Đẩy mạnh thực hiện các mô hình khuyến nông

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 83)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình khuyến nông

Công tác khuyến nông trong giai đoạn hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tập trung chỉ đạo và khuyến khích ưu tiên đầu tư. Trong sản xuất nông nghiệp, người dân không thể làm theo kinh nghiệm lạc hậu, manh mún với sản phẩm tự cung, tự cấp. Cần thiết phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, nguồn vốn và nhu cầu thị trường. đặc biệt phục vụ thị trường KKTDQ đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng và phát triển, tạo việc làm tại chỗ cho lao động của các hộ dân tái định cư ổn định, phát triển đời sống vì nguy cơ thiếu việc làm, vấn đề xã hội sẽ tiềm ẩn xuất hiện. Để thực hiện được công tác khuyến nông đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa bàn nghiên cứu, cần các giải pháp sau:

Về qui hoạch sản xuất

- Qui hoạch tổng thể và chi tiết quĩ đất sử dụng ổn định lâu dài phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Qui hoạch vùng trồng trọt, chăn nuôi phân tán hoặc tập trung cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp.

- Bố trí cây trồng, vật nuôi phải hợp lý, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo hệ sinh thái, không phá vỡ qui hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế.

- Đào tạo trở thành công nhân nông nghiệp theo từng khoá ngắn hạn phù hợp với từng chuyên đề, đối tượng cây trồng, vật nuôi. Qui hoạch những vùng sản xuất tập trung, giao khoán cho họ sản xuất theo quản lý và hướng dẫn của ngành nông nghiệp, của khuyến nông.

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp:

- Hình thành và phát triển Khu Thực nghiệm và tập huấn nghề cho nông dân. Chuyển dần phát triển theo hướng đào tạo nghề công nhân nông nghiệp, với phương châm “cán bộ kỹ thuật khuyến nông nói và làm cùng nông dân”, “nông dân dạy nông dân”.

Đây là mô hình mới phù hợp với xu thế hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lực lượng nông dân chiếm trên 80 tại các xã KKTDQ chưa qua đào tạo sản xuất nông nghiệp, thiếu vốn kiến thức khoa học.

- Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân bằng thiết bị máy móc, trực quan, tham quan thực tế mô hình và tập huấn theo nhu cầu của nông dân trên cơ sở thị trường đầu ra của đối tượng sản phẩm nông nghiệp cần sản xuất.

- Hình thành lực lượng khuyến nông viên cơ sở và CLB Khuyến nông tại các xã phân theo nhóm sở thích, có tủ sách khuyến nông để họ cùng nhau bàn cách thức làm ăn, các mô hình khuyến nông cần làm hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)