Đổi mới công đoạn sản xuất tin tức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 87)

Việc sản xuất tin tức bao gồm nhiều công đoạn, không nên bỏ qua một công đoạn nào, nếu không bản tin sẽ kém chất lượng. Có năm công đoạn để sản xuất một tin đó là:

Biều đồ 3.1: Các bƣớc sản xuất tin Thời sự

Trong thực tiễn, các phóng viên thường đi tắt, bỏ qua một vài công đoạn, nhất là khi đề cập đến những vấn đề đơn giản mà nội dung không có gì nhiều. Nhưng không vì thế mà các giai đoạn có thể khác đi và người mới vào nghề sẽ thu được kết quả lớn khi lần lượt trải qua các công đoạn này. Tuy nhiên, đôi khi bị mắc kẹt hoặc lúng túng vì thời hạn để hoàn thành công việc quá ngắn, ta thường có ý muốn bỏ qua các công đoạn. Khi ta bắt tay vào viết tin mà chưa nắm thật vững thông tin, hoặc chưa phân biệt được cái nào là chính, cái nào là phụ hoặc chưa dựng ra một dàn bài thì thật là tai hại.

Kinh nghiệm của các phóng viên đi trước đã cho biết cần phải nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rằng thời gian tưởng là “bị mất” trong những công đoạn trước, sẽ giành lại được gấp 10 lần khi viết. Người phóng viên nên luôn nhớ rằng: viết là công đoạn cuối của dây chuyền sản xuất thông tin.

Sự thu thập và kiểm tra thông tin là thời điểm đầu tiên và là cơ sở của việc làm báo. Đó là vấn đề tự mình tìm hiểu tin tức để sau đó có thể thông báo tin tức, là vấn đề biết để làm cho người khác biết. Xác định các chủ đề có giá trị theo quan điểm báo chí. Đặc biệt, người phóng viên luôn hướng tới đó là sự đa dạng hóa đề tài, hướng đề tài của mình ngày một gần gũi hơn với công chúng của mình. Đó thường là những đề tài về cuộc sống, mang nặng hơi thở của thời đại và những vấn đề nhức nhối trong xã hội trên mọi phương diện. Đa dạng hóa đề tài thể hiện ở việc phát hiện vấn đề nơi mọi ngõ ngách của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thời điểm khác nhau và địa điểm khác nhau. Qua các bản tin của đài truyền hình thành phố HCM có thể thấy, từ những quyết sách của nhà nước đến những vấn đề ý thức của mỗi cá nhân trong điều khiển xe máy, từ những biến động kinh tế thế giới như giá dầu đến việc tăng giá xăng dầu, tiêu dùng trong nước gây bức bối cho người dân, dẫn tới hình thành phong trào đi xe đạp trong thành phố,… tất cả đều được công luận quan tâm, được đưa tin một cách khéo léo và hợp lý. Qua đó, người dân thành phố được cũng cấp những thông tin đa dạng mà vẫn cảm thấy gần gũi, quen thuộc như chính cuộc sống hàng ngày của mình.

Chất lượng thông tin trong chương trình không chỉ được đánh giá ở mức độ thời sự mà còn được đánh giá ở mức độ chân thực và bổ ích đối với công chúng. Việc thẩm định các nguồn tin là rất quan trọng. Để kiểm tra một cách có hệ thống những thông tin có được và ước tính giá trị của chúng thì trong công đoạn này, người phóng viên cần xác định rõ: Những nhân vật được nhắc đến trong tin, tên của họ viết như thế nào, có đúng hay chưa,chức vụ và danh hiệu của họ, tên gọi và ký hiệu và chữ đầu viết tắt của những cơ quan hay tổ chức mà họ tham gia; tính chất của những cơ quan và tổ chức này; những ngày tháng cần ghi nhớ; thông tin tác động ở mức độ nào;…

