Khái niệm tái định cƣ

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3. Khái niệm tái định cƣ

Trong một số quy định gần đây của các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á...xem các hộ bị tác động bởi các dự án được gọi chung là hộ di dời. Có nhiều quan niệm về tái định cư, trong luận văn này chỉ đưa ra một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Kế hoạch tái định cư

Là một kế hoạch hành động có giới hạn thời gian gồm các nội dung như chiến lược tái định cư, mục tiêu, ảnh hưởng, quyền lợi, khảo sát kinh tế - xã hội, khung chính sách, khung pháp lý, biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng, khu tái định cư, bồi thường, phục hồi thu nhập...

Bồi thường - tái định cư

Bồi thường là việc thay thế giá trị các tài sản bị mất bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Cần lưu ý rằng bồi thường chỉ là một khâu trong kế hoạch tái định cư. Tái định cư là quá trình từ bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại, hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ gia đình phải di chuyển, cho đến các biện pháp nhằm khôi phục lại nguồn sinh kế, thu nhập, chuyển đổi việc làm cho người dân. Đặc điểm của nước ta là công tác bồi thường - tái định cư chiếm vị trí quan trọng và là nội dung chủ yếu của các chương trình, kế hoạch di dân tái định cư.

Người (hộ) dân bị ảnh hưởng

Những người (hộ) dân bị ảnh hưởng cũng là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng phổ biến trong các chính sách An sinh - xã hội và môi trường của các tổ chức quốc tế khi đề cập đến những nhóm đối tượng chịu tác động của những dự án phát triển, trong đó có tái định cư bắt buộc.

Trong các chính sách có liên quan đến bồi thường, giải toả, thu hồi đất của Việt Nam, đối tượng bị ảnh hưởng do thu hồi đất được gọi chung là “người bị thu hồi đất”. Đối tượng bị thu hồi đất là thuật ngữ dùng chung cho cả các tổ chức, các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân hiện đang định cư trong nước hoặc ở nước ngoài. Theo quy định, những đối tượng này phải là những nguời đang sử dụng đất mà diện tích đất đó bị thu hồi. Ngoài ra, các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi cũng được xem xét bồi thường, hỗ trợ.

Tái định cư bắt buộc

Thực tế cho thấy Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về tái định cư bắt buộc. Thuật ngữ này được vay mượn và được chấp nhận qua việc thực hiện các dự án phát triển của các nhà tài trợ. Các dự án phát triển đòi hỏi phải có đất, phải tiến hành giải phóng mặt bằng và hầu hết phải thực hiện ở một số vị trí nhất định. Do không có diện tích đất cần thiết, chính quyền thường phải sử dụng đến luật pháp chính sách để thu hồi đất đai cho chủ đầu tư. Tái định cư bắt buộc là một trong những hậu quả của hoạt động thu hồi đất mà trong đó những người bị ảnh hưởng buộc phải di chuyển đến một nơi ở mới để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và các hoạt động sinh kế khác.

Vận dụng các quan điểm trên trong luận văn này, lao động - việc làm được hiểu rằng người trong độ tuổi lao động phải có việc làm, nếu không có trình độ chuyên môn để làm việc trong KKTDQ thì ít nhất họ cũng được trang bị một trình độ nhất định để có cơ hội tự tạo việc làm trên mãnh đất

mình đang sinh sống. Các quan điểm tái định cư được hiểu là người dân phải di dời, tái định cư trong diện bắt buộc, chính vì vậy, tái định cư bắt buộc cần được xem xét trên cơ sở cải thiện, hoặc ít nhất là phục hồi mức sống và nguồn thu nhập của những người bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất. Quá trình này đòi hỏi việc đền bù cho tài sản bị thiệt hại, di chuyển người và bất động sản cùng với các biện pháp khôi phục kinh tế cần thiết khác nhằm khôi phục, cải thiện cuộc sống sau tái định cư phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Khu kinh tế Dung Quất

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quy hoạch chung KKTDQ với diện tích 10.300 ha bao gồm diện tích của 6 xã Bình Thuận, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Trị, Bình Chánh, Bình Hải, và một phần diện tích của 3 xã Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (Phụ lục 2).

Đặc điểm địa lý KKTDQ: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Bình Nguyên huyện Bình Sơn và Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam; Phía Nam giáp các xã Bình Long, Bình Hiệp, Bình Phú huyện Bình Sơn; Phía Bắc giáp sân bay Chu Lai tỉnh Quảng Nam.

