Kiến nghị với Uûy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai:

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 78)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp là đối tượng trung tâm, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển và cĩ sức cạnh tranh cao, theo đĩ người lao động cĩ việc làm và thu nhập ổn định, là cơ sở, nền tảng cho việc tham gia BHXH. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho người dân cĩ cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động cĩ thu nhập càng cao và ổn định càng cĩ điều kiện tốt hơn tham gia BHXH. Điều này đặc biệt cĩ ý nghĩa đối với những

nước mới thực hiện BHXH, cần thu hút nhiều người tham gia BHXH; điều này hồn tồn phù hợp với Đồng Nai; đây là tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Đồng thời, khi kinh tế phát triển các doanh nghiệp cĩ điều kiện đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đĩ quỹ BHXH sẽ giảm chi, do đối tượng hưởng các chế độ này giảm. Đây là ảnh hưởng tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Mặc khác, khi kinh tế tăng trưởng chính quyền cĩ khả năng hơn để cải thiện điều kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơng cộng, đầu tư cải thiện điều kiện chăm sĩc sức khỏe cho dân cư nĩi chung và người lao động nĩi riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những rủi ro xã hội hơn như giảm được tai nạn, giảm được ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro khi sinh đẻ (đối với lao động nữ) … Đây cũng là ảnh hưởng tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Ngồi ra, khi kinh tế tăng trưởng, mơi trường kinh tế càng được hồn thiện, việc đầu tư của quỹ BHXH càng tốt hơn, an tồn hơn, tránh được những rủi ro từ kinh tế, gĩp phần tăng trưởng quỹ BHXH.

Dưới giác độ người lao động, để vừa đảm bảo được những chi tiêu thường xuyên và ngày càng tăng lên của gia đình và vừa thực hiện được nghĩa vụ đĩng BHXH, họ phải tìm cách để tăng thêm thu nhập, nghĩa là phải làm việc nhiều hơn hoặc làm việc cĩ năng suất, cĩ hiệu quả hơn để được trả lương cao hơn. Khi người lao động làm việc cĩ năng suất, cĩ chất lượng, doanh nghiệp cũng cĩ lợi ích, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng cao hơn và cũng cĩ điều kiện hơn để thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động. Đến lượt mình, khi người lao động và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả, Nhà nước sẽ cĩ nguồn thu nhiều hơn, cĩ điều kiện tài chính tốt hơn để đĩng gĩp cho quỹ BHXH.

Do vậy, để xây dựng nền tảng nguồn tài chính BHXH đảm bảo cho nền an sinh xã của tỉnh nhà, nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của tỉnh Đồng Nai là: tập trung sức và lực phát huy những lợi thế về thiên nhiên ưu đãi, những lợi thế thương mại trong phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 78)