Nếu còn có chút ngờ vực nào về ngày, giờ, địa điểm thì phải quan tâm giải quyết ngay. Nếu để lại sau vào lúc biên tập, thì càng làm cho việc viết tin thêm

khó khăn, và sẽ có nguy cơ phải gián đoạn dòng suy nghĩ để kiểm tra chi tiết vào bất cứ lúc nào. Cũng có thể người ta đã đánh giá thấp thời gian cần thiết cho việc kiểm tra là sẽ rơi vào thời điểm phải nộp bài với một tin tức không được rà soát lại hoặc sắp xếp cẩu thả.Bên cạnh đó, phóng viên cần có khả năng quan sát kỹ lưỡng và có lý lẽ. Để đảm bảo cho thông tin đáng tin cậy, phóng viên còn phải có hai tố chất: sự nhạy bén và hiểu biết môi trường mà mình có nhiệm vụ theo dõi để đưa tin. Tóm lại là sử dụng “chất xám” của mình để hiểu được xã hội. Sự hiểu biết các cơ cấu, thiết chế, khuynh hướng, những cuộc tranh luận trong xã hội, v.v..., sẽ làm sáng tỏ những sự kiện, dù đơn giản nhất.

Nắm vững thông tin

Có sự khác nhau giữa thu thập thông tin, kiểm tra và đảm bảo giá trị thông tin với việc nắm vững thông tin. Thông thường hai công đoạn này diễn ra cùng một lúc, đôi khi hòa lẫn vào nhau. Do vậy người biên tập nên xem lại toàn bộ những thông tin thu thập hoặc nhận được. Thông tin thu thập được có rõ ràng không, nếu có gì còn mơ hồ, không chắc chắn, khó hiểu thì phải tiếp tục tìm hiểu và kiểm tra. Tìm cách xác định những mối liên hệ giữa những yếu tố của thông tin, những sự đồng nhất và mâu thuẫn, những dữ liệu nổi bật và những thông tin không quan trọng. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào viết, phóng viên phải tổng hợp và làm sáng rõ một lần cuối thông tin đã có. Vì đó là những dữ liệu phong phú và đa dạng, thậm chí mâu thuẫn nhau, sự tổng hợp này trở thành thao tác chủ chốt của việc sản xuất một tin tức hiệu quả và hay.

* Nhữngđiều cần ghi nhớ là:

- Đối với mỗi thông tin cung cấp, cần tự hỏi ta đã dựa vào đâu để viết, đảm bảo tính chính xác của tin đó chưa?

- Trong cách viết thông tin công cộng, những sai lầm về chi tiết có thể gây thất bại lớn. Cho nên phải rõ ràng, chính xác.

tranh có ý nghĩa về diễn biến của sự kiện, mối quan hệ giữa các thông tin, những mối liên kết.

- Nhận dạng, phân biệt, tập trung sự chú ý vào các nhân vật, hành động, địa điểm, thời điểm, lý do và các phương tiện.

- Chú ý đến thứ tự và logic của bản tin.

Chính việc nắm vững thông tin sẽ làm tăng chất lượng bản tin để công chúng có thể dễ dàng hiểu được giá trị mà thông tin mang lại.

Viết tin

Muốn viết tốtphải chuẩn bị kỹ như: có đủ dữ liệu có giá trị, nắm thật vững thông tin, lựa chọn những yếu tố và xếp đặt chúng theo thứ tự quan trọng. Ngôn ngữ phải rõ ràng và trong sáng và dễ hiểu. Cần ngắn gọn loại trừ sự rườm rà. Phải dùng những từ thường dùng hàng ngày. Coi trọng công chúng và tránh làm cho họ chán khi nói những điều họ đã biết rồi hoặc làm cho họ thất vọng bằng những từ ngữ dễ dãi, thô thiển. Đôi khi cũng phải dùng những thuật ngữ chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật…để diễn đạt một cách giản dị những khái niệm nhất định và những thực tế phức tạp, hoặc để cung cấp một thông tin chính xác.