Địa hình đồng bằng ven sông Trà Bồng gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh được hình thành bởi phù sa sông Trà Bồng và trầm tích cát biển. Cồn cát dài chạy dọc từ Tây sang Đông của phía Bắc xã Bình Chánh.

Địa hình vùng gò đồi phía Đông gồm các xã Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải được hình thành bởi những nếp uốn tạo nên những vùng gò đồi mấp mô xen kẻ với những vùng đồng bằng nhỏ hẹp.

Địa hình khu vực tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi nhấp nhô, nguồn nước phục vụ sản xuất không chủ động. Về thổ nhưỡng, đa dạng nhiều loại thổ nhưỡng, có điều kiện phát triển kết hợp các ngành nông lâm nghiệp và ưu thế nuôi trồng thủy sản. Song cần sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hóa cao để đạt hiệu quả.

2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực duyên hải Trung Trung Bộ nên khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm 27,50

C. Lượng mưa trung bình hằng năm phân bố không đều giữa các tháng trong năm.

Hướng gió thịnh hành là hướng gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Tây Nam gây khô nóng vào tháng 5 đến tháng 7.

Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, trung bình mỗi năm các xã này bị ảnh hưởng của 3-4 cơn bão, trong đó có 1-2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp chưa kể các đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo gió lạnh và mưa lớn.

Tóm lại, với nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn là điều kiện tốt để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên mưa phân bố không đều, chỉ tập trung vào các tháng 9 - 11, các tháng còn lại trong năm nắng nóng, lượng bốc hơi lớn dẫn đến hạn hán thiếu nước cho cây trồng, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng cho sản xuất. Bên cạnh đó, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng thì nguyên nhân thiếu nước, hệ thống thuỷ lợi yếu kém là quan trọng nhất.

Ngoài một số hồ đập nhỏ, hầu như trong vùng không có nguồn nước mặt nào đáng kể. Do vậy, mùa nắng nóng cây trồng thường bị thiếu nước gay gắt. thậm chí còn thiếu nước sinh hoạt cho con người, chủ yếu là ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, khu vực này thuộc vùng ven biển nên có diện tích mặt nước tự nhiên khá lớn, rất phù hợp cho hoạt động kinh tế biển, nhất là trong nuôi trồng, đánh bắt hải sản và có nhiều tiềm năng lớn.

Do địa hình và cấu tạo địa chất phức tạp, mỗi vùng bị chia cắt bởi đồi núi, cồn cát… nên hệ thống thuỷ lợi của các xã hầu như không đáng kể. Hệ thống thuỷ lợi trong vùng nghiên cứu như sau (Phụ lục 3).

Như vậy, hệ thống thuỷ lợi chỉ tưới cho 234,5 ha chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là cây lúa, bằng 22,2%) so với tổng diện tích cần được tưới), hầu hết diện tích còn lại đều dựa vào nước trời, tình trạng khô hạn, thiếu nước (kể cả nước dùng trong sinh hoạt) thường xuyên xảy ra nhất là trong mùa nắng nóng.

Vấn đề thiếu nước ngọt còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cũng là nguyên nhân hạn chế của sự phát triển bền vững.

Địa bàn các xã thuộc Khu kinh tế Dung Quất có trữ lượng cát khá lớn, song là cát mịn nên chỉ có thể sử dụng làm vật liệu san lấp thông thường.

Ngoài ra, theo bản đồ khoáng sản của Cục Địa chất, ở khu vực các xã Bình Chánh và Bình Thạnh có trữ lượng Ti tan khá lớn nằm lẫn trong cát với tỷ lệ 0,09%, mới được khai thác tận thu ở một vài nơi, sản lượng chưa nhiều.

Có thể nói, các xã trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều khó khăn vì điều kiện tự nhiên không có nhiều thuận lợi. Đây là một trong những địa bàn hứng chịu nhiều nắng gắt cũng như mưa bão trong năm. Người dân luôn phải đối mặt với những thử thách của thời tiết mà thiên nhiên không có sự ưu đãi cho vùng đất này.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất

Khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ Việt Nam quy hoạch là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu - hoá chất; các ngành công nghiệp có quy mô lớn; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai và đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi.

Dung Quất là một trong những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng khu vực Miền Trung-Tây nguyên.Với tính chất này, Dung Quất là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung.

Khu kinh tế Dung Quất phát triển là cơ hội lớn để Quảng Ngãi gia tăng tốc độ phát triển kinh tế-xã hội từ sự ưu ái của cả nước dành cho các tỉnh miền Trung trong chiến lược phát triển cân đối các vùng lãnh thổ.

