0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Trang bị máy quay phim, micrô và các thiết bị hiện đại cho phóng viên làm tin

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂM 2010 (Trang 108 -108 )

viên làm tin

Truyền hình gồm rất nhiều thiết bị điện tử thực hiện các chức năng khác nhau: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra, còn có cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay,…Như vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng bản tin về mặt nội dung thì hình ảnh, âm thanh cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong chất lượng của các bản tin Thời sự. Để nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin, thì những kỹ thuật trong truyền hình cũng cần phải đổi mới, nâng cấp để theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới.

Những thiết bị, kỹ thuật không thể thiếu để sản xuất một tin truyền hình và cần phải luôn phù hợp, đổi mới theo kịp xu hướng phát triển của công nghệ gồm:

* Máy quay phim

Video camera hoặc camera truyền hình là loại thiết bị điện tử có chức năng biến đổi hình ảnh của vật quay thành tín hiệu video. Có nhiều loại camera: loại chuyên dùng trong các studio truyền hình, loại này có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp nhưng lại cho chất lượng hình ảnh hoàn hảo như: độ nét cao, màu sắc trung thực.

Có loại camera vừa dùng được trong các sudio, vừa dễ dàng mang đi lưu động ngoài trời, loại này có kích thước gọn, trọng lượng nhỏ, thao tác đơn giản, thuận tiện cho phóng viên truyền hình đi lưu động. Loại camera lưu động để ghi tín hiệu video lấy từ camera lên băng từ video. Loại này được dùng cả với ácquy.

Để gọn nhẹ hơn nữa, hiện nay người ta còn sản xuất loại máy gọi là CAMCORDER gồm hai phần: camera và máy ghi âm lắp ghép với nhau, khi cần có thể tháo rời thành hai máy dùng riêng biệt. Trong một video camera thường có các bộ phận chính: ống kính, thân camera, ống ngắm hình.

* Kỹ thuật dựng băng Video

Dựng băng video là một công đoạn trong quy trình sản xuất tin. Mục đích của việc dựng băng video là loại bỏ những hình ảnh, cảnh quay không sử dụng như cảnh mất nét, khuôn hình xấu, chất lượng hình ảnh không chấp nhận được và sắp xếp lại hình ảnh đã ghi được theo một trình tự mong muốn trong phim. Trong kỹ thuật truyền hình, không thể dùng phương pháp cắt xén và cắt dán trực tiếp các khuôn hình như trong kỹ thuật dựng phim nhựa của điện ảnh, mà phải dùng các thiết bị video chuyên dùng. Trường hợp đơn giản nhất là dùng máy ghi hình để đọc băng đã ghi, một máy thứ hai để ghi những hình ảnh đã chọn trên một băng mới. Việc thao tác chọn các điểm đầu và điểm cuối của từng cảnh và ghép nối các hình ảnh lại với nhau bằng cách bấm trên bàn ðiều khiển, dựng bảng hoặc trực tiếp trên các máy ghi hình. Nhờ các mạch điều khiển ở trong máy, các mạch chức năng sẽ tự động điều khiển hai máy ghi, đọc hoạt động nhịp nhàng, chính xác.

* Thiết bị thu âm thanh

Trong một bản tin, ngoài hình ảnh, âm thanh cũng là một yếu tố quan trọng. Âm thanh dù là lời thuyết minh, tiếng động hay đối thoại đều phải rõ ràng, dễ nghe, khớp với hình ảnh, âm nhạc nếu dùng phải hay và phù hợp với nội dung phim. Hầu hết các video camera lưu động đều có gắn một micro trên thân camera. Điều đó cho phép thu âm thanh đồng bộ với hình ảnh. Tuy nhiên, phần lớn các loại micro có sẵn trên máy chỉ thu tốt trong phạm vi vài ba mét. Càng xa nguồn âm, chất lượng âm thanh thu được càng kém, mặt khác chúng cũng dễ

micro định hướng, micro không định hướng, micro điện động, micro tụ..Để đi ghi hình lưu động nên dùng loại micro điện động vì loại này bền hơn, không cần pin cấp điện cho micro, tránh được tình trạng tiếp xúc pin xấu hoặc khi pin yếu ảnh hưởng đến chất lượng thu thanh. Cũng nên chọn loại micro định hướng nếu muốn tránh tiếng ồn xung quanh. Trong các phim ghi hình lưu động nên cố gắng ghi được tiếng hiện trường đồng thời với hình ảnh. Trường hợp cần ghi tiếng thuyết minh, lời bình luận hoặc thêm nhạc thì có thể thực hiện trong phòng thu qua bàn pha âm để trộn chúng với nhau và điều chỉnh các to nhỏ cho hợp lý.

