Môi trƣờng

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 72)

7. Kết cấu luận văn

2.3.5. Môi trƣờng

Môi trường vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Mặc dù con người có khả năng thích ứng rất cao với nhiều hoàn cảnh sống, nhưng chắc chắn sự tồn tại của con người luôn luôn yêu cầu những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường. Do vậy, dù nghiên cứu ở góc độ nào về con người chúng ta cũng phải liên hệ tới môi trường, tới những nơi mà con người đang sinh sống.

Trọng tâm của đề tài nghiên cứu là lao động - việc làm, nhưng tác giả muốn chứng minh vấn đề môi trường vào bài viết nhằm thấy được môi trường sống của người dân sau tái định cư.

Qua số liệu điều tra với các dữ liệu chưa được đầy đủ nhưng cũng phần nào chứng minh được tình hình môi trường của người dân sau tái định cư.

Trước khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất hình thành, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện dần như hệ thống giao thông, nhà máy điện, nhà máy nước...và các hệ thống ống dẫn nước thải cũng được đưa vào xử dụng. Tuy nhiên, chỉ có những hộ dân ở trong điều kiện thuận lợi mới đổ nước thải ra đường ống do Nhà nước lắp đặt, còn lại chỉ biết đổ ra vườn và đổ đi nơi khác. Qua biểu đồ 6, có 76 hộ là đổ nước thải vào đường ống chiếm 25.3%, đổ ra vườn có 114 hộ chiếm 38.0%; đổ đi nơi khác có 110 hộ chiếm 36.7%.

25.3% 38.0% 36.7% Đường ống do Nhà nước lắp Đỗ ra vườn Nơi khác

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra các xã Khu kinh tế Dung Quất

Biểu đồ 6: Nước thải

Về phương diện này chưa phải là điều bức xúc, nhưng về lâu dài cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Ngoài ra, bảng 15 cho ta thấy tổng quát hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.

Qua kết quả điều tra, có 227 người trả lời là do bụi ở các khu công nghiệp, chiếm 75.7%; có 246 người trả lời có tiếng ồn, chiếm 82.0%; đặc biệt có 264 người trả lời là do rác thải ở khắp nơi, chiếm 88.0%.

Bảng 17: Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường

TT Yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng Tần số Tỷ lệ

1 Bụi 227 75.7

2 Tiếng ồn 246 82.0

3 Rác thải 264 88.0

4 Yếu tố khác 31 10.3

Hiện ở Dung Quất có hàng chục dự án đang được triển khai xây dựng và khoảng 40 xí nghiệp, nhà máy đã đi vào hoạt động với trên 15.000 kỹ sư, công nhân làm việc tại đây. Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm lượng rác thải phát sinh tại KKT DQ khoảng 16.000 tấn.

Ông Trần Đức Dương (thôn Phước Thiện, xã Bình Hải) cho biết: Công ty phát triển cơ sở hạ tầng Dung Quất đặt hai thùng đựng rác tại đây nhưng do không được thu gom hằng ngày nên hôi thối quá, người dân đem bỏ một thùng đựng rác ra bờ biển. Ông Phạm Vui bực dọc nói: "Ai đời đặt thùng rác ngay trước nhà dân nhưng lại không thấy thu gom. Cả thôn có hàng ngàn người dân nhưng chỉ có một thùng rác thì làm sao mà đựng. Bỏ rác vào thùng chỉ trong một ngày là đầy ngay nhưng cả tháng trời không thấy cơ quan nào đến đem đi xử lý”.

Rác thải xuất hiện ở mọi nơi. Không riêng gì những con đường vào làng chài Phước Thiện bị rác thải tấn công, rác đã có mặt khắp nơi ở eo biển Sơn Trà, xã Bình Đông bên cạnh Nhà máy đóng tàu Dung Quất, rác ùn ra phía trước khu dân cư phía Tây Trà Bồng. Hằng đêm, một số người vô ý thức đã đem rác trút xuống hai bên mé cầu Trà Bồng, xã Bình Đông lâu ngày dồn lại cao như núi. Bà Hà Thị Quy sống gần khu vực cầu Trà Bồng (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) phàn nàn: "Suốt ngày đêm gia đình tôi phải đóng chặt cửa để tránh những cơn gió đưa mùi hôi thối khó chịu vào nhà. Các khu nhà trọ cho công nhân các nhà máy về đây ở ngày càng nhiều, rác thải không biết đổ đi đâu phải đổ về phía chân cầu, đổ xuống cầu Trà Bồng gây ô nhiễm quá”.