2.1.2.1. Quá trình hình thành

Qua quá trình điều tra khảo sát để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, ngày 09/11/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 658/TTg về việc chọn địa điểm Nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất”. Quyết định nêu rõ KCN Dung Quất là KCN lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay Quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.

Ngày 5-12-1997, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 10 đã thông qua Nghị quyết số 07/1997/QH10 về dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất là công trình quan trọng Quốc gia.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKTDQ (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005) tình hình thu hút đầu tư vào Dung Quất có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án có qui mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKTDQ, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, dịch vụ...

Ngày 16-8-2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.

2.1.2.2. Quá trình đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất

Giai đoạn đầu từ khi thành lập (1996) đến năm 2000, Khu công nghiệp Dung Quất (nay là Khu kinh tế Dung Quất) được tập trung chủ yếu vào việc tiến hành quy hoạch chi tiết các khu chức năng, tổ chức bồi thường - giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật; với mục tiêu là nhằm bảo đảm phục vụ cho yêu cầu thi công và chuẩn bị vận hành Nhà máy lọc dầu - được xem như là trái tim của Khu công nghiệp Dung Quất và có tính chất quyết định sự hình thành tại Dung Quất một Khu công nghiệp lọc-hoá dầu đầu tiên của Việt Nam.

Từ năm 2001, trong điều kiện dự án Nhà máy lọc dầu triển khai chậm, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu công nghiệp Dung Quất đã chủ trương chuyển hướng mạnh sang vận động thu hút các dự án đầu tư có qui mô vừa và nhỏ; trọng tâm là các doanh nghiệp từ phía Nam. Một Phân khu công nghiệp ở phía Tây Sông Trà Bồng đã được hình thành với hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo từng giai đoạn. Bước đầu, Phân khu công nghiệp này đã tạo được sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Đến năm 2005, tại Khu công nghiệp Dung Quất đã cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng khung, bước đầu đáp ứng nhu cầu triển khai dự án đầu tư của các doanh nghiệp; bao gồm giao thông đường bộ, đường hàng không và đường biển, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, thông tin liên lạc, đào tạo nghề, bệnh viện, truyền hình, nhà ở công nhân, một số công trình dịch vụ và tiện ích khác; với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn này ước đạt khoảng 1.500 tỷ đồng Việt Nam; tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 1996 - 2000.

Từ năm 2005,sau khi có quyết định thành lập Khu kinh tế Dung Quất (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/03/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005); sân bay Chu Lai chính thức đi vào hoạt động, các gói thầu chính của Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được triển khai, tình hình đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Từ khi mô hình Khu kinh tế Dung Quất được xác lập, cùng với việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất ký kết các gói thầu và khẩn trương triển khai để đảm bảo hoàn thành trong năm 2008 và đi vào hoạt động vào năm 2009 theo Nghị quyết của Quốc hội, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm và liên tục đến đầu tư vào Khu Kinh tế Dung Quất.

Do tác động quan trọng của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đến nay tại Khu kinh tế Dung Quất đã có khoảng 169 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn trên 10 tỷ USD; trong đó, các dự án đang triển khai thực hiện đầu tư lên 5,3 tỷ USD. Trong đó có các dự án quy mô lớn và quan trọng như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất 2,5 tỷ USD; Liên hiệp công nghiệp tàu thủy: 700 triệu USD; Nhà máy luyện thép Tycoons: khoảng 03 tỷ USD (đang tiến hành xây dựng); Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan: 260 triệu USD (xây dựng hoàn thành vào giữa năm 2009); Nhà máy Polypropylene trên 230 triệu USD (khởi công xây dựng tháng 12-2007 và sẽ hoàn thành đi vào hoạt động giữa năm 2010); Nhà máy Ethanol liên doanh với Nhật Bản vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD ....Đặc biệt, dòng các Nhà đầu tư Hàn Quốc đến Khu kinh tế Dung Quất đăng ký đầu tư rất mạnh: Từ đầu 2007 đến nay, đã có 09 doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký đầu tư vào lĩnh vực chế tạo thiết bị với công nghệ hiện đại, vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Riêng Nhà máy Nhiệt điện bằng than sạch khoảng 2.400 MW của tập đoàn Cổ phần đầu tư Sài Gòn liên doanh với một tập đoàn Hoa Kỳ đăng ký khoảng 2,4 tỷ USD (xây dựng

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)