TIỀU KẾT CHƢƠNG 3

Với sự tích hợp các loại hình truyền thông và sử dụng hình ảnh sống động, âm thanh, ngôn từ, tác động đến hàng triệu người cùng một lúc…đã làm cho truyền hình nhanh chóng trở thành một loại hình truyền thông có sức nặng và sự “công phá” rất lớn trong các vấn đề mà báo chí đề cập. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số ngày nay, với sự biến chuyển nhanh chóng của xã hội, nhiều vấn đề được đặt ra cần sự vào cuộc của báo chí mà trong đó cần những bước đi tiên phong của truyền hình và bản tin Thời sự là một trong những công cụ đưa thông tin đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Thế nhưng, hiện nay chương trình Thời sự truyền hình của ta vẫn chưa làm thỏa mãn những nhu cầu mà công chúng mong đợi về chất lượng của một bản tin Thời sự. Vì vậy trong chương này, tôi mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng bản tin Thời sự của HTV .

Trong chương ba, tôi chủ yếu đề cập đến những bất cập và hướng giải pháp thực tiễn để giải quyết,nâng cao chất lượng của chương trình Thời sự trên sóng truyền hình HTV. Theo suốt quá trình nghiên cứu đề tài này và dựa trên những kinh nghiệm trong quá trình công tác tại đài tôi xin được chia những giải pháp của mình thành ba nhóm cụ thể : “nhóm giải pháp về tổ chức nhân sự”, “ nhóm giải pháp về nghiệp vụ”, “nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ”. Đây được

xem là ba nhóm cơ bản để xây dựng nên một chương trình Thời sự chất lượng về nội dung và cả hình thức.

Để có thể cho ra một chương trình Thời sự hoàn chỉnh thì con người được xem là một yếu tố tiên phong. Vì vậy nhóm giải pháp về nhân sự ở đây tức là cần nâng cao hơn chất lượng và nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên đang công tác tại đài, các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, lực lượng cộng tác viên… Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất chương trình cũng là một điều đáng quan tâm.

Vấn đề thứ hai tôi muốn đề cập trong chương ba này là “vấn đề giải pháp về nghiệp vụ”.Để có một bản tin chất lượng thì người phóng viên cần phải tuân thủ chặt chẽ quá trình làm tin đã được đề cập trong phần đổi mới công đoạn sản xuất vì đó được xem là những bước căn bản để giúp người phóng viên đưa ra một bản tin hoàn chỉnh nhanh nhất. Hình ảnh,âm thanh,lời bình… trong bản tin cũng rất quan trọng,giúp người xem đài cảm được thông điệp mà nhà đài muốn gửi tới. Trong xã hội ngày càng phát triển hiện đại như hiện nay,với nguồn tin tức quá nhiều đòi hỏi chúng ta phải liên tục cập nhật, nhưng với thời lượng có hạn của một chương trình Thời sự thì khó đáp ứng được mong mỏi trên vì vậy giải pháp truyền hình nhiều cửa cũng được tôi đề cập trong chương ba. Song song đó,để người dân có thể cập nhật nhanh nhất những tin tức nóng hổi thì loại hình Breakingnews cũng nên được đài truyền hình áp dụng.

Như những đề cập ở trên thì ngoài một chương trình tin được đầu tư kĩ thì những yếu tố về mặt âm thanh,hình ảnh,các thiết bị quay phát sóng … gọi chung là nhóm kĩ thuật và công nghệ cũng đáng phải quan tâm vì sẽ giúp cho bản tin đưa đến công chúng một cách hiệu quả nhất, tạo được hiệu ứng từ phía bạn xem đài.Do đó những giải pháp để nâng cao chất lượng kĩ thuật và công nghệ cũng được tôi đưa vào khá chi tiết trong chương ba này.

nên để giữ vững vị thế của mình trong những năm sắp tới trước những đối thủ khác như báo in, phát thanh, internet … thì việc nâng cao chất lượng là một điều chúng ta cần nên làm. Đó không chỉ là giúp cho nhà đài giữ vững được vị trí của mình mà còn giúp cho người dân có thêm được chương trình Thời sự hấp dẫn và bổ ích .

KẾT LUẬN

Thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá. Nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mạng lnternet phát triển mạnh mẽ đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới hiện đại.Trong bối cảnh đó, các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng và báo chí truyền thông mới mẻ của thế giới tác động và ảnh hưởng nhanh chóng, trực tiếp vào tư tưởng tình cảm tâm lý, lối sống và đạo đức của con người. Trong đời sống quốc tế xuất hiện những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác nhau của các nước. Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ xát diễn ra hàng ngày. Đây là những điều kiện để báo chí truyền thông mỗi nước trong đó có Việt Nam phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác cho công chúng. Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới.