Ngoài vấn đề môi trường, cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư cũng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những hộ dân sống tại đây. Trước khi hình thành KKTDQ, các chủ đầu tư chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng sớm hoàn thiện để Khu kinh tế đi vào hoạt động. Tuy nhiên, về lưới điện sinh hoạt của người dân vẫn còn nhiều bất cập,“Cuộc sống của chúng tôi trước đây

rất ổn định, nhà nào cũng có điện và đồng hồ riêng. Nay về đây, nhà tôi phải mắc nhờ điện của bà con, tiền điện phải trả cao quá, như vậy rất khó khăn cho chúng tôi. Nếu tôi dùng điện để sản xuất hoặc làm cái gì đó thì làm sao trả tiền cho nổi (Pvs nữ, 45 tuổi, xã Bình Trị).

Về hệ thống giao thông ở địa bàn nghiên cứu cũng còn nhiều điều quan tâm. Giao thông nông thôn rất quan trọng đối với người dân, hệ thống giao thông liên xã, liên thôn là một trong những huyết mạch để người dân giao lưu buôn bán, hàng hóa được thông thương cũng như việc đi lại được thuận lợi. Với miền Trung, nơi nắng lắm mưa nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa bão (vào những tháng cuối năm), các em đi đến trường hết sức khó khăn bởi còn một vài đoạn đường vẫn chưa hoàn thiện,“Bây giờ chưa có mưa nên anh thấy không nguy hiểm, chứ vào mùa mưa thì sợ lắm vì còn nhiều trũng nước khá sâu, xe cộ càng chạy nó càng sâu, các em đi học mà không có ai đưa đi thì không yên tâm đâu“, (Pvs nam, 39 tuổi, xã Bình Hải).

Khu tái định cư hầu hết đều có trường học, duy nhất chỉ có xã Bình Đông trường Trung học cơ sở đang xây dựng chưa đưa vào xử dụng nên việc đi đến trường của con em ở đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa mưa bão.

Nhà máy nước đã đi vào hoạt động cùng với KKTDQ được hình thành, tuy nhiên người dân chỉ có một số người dân ở trên trục đường lớn được hưởng lợi còn các hộ khác phải tự khoan giếng mới có nước sử dụng cho gia đình,“Như chú thấy đó, dân về nơi ở mới tưởng là sẽ sướng hơn nơi ở củ, nhưng từ khi về đây, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn quá, nước máy thì nhà có nhà không, mà ở đây môi trường có trong sạch gì đâu! Có lúc phải đi mua nước uống đấy”, (Pvs nữ, 65 tuổi, xã Bình Thạnh).

Tóm lại, môi trường cũng như cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư còn nhiều điều mà người dân sau tái định cư không bằng lòng. Xét về giác độ xã hội học, đây là một trong những vấn đề rất được quan tâm, các nhà

hoạch định chính sách, các cán bộ thực thi phải vào cuộc một cách có khoa học mang tính đồng bộ và thống nhất, từ đó có những bài học kinh nghiệm để triển khai và thực hiện các dự án khác có tính tương tự đạt được kết quả lạc quan.

2.4. Quan điểm của ngƣời dân sau tái định cƣ

Khi giao đất cho các dự án, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại, hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ gia đình phải di chuyển, cho đến các biện pháp nhằm khôi phục lại nguồn sinh kế, thu nhập, chuyển đổi việc làm cho người dân. Quan điểm của Nhà nước là khi người dân về nơi ở mới phải bằng hoặc cao hơn nơi ở củ của họ.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều tồn đọng trong công tác đền bù- tái định cư và người dân có nhiều thái độ phản ứng về vấn đề này, “Tôi nghe theo chính quyền, hơn nữa dân ở đây ai cũng chấp hành nên tôi giao đất cho dự án. Nhưng có điều là tiền bồi thường rất chậm, có người đến nay vẫn chưa có, thật là khổ sở quá trời!”(Pvs nam, 37 tuổi, xã Bình Chánh); “Tôi hỏi chú tại sao chỉ cách nhau có mấy tháng mà tiền bù trước thì rất thấp, còn tiền đền bù sau thì giá cao rất nhiều. Nhà nước làm vậy là không công bằng” (Pvs nữ, 41 tuổi, xã Bình Thuận). Qua bảng 16, tổng hợp về thái độ của người dân, thể hiện sự đồng tình và không đồng tình cụ thể là:

