Tình hình Kinh tế-xã hội các xã Khu kinh tế Dung Quất

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3.Tình hình Kinh tế-xã hội các xã Khu kinh tế Dung Quất

Khu kinh tế Dung Quất đã và đang đầu tư đã tạo động lực mạnh mẽ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng được tăng cường và hoàn thiện, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, nhất là những năm gần đây. Tác động trực tiếp của KKTDQ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo diện mới cho huyện Bình Sơn và tỉnh Quảng Ngãi.

Tốc độ phát triển kinh tế tăng khá cao và ổn định, bình quân tăng hàng năm khoảng 14,7, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Bình Sơn (không tính đến KKTDQ) và của từng ngành kinh tế đã thực hiện (Xem phụ lục 5).

Về nông – lâm nghiệp

Cây lương thực:Cây lúa, sản xuất tập trung chủ yếu tại xã Bình Chánh, Bình Trị, một số ít tại Bình Đông, Bình Thuận, năng suất đạt 35 tạ/ha (của toàn huyện 43,3 tạ/ha). Cây ngô, chủ yếu trồng ở Bình Trị, Bình Hải, năng suất 32,6 tạ/ha (của toàn huyện là 39,2 tạ/ha).

Rau quả các loại: Dưa hấu, trồng tập trung tại Bình Thạnh. Cây hành, trồng Bình Hải. Rau quả, trồng tập trung tại Bình Trị.Cây lạc, trồng Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Hải. Cây công nghiệp, chủ yếu là cây đào, trồng không mang tính sản xuất hàng hoá mà chủ yếu để đối phó đền bù. Cây nguyên liệu, keo, bạch đàn trồng phủ xanh khắp vùng đất gò đồi.

Nhìn chung về điêù kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ lợi, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất của nhân dân trong vùng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, bất lợi; đất đai bị thu hẹp nên trong quá trình

sản xuất lương thực bình quân đầu người thấp (81,5kg/năm) so với toàn huyện 299,4kg. Sản lượng lương thực thấp, không giữ vai trò quan trọng. Các loại cây trồng khác manh mún, hiệu quả kinh tế không cao.

Về thương mại – dịch vụ

Từ năm 2004, huyện Bình Sơn đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển Thương mại – dịch vụ huyện Bình Sơn giai đoạn 2004 – 2010; đồng thời xây dựng và ban hành Kế hoạch phối hợp, tham gia xây dựng phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Quá trình tổ chức triển khai đề án và kế hoạch nói trên, TM-DV huyện Bình Sơn phát triển nhanh: năm 2005 có 5.426 cơ sở kinh doanh, doanh thu đạt 181,4 tỷ đồng, so năm 2004 tăng 70 cơ sở và doanh thu tăng 16,66%; năm 2006 có 5.446 cơ sở kinh doanh, doanh thu đạt 248 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 20 cơ sở và doanh thu tăng 36,71; năm 2007 có 5.510 cơ sở, doanh thu ước thực hiện 346 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 64 cơ sở và doanh thu tăng 39,52%.

Trong bối cảnh và xu thế phát triển chung của huyện, Thương mại - dịch vụ của 06 xã nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, nhờ ưu thế sẵn có đã có những bước tiến nhảy vọt, tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình quân chung của huyện, nhất là các hoạt động dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, điện thương phẩm, vận tải thuỷ bộ và phát huy được vai trò địa kinh tế vùng, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển; tốc độ tăng trưởng Thương mại - dịch vụ năm 2006 là 24,68% và năm 2007 là 27,44%, (Xem phụ lục 6).

Tuy nhiên, TM - DV cá thể tại các xã nằm trong KKTDQ còn mang nặng tính tự phát, quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu là bán lẻ. Cơ sở vật chất của hệ thống chợ chỉ mới được đầu tư xây dựng bán kiên cố, chợ Tân Hy Bình Đông và Bình Thuận từ nguồn vốn phát triển hạ tầng cơ sơ nông thôn dựa vào cộng đồng; đa số còn lại là chợ xây dựng bán kiên cố từ những

năm 90, nay xuống cấp hư hỏng nặng và chợ tranh tre tạm bợ hoặc “chợ trời”.

Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

- Công nghiệp lọc dầu và hóa dầu - hóa chất:

+ Năm 2009 đưa vào vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đạt công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm; đồng thời, chuẩn bị hướng mở rộng việc đầu tư chế biến dầu chua.

+ Phát triển công nghiệp hóa dầu, hóa chất, bao gồm: Nhà máy Polypropylene, Nhà máy Cacbon Black, Nhà máy Sản xuất chất tẩy rửa, Nhà máy Sản xuất gas hóa lỏng, Nhà máy Sợi tổng hợp Polystyren, Nhà máy Sản xuất sôđa, Nhà máy Sản xuất hóa chất cơ bản, Nhà máy Sản xuất lốp cao su, Nhà máy Methyl Tetiary Butyl Etther, Nhà máy Sản xuất sợi tổng hợp, Nhà máy Sản xuất khí công nghiệp, Tổng kho xăng dầu. Tổng diện tích khoảng 350 - 400 ha; dự kiến vốn đầu tư khoảng 850 triệu USD - 1,0 tỷ USD.

- Công nghiệp cơ khí, luyện kim; hình thành cụm công nghiệp thép: Sản xuất phôi thép và các sản phẩm từ thép; sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô; sản xuất động cơ xăng đa dụng, động cơ diesel, bồn chứa khí; sản xuất container và các loại thiết bị nặng...; phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy loại lớn, cùng các nhà máy phụ trợ để hình thành cụm công nghiệp liên hợp tàu thủy.

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất xi măng và bê tông, gốm sứ vệ sinh, tấm lợp trần và đồ nội thất bằng nhựa, ống nhựa PVC, các sản phẩm kết cấu thép xây dựng và trang trí nội thất.

- Công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm: Phát triển các ngành công nghiệp dệt may, da giày, điện - điện tử và các ngành chế biến sản phẩm từ nông, lâm, thủy sản, đồ gỗ xuất khẩu....

Công nghiệp địa phương là một bộ phận của nền kinh tế tạo ra một phần sản phẩm đáng kể cho xã hội, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Xác định vai trò quan trọng ấy, đặc biệt là đối với ngành kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của các xã nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, UBND huyện Bình Sơn đã ban hành Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2004 - 2010. Năm 2005 có 1.525 cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất đạt 82,2 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994), tăng trưởng 24,11%; năm 2006 có 1.550 cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất đạt 110 tỷ đồng, tăng trưởng 33,82%.

Riêng tốc độ phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của 06 xã nằm trong Khu kinh tế Dung Quất: Năm 2006 có 84 cơ sở sản xuất, tăng 21 cơ sở so với năm 2005, giá trị sản xuất đạt 16,820 tỷ đồng, tăng trưởng 29,88%; năm 2007 có 134 cơ sở, tăng 50 cơ sở so với năm 2006, giá trị sản xuất đạt 22,005 tỷ đồng, tăng trưởng 30,83%. (Phụ lục 7).

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 43)