ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.3.5. Tăng cường quốc phòng, an nin hở các vùng dân tộc, chống diễn biến hoà bình, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hộ
chống diễn biến hoà bình, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội
Trước mắt và lâu dài, các thế lực hiếu chiến ở Mỹ vẫn là đối tượng nguy hiểm nhất của cách mạng Việt Nam; mặt khác, Mỹ là một đối tác quan trọng cần duy trì và phát triển quan hệ. Do đó, trong quan hệ với Mỹ, hơn bao giờ hết, phải không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng trước mưu đồ thâm hiểm của Mỹ, quán triệt và thấm nhuần sâu sắc quan điểm “vừa hợp tác vừa đấu tranh” và “trong đấu tranh có hợp tác”; đấu tranh nhưng không phá vỡ môi trường quan hệ hợp tác; tận dụng những điều kiện, cơ hội thuận lợi để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
Để bảo vệ an ninh quốc gia, chúng ta phải thường xuyên đấu tranh với các thế lực thù địch âm mưu phá hoại và xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích quốc gia, thành quả cách mạng, chế độ chính trị, đoàn kết thống nhất dân tộc, an toàn trong hoạt động của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội của Việt Nam.
Chúng ta phải thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống bọn khủng bố và các tổ chức tội phạm hoạt động xâm phạm đến lợi ích quốc gia, đến an toàn của các cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài, đến tính mạng, tài sản, cuộc sống của công dân Việt Nam đang lao động, học tập, công tác ở nước ngoài. Cần kiên quyết khắc phục các loại tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội. Tích cực trấn áp các loại tội phạm trong nước, nhất là các tội tham những, tội phạm có tổ chức, tội phạm ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên lĩnh cực tài chính, ngân hàng, phá hoại tài nguyên môi trường, tội phạm tin học, tôi phạm sử dụng công nghệ cao... Để đấu tranh thắng lợi âm mưu của địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phá hoại cách mạng nước ta, cần phải có những biện pháp cụ thể để thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; kết hợp xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng; tập trung củng cố xây dựng các tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở, thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Khắc phục những sai phạm của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; đấu tranh phê phán những biểu hiện, nhận thức lệch lạc, mơ hồ, mất cảnh giác; xử lý nghiêm minh theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm của cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng đa nguyên chính trị, phát hiện xử lý kịp thời số cơ hội chính trị, ngăn chặn không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Tích cực phòng ngừa ngăn chặn, không để kẻ địch thâm nhập phá hoại nội bộ, mua chuộc lôi kéo cán bộ ta. Thực hiện nghiêm túc những quy
định về kỷ luật Đảng, bảo vệ cơ quan, cử đoàn ra nước ngoài, quan hệ tiếp xúc với nước ngoài, bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nội bộ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não, các bộ phận quan trọng thiết yếu, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước
Tập trung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích của các thành phần kinh tế, ngăn ngừa âm mưu hoạt động phá hoại kinh tế của các loại đối tượng. Phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Chủ động phát hiện, ngăn chăn ý đồ của các thế lực thù địch tác động nhằm làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế. Chủ động giải quyết các vụ khiếu kiện và “điểm nóng” ở từng địa phương. Chú trong bảo vệ bí mật, bảo vệ cán bộ, tăng cường công tác tình báo phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Củng cố và bảo vệ vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Phát hiện, khắc phục kịp thời những sơ hở và sai sót trong thực hiện những chính sách đoàn kết dân tộc, nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên đánh giá những nhân tố có thể gây mất đoàn kết trong nhân dân, những dấu hiệu bùng phát mâu thuẫn, nguy cơ xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội để chủ động giải quyết, không để kẻ địch lợi dụng kích động. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tự do dân chủ, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại an ninh trật tự. Tăng cường công tác vận động quần chúng để bảo
vệ an ninh tổ quốc. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia bảo vệ an ninh đất nước.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” cho cán bộ đảng viên và đồng bào các dân tộc, củng cố và xây dựng vững chắc khối đoàn kết dân tộc. Cần làm cho mọi người nhận thức được những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch hòng lôi kéo và lợi dụng lòng tốt của đồng bào các dân tộc thiểu số chống phá đất nước ta. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giải quyết hợp lý, đúng pháp luật không để địch lợi dụng, kích động biến thành mâu thuẫn đối kháng.
Tổ chức và quản lý hoạt động của người nước ngoài trên đất nước ta và người của ta ra nước ngoài, theo đúng pháp luật và quy chế của Nhà nước. Các ban, ngành, các địa phương được giao đón và làm việc với các đoàn nước ngoài, tổ chức hội thảo quốc tế, cử người ra nước ngoài phải chịu trách nhiệm quản lý về nội dung và chương trình làm việc, khắc phục những sơ hở, buông lỏng; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh kịp thời với những hoạt động gây hại đến an ninh quốc gia.
KẾT LUẬN
Hiện nay, vấn đề dân tộc, bình đẳng dân tộc có nội dung rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Việc giải quyết các vấn đề này có tác động không nhỏ đến sự phát triển và tồn tại của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đa dân tộc. Do đó, vị trí và tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc, quan hệ tộc người đối với sự nghiệp cách mạng nước ta càng cần được nhận thức một cách đầy đủ trong điều kiện hiện nay, khi quan hệ dân tộc, quan hệ tộc người trên thế giới diễn biến rất phức tạp bởi những biến động lớn của đời sống chính trị – xã hội sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đồng thời có sự tác động rất lớn của xu thế toàn cầu hoá đối với các quốc gia dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc và chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới.
Về mặt nhận thức và hành động, cần thấy rằng thực hiện bình đẳng dân tộc là một quá trình lâu dài và phức tạp, với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, tiêu cực hoặc tích cực đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết thông qua các giải pháp có tính đồng bộ, hiệu quả; đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị; phát huy khả năng, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong những năm trước mắt, để thực hiện tốt hơn bình đẳng dân tộc ở nước ta, cần phải tập trung giải quyết những vấn đề: đổi mới nhận thức nâng cao trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc; Đảng và Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc; phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của đồng bào các dân tộc thông qua việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, triển khai thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở; tôn trọng, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đầu tư phát triển giáo dục, xoá mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các dân tộc ít người, các vùng dân tộc.
Tóm lại, thực hiện được bình đẳng dân tộc chính là đảm bảo phát triển bền vững và là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài tạo động lực quan trọng đối với tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01