Thái độ đồng tình, có vốn làm ăn, có 32 người trả lời chiếm 10.7%; tăng thu nhập có 27 người chiếm 9.0%; có thêm cơ hội việc làm có 41 người chiếm 13.7%; mức đền bù thoả đáng có 94 người đồng tình chiếm 31.3%.

Thái độ chưa đồng tình cụ thể là, mất đất canh tác có 278 người chiếm 92.7%; cuộc sống xáo trộn có 269 người chiếm 89.7%; giảm thu nhập có 197 người chiếm 65.7%; ô nhiễm môi trường có 80 người chiếm 26.7%; thất nghiệp có 187 người trả lời chiếm 62.3%; có 26 người trả lời có tệ nạn

xã hội gia tăng, chiếm 8.7%; có 22 người trả lời là mức đền bù không thoả đáng, chiếm 7.3%; có 113 người trả lời nước sinh hoạt không tốt, chiếm 37.7%.

Bảng 18: Thái độ của người dân sau tái định cư

Thái độ Lý do Tần số Tỷ lệ %

Đồng tình

Có vốn làm ăn. 32 10.7

Tăng thu nhập. 27 9.0

Có thêm cơ hội việc làm. 41 13.7

.Mức đền bù thoả đáng. 94 31.3 Chưa đồng tình Mất đất canh tác. 278 92.7 Cuộc sống xáo trộn. 269 89.7 Giảm thu nhập. 197 65.7

Ô nhiễm môi trường. 80 26.7

Thất nghiệp. 187 62.3

Tệ nạn xã hội gia tăng. 26 8.7

Mức đền bù không thoả đáng. 22 7.3

Nước sinh hoạt 113 37.7

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra các xã Khu kinh tế Dung Quất

Qua bảng tổng hợp trên, cho thấy bức tranh về thái độ của người dân một cách cụ thể khi họ giao đất cho các dự án. Điều muốn nêu ở đây là mức đền bù không thoả đáng chiếm tỷ lệ còn cao, “lúc trước đất của tôi là nhà máy chưa xử dụng, nhưng nay đã sử dụng rồi mà vẫn không đền bù cho tôi, ở đây có nhiều người như vậy nên chúng tôi rủ nhau đi kiện luôn” (Pvs nữ, 62 tuổi, Xã Bình Đông).

Qua thu nhập được khảo sát trên địa bàn nghiên cứu , người dân có độ tuổi còn khá trẻ, độ tuổi lao động tưong đối lớn, trình độ học vấn của họ còn thấp, tỷ lệ nữ nghỉ học sớm nhiều hơn nam, một bộ phận gia đình còn ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Trình độ học vấn luôn tỷ lệ thuận

với vấn đề chuyên môn, ai có học vấn cao hơn thì họ có cơ hội được học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và có cơ hội tìm được việc làm tại KKTDQ. Việc làm truớc đây và hiện nay của các thành viên hộ ta thấy có sự thay đổi, tuy nhiên số lượng không đáng kể. Số người làm việc trong KKTDQ tăng lên nhưng bộ phận lao động phổ thông và không có việc làm còn số lượng khá lớn, đồng nghĩa với việc làm không ổn định là mức thu nhập của họ còn thấp so với mặt bằng của thị trường hiện tại .

Con người luôn thích nghi được với mọi hoàn cảnh, điều kiện sống, nhưng sự tồn tại của con người phải gắn liền với môi trường sống của họ. Tuy nhiên các cấp chính quyền sở tại không có quy hoạch cụ thể ở nơi thu gom rác thải từ trong nhân dân, để tồn tại khá lâu với môi trường luôn bẩn thỉu và nơi đâu cũng có rác thải. Ngoài việc tâm lí không thực sự thoải mái khi về nơi ở mới cùng với môi trường đang ở mức cảnh báo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. So với nơi ở cũ, sức khoẻ của họ giảm đi rất nhiểu.

