Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 86)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển

phát triển Thƣơng mại – dịch vụ

Ngoài các dự án công nghiệp đã đăng ký đầu tư (cụ thể Phụ lục 2), Quảng Ngãi còn có rất nhiều nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất bánh kẹo, đan lát mây tre, chiếu cói, rèn đúc, kim khí, đồ mộc gia dụng ... Một số nghề có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong tỉnh và tham gia vào thị trường ngoài tỉnh. Tuy nhiên, để tạo điều kiện có viêc làm tại chỗ cho người lao động sau tái định cư, đặc biệt KKTDQ là điều tác giả muốn đặt vấn đề. Trước tiên, tác giả đưa ra giải pháp là phải quy hoạch các cụm, điểm Công nghiệp nông thôn (CNNT), xem quy hoạch là giải pháp tiên quyết và đi trước một bước; thực hiện tốt công tác quy hoạch các cụm, điểm Công nghiệp nông thôn (CNNT) phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng xã, đặc biệt quy hoạch phải coi trọng cả hai mặt:

- Một là, quy hoạch phát triển CNNT phải gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế liên quan như: điện - nước, giao thông, vùng nguyên liệu, hệ thống chợ, trung tâm thương mại - siêu thị, khu dân cư, bưu chính - viễn thông...

- Hai là, phải xây dựng kế hoạch vốn đáp ứng phục vụ quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm, điểm CNNT; đồng thời mời gọi đầu tư gắn với chủ đầu tư phải thực hiện cam kết giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thuộc diện di dời-tái định cư, nhằm chống “quy hoạch treo” và không giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Giải pháp về vốn

Dự kiến quy hoạch 06 cụm, điểm phát triển công nghiệp tại các xã nằm trong KKTDQ giai đoạn 2010 – 2015. Cần phải tăng cường huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn quỹ đất, nguồn vốn tích luỹ từ tái đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn vốn huy động từ dân và các doanh nghiệp tư nhân. Hoàn thiện môi trường pháp lý, đa dạng hoá các hình thức và công cụ huy động vốn như mở tài khoản cá nhân, mở tài khoản tiết kiệm, mua các kỳ phiếu, cổ phiếu...và mở rộng các hình thức bảo hiểm, bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm vùng nguyên liệu, bảo hiểm giá...

Tạo vốn đầu tư thông qua vay và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Hỗ trợ xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, có hiệu quả và phù hợp với từng cụm, điểm công nghiệp quy hoạch để thu hút vốn vay tín dụng. Ưu tiên nguồn vốn vay tín dụng dài hạn và vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia cho các dự án phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của từng địa phương như: Chế biến nông-lâm -thuỷ sản; sản xuất sản phẩm dùng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động địa phương; sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu sử dụng nguyên liệu trong nước; sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí phục vụ ngành nông nghiệp, ngành xây dựng và phục vụ KKTDQ; chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản; công nghiệp phụ trợ và chế biến lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và KKTDQ.

Giải pháp về khoa học công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tạo nên sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp địa phương trên thị trường. Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin bằng các trang thiết bị công nghệ hiện

đại, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học công nghệ tại địa phương. Xây dựng cơ chế hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế quản lý mới, phù hợp với các điều kiện cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)