Đặc biệt đối với các tin phóng sự, do tính chất đưa thông tin của chương trình nên việc co ngắn dung lượng các phóng sự là vô cùng cần thiết và tất yếu. Thiết nghĩ, một phóng sự ngắn dùng trong chương trình Thời sự chỉ nên ấn định dài nhất là trong khoảng 2 phút 30 giây. Và cũng chỉ nên mang yếu tố cung cấp tin tức, tránh sa đà vào phân tích hoặc nhận xét. Những điều này thường là các phóng sự điều tra ở các chương trình khác có thể đảm nhận được. Tin phóng sự Thời sự chỉ nên mang tính gợi mở và định hướng dư luận. Một điều dễ nhận thấy là hiện nay vẫn còn nhiều phóng sự Thời sự phản ánh những vấn đề còn tồn tại hoặc những bất cập chưa được phản ánh theo kiều “chỉ đạo”: “ chính quyền xxx cần…”; hay “ các cơ quan chức năng cần phải…”, gây những ấn tượng sáo rỗng, lối mòn và không có chiều sâu. Hiện nay, kết thúc của các tin phóng sự Thời sự HTV nên học tập của VTV đó là bằng cách thâu tóm những ảnh hưởng, tác động

của nó đối với xã hội hoặc đề xuất hướng giải quyết một các khéo léo. Chẳng hạn trong phóng sự “ Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các KCN TP.HCM”

( bản tin 20h, ngày 7/9/2011), tác giả đã kết thúc bài viết của mình như sau:

“ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp chế tài mạnh hơn nữa đối với các trường hợp cố tình xả thải gây nguy hại môi trường là những biện pháp khả dĩ trước mắt có thể thực hiện được. Về lâu dài, một chiến lược dài hơi để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường cần được các ngành chức năng tính đến. Bởi, không chỉ ở cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân, còn nhiều khu công nghiệp khác trên địa bàn cũng diễn ra tình trạng tương tự./.”

Như vậy, với kết luận gợi mở, không áp đặt, chỉ trích, không “chỉ đạo các cơ quan chức năng” , các tin phóng sự đã đặt cho mình một vị thế rất riêng trong việc truyền tải thông tin. Đó chính là sự khích lệ chứ không công kích, định hướng chứ không chỉ đạo, giúp các cơ quan chức năng dũng cảm nhìn nhận vấn ðề.

* Lựa chọn và sắp xếp thông tin theo thứ bậc

Khi phóng viên đi săn lùng thông tin và đã có trong tay những dữ liệu cụ thể, đáng tin cậy và phong phú về một chủ đề nào đó, các bản thông cáo, những ghi chép về các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng hay những người có liên quan, và tư liệu đủ loại đã đầy đủ thì phóng viên phải biết lựa chọn tức là sàng lọc và loại bỏ. Một vài tiêu chuẩn để lựa như:

- Sự mới lạ: Trước tiên phải có sự mới lạ ! Tin tức, trước hết đó là cái ǵ mới lạ. “Mới” c ̣n có nghĩa là phải sản xuất nhanh và mang tính thời sự.

- Mới và cũ: Mới không chỉ có nghĩa là vừa mới xảy ra mà liên quan đến một sự kiện lịch sử chưa ai biết đến... Thí dụ như tin về vụ Watergate (đưa

tới phế truất Nixon) hay Inrangate (Mỹ bán vũ khí cho Iran) chỉ được thông tin

- Điều không thể dự kiến: Đặc điểm hoạt động của con người là thói quen và tính đều đặn. Vì vậy các phóng viên có thể tiêu chuẩn hóa trước việc đưa tin, phải dự trù được mọi trường hợp phải ứng phó về những vấn đề không thay đổi, và những sự kiện chắc sẽ xảy ra.

* Dựng dàn bài

Dàn bài được xây dựng từ những dữ liệu đã được sắp xếp lại. Quan trọng nhất của tin Thời sự chính là sự kiện, tin tức cần tập trung vào sự kiện và quan tâm đến sự kiện mà thôi. Vì vậy việc đưa thông tin được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính quan trọng là rất cần thiết. Có thểkhông có lời nói đầu hoặc không cần chuyển tiếp dài dòng, hoặc đôi khi không cần kết luận. Tin tức đưa lên mang đậm tính thời sự và đôi khi bỏ ngỏ để khán giả tự nhận xét sẽ gây được hiệu ứng thích thú và bàn luận trong công chúng.

Có thể nói, một khi các công đoạn lấy tin, làm tin và biên tập tin được đầu tư và đổi mới thì chất lượng bản tin mới được nâng cao. Nâng cao chất lượng bản tin phải được thực hiện từ gốc của nó, đó là nâng cao chất lượng ở mỗi một tin truyền hình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)