Ở trong nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tiếp tục đổi mới, phấn đấu đến đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kinh tế - xã hội tuy có lúc khó khăn nhưng tổng thể phát triển khá, đời sống người dân được cải thiện. Theo đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, tháng 11/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước hội nhập sâu, rộng và đầy đủ của Việt Nam vào đời sống quốc tế, mở ra cơ hội và cả thách thức mới cho đất nước. Trên cơ sở đó, báo chí truyền thông Việt Nam cũng tham gia vào đời sống quốc tế, các nhà báo Việt Nam có môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và sáng tạo. Có điều kiện và thời cơ để khai thác, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến

cho tác nghiệp. Công chúng Việt Nam có thêm sự lựa chọn thông tin trong và ngoài nước cho nhu cầu của mình.

Truyền hình Việt Nam đang từng bước hoà nhập quốc tế, bước đầu phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa các đài trong nước và báo chí nước ngoài mà đa phần là vượt trội về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp... cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý và cấp độ báo chí Trung ương - địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hoá - tạo ra sự không đồng đều. Báo chí truyền thông nước ngoài với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thông tin, chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước và báo chí truyền thông Việt Nam.

Trong thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức, mọi cái mới nhất đều có thể nhanh chóng trở thành cái cũ. Mặt khác, trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao, đòi hỏi các nhà báo phải liên tục trau dồi, tích lũy kiến thức để trở thành người đồng hành, người đối thoại xứng đáng đối với họ. Trong số các kiến thức về văn hóa - xã hội, nhà báo phải nắm vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông, vì đó là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất. Diện mạo của nhà báo hiện đại phải thay đổi căn bản, không thể chuyên biệt nữa, mà phải đa chức năng, cần thực hiện được nhiều thao tác, tùy theo tính chất đa loại hình của cơ quan báo chí. Mặt khác, sự cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, mà nguồn nhân lực ngày càng hạn chế cũng đòi hỏi các nhà báo phải tác nghiệp thành thạo trên nhiều công đoạn với tính độc lập rất cao. Muốn vậy, nhà báo hiện đại phải được đào tạo hết sức bài bản, liên tục bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhà báo hiện đại nên thành thạo một ngoại ngữ thông dụng, nhất là tiếng Anh. Bác Hồ cũng từng nói: “Trong nghề làm báo, ta có kinh nghiệm của

ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài”.

Thời gian qua, HTV đã có những bước phát triển mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật, nhưng về tổng thể vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết từng bước. Hiện nay, hoạt động truyền hình không thể tách rời khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ - thông tin; đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn chung còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp trình độ tin học ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu; kỹ thuật thu - phát thông tin chưa tốt; lực lượng phóng viên, biên tập viên tuy được đào tạo nhưng giao lưu quốc tệ rất hạn chế. Những yếu kém đó gây khó khăn, bất cập cho quá trình hội nhập quốc tế của nhà báo nói chung và những người làm Thời sự ở HTV nói riêng.

Như vậy, trong quá trình phát triển và hội nhập có cả thời cơ và thách thức. Thời cơ đi cùng thách thức và đan xen nhau. Tuy nhiên, nếu có thời cơ mà không tận dụng thì bị tụt hậu và thách thức nếu được xử lý tốt có thể thành thời cơ. Đài truyền hình thành phố HCM hiện nay đang cố gắng nỗ lực không ngừng để có thể đem lại cho khán giả những chương trình thực sự chất lượng và ngày càng hiện đại hóa cả về hạ tầng kĩ thuật cũng như đội ngũ nhân lực để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Anh ( 2008) , Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông

đại chúng, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội

2. Lê Thanh Bình ( 2004 ), Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Ngọc Đản ( 1995) , Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb. Lao động, Hà Nội 4. Hà Minh Đức ( chủ biên 1997 ), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Vũ Quang Hào ( 2009) , Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Thông tấn

6. Trần Bảo Khánh (2003) , Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

7. Trần Hữu Quang ( 2001) , Chân dung công chúng truyền thông, Nxb.

TP.HCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, TP.HCM

8. Trần Hữu Quang (2006) , Xã hội học báo chí, Nxb. Trẻ, TP.HCM

9. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10.Dương Xuân Sơn ( chủ biên 2006 ), Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý

luận báo chí truyền thông, Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11.Tạ Ngọc Tấn ( 2001) , Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

II.Tài liệu đƣợc dịch ra tiếng Việt

12.A.A. Chectưchơnưi ( 2003) , Các thể loại báo chí, Nxb. Thông tấn, Hà Nội 13.G.V. Cudơnhetxốp, XL. Xvích. A. la. Iurốpxki ( 2004) , Báo chí truyền hình

(tập 2), Nxb. Thông tấn, Hà Nội

14. Claudia Mast (2003) , Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập, Nxb.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂM 2010 (Trang 108 -108 )

×