Các quan điểm về tái định cƣ và lao động việc làm

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Các quan điểm về tái định cƣ và lao động việc làm

1.2.3.1. Quan điểm tái định cư của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng thế giới là một trong những số ít tổ chức đi đầu trong việc quy định các nguyên tắc tái định cư. Các yêu cầu chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng được miêu tả chi tiết trong tài liệu hướng dẫn về tái định cư bắt buộc. Các mục tiêu chính sách cơ bản được nêu rõ trong tài liệu bao gồm: (a) giảm thiểu tác động bất lợi và số người có thể bị ảnh hưởng; (b) cải thiện hoặc ít nhất khôi phục khả năng tạo thu nhập và mức sống của những người bị ảnh hưởng. Trước khi đồng ý cho bất kỳ một dự án phải thu hồi, chiếm dụng đất nào vay vốn, Ngân hàng Thế giới đều yêu cầu bên vay xây dựng một chương trình tái định cư chi tiết nhằm bảo vệ những người có thể phải chịu ảnh hưởng bất lợi của dự án.

Chương trình tái định cư được miêu tả trong Kế hoạch hành động tái định cư (RAP). RAP giải thích về các chính sách và thủ tục sẽ được sử dụng trong quá trình di dân, bắt đầu từ khâu lập kế hoạch chiếm dụng đất ban đầu đến khâu di chuyển và khôi phục kinh tế cho những người bị ảnh hưởng. Theo đó, Ngân hàng Thế giới có 11 chính sách, được gọi là Chính sách an toàn. Đây là những điều khoản quy định bắt buộc mà bên vay phải tuân thủ, áp dụng. Đối tượng, phạm vi áp dụng, quy trình thực hiện và các hướng dẫn liên kết với các chính sách khác của ngân hàng đều được trình bày và quy định rõ ràng. Quy định chính sách này được Ngân hàng Thế

giới xây dựng sau quá trình đúc kết rút kinh nghiệm và nghiên cứu từ các dự án phát triển của tổ chức này trên khắp thế giới.

Từ kinh nghiệm thực tiễn về việc quản lý đất đai ở Việt Nam, tổ chức Ngân hàng Thế giới đã đề xuất rằng việc người dân sống tại khu vực bị ảnh hưởng khi không có đủ giấy tờ sử dụng đất cũng không phải là rào cản; và việc đền bù phải tính đến cả những ảnh hưởng vô hình khác, cả lợi thế về vị trí kinh doanh cũng như các ảnh hưởng gián tiếp khác. Các chính sách khác về dân tộc bản địa, công khai minh bạch trong phổ biến thông tin được đưa ra như những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo mọi người được hưởng lợi, nhằm đảm bảo các cộng đồng dân tộc bản địa được tôn trọng, bảo tồn những nét đặc trưng về văn hóa của họ.

Có thể nói mục tiêu chính sách tái định cư của tổ chức Ngân hàng là nhằm “đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng có được cuộc sống ngang bằng hoặc tốt hơn trước khi dự án được triển khai”. Mục tiêu này cũng khá gần với nguyên tắc tái định cư của Việt Nam, mặc dù giữa chính sách và thực tiễn vẫn là một khoảng cách lớn. Tuy nhiên, điều mấu chốt là chính sách của Ngân hàng đòi hỏi bên vay phải xây dựng một chương trình phục hồi thu nhập, sinh kế để thực hiện mục tiêu trên. Việc thoái thác hoặc không cam kết thực hiện chương trình hỗ trợ tái định cư sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến việc rút vốn, dừng công trình dự án.

1.2.3.2. Quan điểm tái định cư của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Việc di dân, tái định cư được thực hiện tuân thủ theo sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có rất nhiều văn bản đề cặp đến vấn đề bồi thường và hỗ trợ tái định cư, nhưng ở đây tác giả chỉ nêu ra những nghị định và luật đất đai có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Cụ thể, Nghị định 22/1998/NĐ-CP có những quy định liên quan đến tái định cư và chính sách hỗ trợ, cung cấp hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhằm

đảm bảo về đền bù, ổn định thu nhập và cuộc sống cho các hộ phải di chuyển.

Tuỳ theo từng mốc thời gian cụ thể, các văn bản được thay đổi nhằm thực hiện các chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho hợp lý. Luật sửa đổi đất đai 2003 ra đời cũng nằm trong mục đích đó, Luật này đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2004. Đây là một văn kiện quan trọng trong việc bồi thường tái định cư cho những người bị mất nơi ở và phải tái định cư không tự nguyện. Trong Luật sửa đổi đất đai năm 2003 có điều qui định, khu tái định cư được lựa chọn và phải đáp ứng yêu cầu và điều kiện phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

Đối với việc đền bù và tái định cư, Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điều 29, được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng hình thưc hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương. Mức hỗ trợ cụ thể do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế địa phương.

b) Trường hợp ở địa phương chưa tổ chức được việc đào tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo nghề hoặc người được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền ; mức hỗ trợ bằng tiền cụ thể do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

Để thực hiện thu hồi đất phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá... đồng thời với việc giải quyết chỗ ở, việc làm, thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi, các cấp bộ ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách như Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trong đó đối tượng ưu tiên là lao động bị thu hồi

đất nông nghiệp; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp...

Ngoài các văn bản trên, để phù hợp với tình hình khu vực và địa phương có đất bị thu hồi, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Quyết định số 39/2007/ QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có điều 5 quy định về việc bồi thường, hỗ trợ là “Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và hỗ trợ khác cho người có đất bị thu hồi”; “Hỗ trợ để ổn định sản xuất va đời sống tại khu tái định cư”.

Việc ban hành Luật Đất đai sửa đổi vào năm 2003 và các văn bản kèm theo cho thấy đã có những quy định tiến bộ hơn so với các văn bản pháp quy trước và văn bản luật đã, đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế của phát triển xã hội. Ngoài các văn bản quy định về đền bù và tái định cư của Chính phủ đã được trình bày ở trên, còn có các văn bản khác có liên quan đến vấn đề tái định cư và các quy định trong việc lập kế hoạch của việc tái định cư. Đặc biệt, tháng 5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/NĐ - CP có nhiều điều khoản sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 197/2004/NĐ - CP, cụ thể điều 51 bổ sung về việc lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong điều 51 có khoản đ nêu cụ thể, dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề.

Tất cả hoạt động về bồi thường tái định cư trong mọi lĩnh vực đều được thực hiện và tuân thủ theo các văn bản trên, mà chủ yếu là các nghị định liên quan đến bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách mới về thu hồi đất được sửa đổi từ góc độ nhìn nhận của người bị thu hồi đất, điều đó thể hiện sự đúng đắn và sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước

đối với người sử dụng đất bị thu hồi. Quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, từ thực tiễn và những bài học knh nghiệm, Nhà nước chủ trương không ngừng hoàn thiện chính sách này. Vì vậy, thời gian gần đây, với cách nhìn thẳng thắn, thông qua thực tiễn và các ý kiến đóng góp của người dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang tích cực rà soát văn bản quy phạm pháp luật đất đai để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện, trong đó có chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tóm lại, có rất nhiều văn bản liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, ở đây tác giả chỉ nêu một số văn bản có tính liên quan đến lao động - việc làm nhằm vận dụng trong đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)