Đổi mới nhận thức và nâng cao trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.3.1.Đổi mới nhận thức và nâng cao trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc

Đảng, toàn dân trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc anh em đoàn kết cùng nhau vượt qua bao gian khổ để có được ngày hôm nay. Hơn nữa, đồng bào các dân tộc thiểu số do nhiều nguyên nhân nên thường sinh sống ở những vùng núi cao, rừng sâu, biên giới, hải đảo có vô vàn khó khăn về điều kiện kinh tế, tự nhiên nên đời sống vật chất, tinh thần rất thấp. Thế nhưng nơi cư trú ấy lại là những vị trí chiến lược, trọng yếu về an ninh quốc phòng của đất nước. Nhiều nơi cư trú của đồng bào dân tộc là vùng căn cứ địa cách mạng trong nhiều năm. Hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng vấn đề bình đẳng dân tộc để chia rẽ sự đoàn kết bằng cách xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền trái phép, kích động gây mâu thuẫn giữa đồng bào các dân tộc, gây nên những điểm nóng về đất đai,… Cho nên, việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc không chỉ là mục tiêu mà còn có tính chiến lược, có ý nghĩa chính trị, quốc phòng, đối ngoại sâu sắc. Vì thế, đổi mới việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc trước hết và trên hết là đổi mới nhận thức để có quan niệm đúng về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Trong đổi mới nhận thức về thực hiện bình đẳng dân tộc, cần chú ý “chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc” [14, 122], thậm chí có thể dẫn đến những tư tưởng cực đoan, ky khai. Để chống các biểu hiện đó, bên cạnh việc tập trung xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở chính trị và đào tạo cán bộ các dân tộc, kết hợp hài

hoà sự phát triển từng dân tộc với sự phát triển chung của quốc gia, sớm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc, cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến mọi người; không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, đánh bại chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và những tư tưởng tiêu cực, làm thất bại âm mưu và hành động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Làm tốt công tác dân vận, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng, Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào các dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: các dân tộc “đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”... (Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số họp tại Plây- cu ngày 19/4/1946).

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)