năng chấp nhận cái mới, cái khác biệt một cách dễ dàng hơn của đa số người dân. Như vậy, những thay đổi lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đô thị hóa đã đưa đến những ảnh hưởng không nhỏ cho cư dânthành phố HCM. Trước hết nói đến sức khỏe thì cư dân thành phốbị kích thích thần kinh, tâm lý luôn căng thẳng trong một đô thị quá chuyên biệt, quá nhiều thông tin và họ thường phải lựa chọn thông tin cho bản thân theo chuẩn mực của xã hội phát triển. Tiếp đến, người dân thành phố không ngại ngần trước các yếu tố bên ngoài mà còn có khuynh hướng chấp nhận cái khác trước đây. Ví dụ như đối với người nhập cư, thì người dân thành phố dù có khó chịu trước những biểu hiện không văn minh của nhóm xã hội này, nhưng không sâu sắc lắm mà cho đấy là một vấn đề mà không có một nơi nào không có, là quy luật của sự tìm đất sống, nơi đâu “đất lành thì chim đậu”. Suy ra cho cùng, thì cư dân TP.HCM đa số là người từ các nơi khác tụ họp về đây. Họ dễ thông cảm và chia sẻ cùng với cộng đồng. Cư dân thành phố có thể chấp nhận nhân tố

mới, nhưng phải qua sàng lọc, qua thời gian thử nghiệm. Có thể họ có những phản ứng ban đầu trước cái mới, nhưng không phủ định hoàn toàn mà chờ thời gian để quen dần. Chấp nhận cái mới, nhưng người dân thành phố cũng đồng thời giữ lại những cái gì mà họ cho là đẹp, là truyền thống. Những giá trị văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, của vùng đất phương Nam vẫn được cư dân trân trọng, gìn giữ.

Tính cách của người dân TP.HCM thể hiện lối sống phóng khoáng, cởi mở và rất thoáng qua việc chấp nhận một cách dễ dàng sự thành công hay phát đạt của người khác. Họ thấy trong sự thành công, phát đạt của người khác có cả niềm vui và lợi ích cho bản thân, vì trước hết, một người thành công, phát đạt thì không chỉ có lợi cho người đó mà còn có lợi cho những người thân quen, điều dễ hiểu là sẽ không cần phải giúp đỡ cho một người thành công hay phát đạt, mà trong trường hợp nào đó, họ còn có thể giúp đỡ cho cộng đồng. Ngoài ra, sự phát đạt của người khác đối với cư dân thành phố là một yếu tố kích thích họ học hỏi, để vươn lên, làm sao cho “bằng chị bằng em”. Có thể có sự ganh đua, nhưng là ganh đua tích cực, sự ganh đua ấy trở thành động lực thúc đẩy họ phải cố gắng hơn nữa trong cuộc sống ở đô thị. Nhất là ở một đô thị lớn như TP.HCM.

Người dân TP.HCM sử dụng thời gian rảnh rỗi rất đa dạng và nhu cầu giải trí phong phú. Nhu cầu giải trí của người dân thể hiện dưới nhiều hình thức, từ âm nhạc đến hội họa, thể thao.… Những năm gần đây, các loại hình dịch vụ văn hóa nhằm phục vụ người dân TP.HCM phát triển nhanh, nhiều so với trước, cảnh tưng bừng vui tươi của người dân thành phố trong các lễ hội cho thấy đời sống tinh thần phong phú và nâng cao. Những phương tiện giải trí hiện đại được du nhập rộng rãi vào thành phố như Karaoke, vũ trường, công viên nước, patin…. Một số khu giải trí được thành lập do sáng kiến của những nhà doanh nghiệp năng động tại chỗ, như công viên Đầm Sen, công viên Suối Tiên, hồ Kỳ Hòa… đã thu hút giới trẻ không những của thành phố mà còn từ các tỉnh lân cận.

TP.HCM là nơi tập trung cao các hoạt động khoa học, gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu, là nơi có môi trường khoa học, giáo dục cao, nơi tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sống, học tập và làm việc trong môi trường luôn tiếp xúc với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến, tài năng luôn được phát huy tác dụng, nên từ lâu người TP.HCM đã rất chú trọng đến việc học hành. Đặc biệt, trong vài thập niên trở lại đây, nhu cầu văn hóa và đào tạo giáo dục chất lượng cao đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống của nhiều gia đình. Từ hệ thống giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học đến hệ thống đại học đều có nhiều trường chất lượng cao. Người TP.HCM còn mạnh dạn bỏ một số tiền rất lớn để tạo điều kiện cho con em được du học ở các trường danh tiếng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Nhật.… Có thể nói, nhu cầu văn hóa giáo dục cao là một đặc điểm trong lối sống của người TP.HCM. Chính nhờ lối sống ấy mà trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ tư duy… của người dân thành phố ngày càng phát triển, thành phố ngày càng có điều kiện để vươn lên tầm cao trí tuệ mới, theo kịp quốc tế và khu vực. Những điều này tạo ra một đặc thù cho việc làm tin ở thành phố HCM nữa là tin tức đưa ra luôn có sự phản hồi từ phía người dân và tầm ảnh hưởng rộng rãi của tin tức truyền hình có thể lan sang các kênh tin tức khác và được người dân nhanh chóng cập nhật. Các luồn thông tin luôn đổ về từ nhiều kênh khác nhau chưa được sự kiểm chứng một cách xác thực cũng dễ tạo nên những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Vì vậy, tận dụng đặc thù này, những người làm tin ở HTV phải luôn chọn lọc thông tin một cách có định hướng, có giá trị để vừa có thể đáp ứng nhu cầu tin tức của khán giả, vừa cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác, vừa có thể thực hiện được những mục tiêu mà báo chí cách mạng đặt ra cho một đài truyền hình chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

* Đánh giá thái độ công chúng báo chí đối với HTV trong giai đoạn hiện nay

Biểu đồ 1.2: Đánh giá mức độ xem kênh HTV của khán giả TP. HCM

HTV là kênh truyên hình lớn nhất phía Nam do đó tỉ lệ xem đài là rất cao 72.0%. Phần lớn đối tượng xem đài là những khán giả trung thành với từng chương trình, từng kênh của HTV, hơn nữa HTV là một trong những nhà đài có uy tín nhất cả nước, được biết đến về sự đa dạng của các kênh phát sóng, chất lượng nội dung luôn được đánh giá cao.

b) Mức độ theo dõi các chương trình truyền hình của HTV

HTV là đài có sự đa dạng về các chương trình truyền hình. Do đó các chương trình Thời sự, phim truyện, ca nhạc luôn được khán giả yêu thích nhất. Trong đó chương trình Thời sự chiếm 25.4%, phim truyện là 23.4%, ca nhạc là 17.5%..., sự đa dạng này tạo cho các chương trình của HTV có sự phân chia rõ về đối tượng khán giả cũng như thể lọa chương trình sao cho tỉ lệ xem đài luôn cao nhất. Tiếp cận đến các chương trình của HTV không thể không nói đến lý do

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂM 2010 (Trang 30 -30 )

×