7. Kết cấu luận văn
3.2.2. Giải pháp phát triển thủy sản
Là tỉnh duyên hải miền Trung, Quảng Ngãi có bờ biển dài 135 km nên hầu hết cư dân sống vùng ven biển đều làm nghề biển và nuôi trồng thuỷ sản. Trước khi di dời về nơi ở mới vẫn còn một bộ phận người dân đi làm thuê cho những chủ tàu đánh bắt xa bờ và có một số nuôi trồng thuỷ sản tại chỗ nhưng kỷ thuật nuôi trồng còn nhiều hạn chế. Để giúp cho người dân ở đây có một sự hiểu biết nhất định, chúng ta cần một số giải pháp, cụ thể là:
- Đối với vùng nuôi: Phải có quy hoạch cụ thể cho từng vùng nuôi, đặc biệt là quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, vùng nuôi thủy sản nước ngọt trong hồ đập thủy lợi. Tận dụng tối đa diện tích sẵn có của địa phương để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
- Mô hình nuôi: phát huy các mô hình nuôi kết hợp nhằm vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất vừa tạo môi trường phát triển bền vững.
- Đối với khai thác đánh bắt: Mua mới, cải hoán phương tiện khai thác thủy sản; đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ đánh bắt xa bờ để tăng sản lượng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trang bị kiến thức, kinh nghiệm khi hoạt động trên biển và phổ biến ngư trường khai thác cho ngư dân. Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến cho nhân dân áp dụng.
- Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn trung và dài hạn để phục phụ việc đầu tư đóng mới, cải hoán, nâng cấp phương tiện đánh bắt; đầu tư phát triển tăng quy mô chế biến và mở rộng nuôi trồng thủy sản.
- Công tác khuyến ngư: Tổ chức cho người dân tham quan, học hỏi các
mô hình nuôi trồng, chế biến có hiệu quả, đồng thời tăng cường tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng và chế biến thủy
sản cho người dân. Xây dựng các mô hình nuôi thủy đặc sản mới có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của Khu kinh tế Dung Quất và hướng đến xuất khẩu.