Thực tế cho thấy, khi đến nơi ở mới người dân còn chịu nhiều áp lực, đặc biệt là việc làm của họ sau tái định cư. Với trình độ học vấn của họ còn thấp cùng với việc không còn đất sản xuất nữa nên cơ hội có được việc làm tại KKTDQ là điều rất khó khăn. Như vậy, đồng nghĩa với việc thu nhập của họ là khá thấp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Với tình hình như vậy, nếu họ không được chuyển đổi nghề phù hợp với địa phương thì việc thất nghiệp của họ xảy ra là điều tất yếu. Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt của người dân sau tái định cư cũng không thể bằng nơi ở củ của họ, có lúc họ phải đi mua nước sạch với giá cao để sinh hoạt. Trường học, trạm y tế cũng không đáp ứng được sự mong đợi của người dân.

Thật sự khó khăn cho các nhà hoạch định và thực thi các chính sách tái định cư, bởi trên lý thuyết là phải đảm bảo đời sống của những người tái

định phải bằng hoặc hơn nơi ở củ nhưng thực tế không như mong muốn như vậy. Khi người dân không còn đất sản xuất, họ không có việc làm thì nhu cầu học nghề của họ là rất cấp thiết nhằm chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với tình hình hiện tại. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng mà các cấp phải đặc biệt quan tâm và phải chủ động phối kết hợp đồng bộ để thực hiện thực sự có hiệu quả các chương trình đào tạo nghề cho người dân sau tái định cư.

Tóm lại, trên giác độ xã hội học thì những vấn đề phân tích ở trên là những tiêu chí mà các nhà nghiên cứu về các vấn đề xã hội, các nhà quản lý luôn quan tâm bởi các vấn đề xã hội của người dân sau tái định cư luôn nảy sinh, ngoài việc mất đất canh tác so với nơi ở cũ, cuộc sống của họ cũng bị xáo trộn , việc làm không ổn định giảm thu nhập so với trước đây, mức đền bù không thoả đáng... Chính vì vậy, đã gây khiếu kiện kéo dài, thậm chí xảy ra khiếu kiện tập thể.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM NHẰM ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ TẠI KHU KINH

TẾ DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là vấn đề lao động - việc làm của người dân sau tái định cư. Xuất phát từ thực trạng lao động - việc làm qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu, tác giả thấy sự cần thiết là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể trực tiếp hưởng lợi, trực tiếp tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên chính quê hương của họ, thông qua khả năng lao động là việc làm phù hợp với chủ trương giúp dân xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước là làm sao cho đời sống người dân sau tái định cư phải bằng hoặc cao hơn nơi ở củ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp thích hợp cho từng vùng miền nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống của người dân sau tái định cư tại KKTDQ Quảng Ngãi, cụ thể có bốn hệ thống giải pháp chính như sau:

3.1. Tập trung đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cho ngƣời dân sau tái định cƣ

Để phát huy tối đa hiệu suất lao động dựa trên cơ sở việc thu hút nguồn nhân lực địa phương kết hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn lao động của khu công nghiệp, chúng ta cần phải nghiên cứu đánh giá thực trạng cũng như tiềm năng phát triển của nguồn nhân lực tại đây. Khả năng tận dụng đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương không đơn giản chỉ dựa trên những điều kiện phát triển kinh tế, công nghiệp khách quan mà còn ở những chuẩn mực văn hoá, sự tương hợp giữa văn hoá lao động truyền thống với văn hoá lao động hiện đại cũng như trình độ nhận thức học vấn của người dân sau tái định cư.

Nguồn nhân lực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, do đó việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trên từng địa phương, phù hợp với tình hình phát triển của từng khu vực là điều then chốt. Với

mục tiêu đó, trường đào tạo nghề Dung Quất đã góp phần đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển KKTDQ. Ngoài mục tiêu chính là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7; Trường đã được giao nhiệm vụ liên kết đào

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)