ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.3.2. Phát triển giáo dục, văn hoá, khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí các vùng dân tộc
nâng cao dân trí các vùng dân tộc
Phải đầu tư phát triển giáo dục, xoá mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Giáo dục luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Hiện nay, ở nước ta, giáo dục được coi là quốc sách, có nhiệm vụ đào tạo những con người tài năng, trí tuệ và nhân cách.
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức, cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hoá… ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến tất cả các nước, vấn đề giáo dục và nâng cao dân trí lại càng cần được quan tâm sâu sắc hơn nữa. Nhất là, đối với các cùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi mà điều kiện vật chất còn thiếu thốn, kẻ thù luôn tìm cách lợi dụng dân trí thấp của đồng bào để lôi kéo, kích động. Để làm được điều này, Đảng và Nhà nước cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên có trình độ cả về sư phạm và kiến thức, biết tiếng dân tộc. Đội ngũ này có vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc dạy tiếng dân tộc mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục, phòng bệnh …
Đồng thời, cũng phải có chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp giáo dục miền núi. Nhà nước cần có văn bản dưới luật quy định về nội dung và chương trình dạy chữ dân tộc trong trường phổ thông, ngành giáo dục phải có chương trình bố trí cụ thể năm học cho phù hợp với tập quán canh tác của từng vùng; chương trình, sách giáo
khoa và phương pháp giảng dạy phải cải tiến cho sát với đối tượng. Cần phải làm cho đồng bào thấy rõ được lợi ích thiết thực của giáo dục, làm cho họ có điều kiện vươn lên hoà nhập và thực hiện quyền bình đẳng của chính mình.
Việc quan tâm thích hợp và đúng đắn đến hoạt động giáo dục sẽ giúp đồng bào dân tộc có điều kiện vươn lên hoà nhập và thực hiện quyền bình đẳng của dân tộc mình. Khi đồng bào dân tộc thiểu số có được trình độ học vấn cao là cơ sở cho họ vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, tức là mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, và cũng chỉ khi ấy các dân tộc thiểu số mới thực sự được bình đẳng.
Ngoài ra, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở vùng nông thôn và miền núi. Hiện nay, số biên chế cho hoạt động ở các cấp huyện, cấp xã thôn và bản còn rất hạn chế. Do đó cần phát triển để có ít nhất từ 5-10 cán bộ ở các cấp cho việc triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn miền núi. Đồng thời cần tích cực huy động sự tham gia người dân và của các doanh nghiệp vào quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến và trao đổi hàng hóa. Ở các vùng nông thôn và miền núi nước ta cần đào tạo phương pháp quản lý môi trường cho người dân ở nông thôn, miền núi. Phương pháp này yêu cầu người dân khi quyết định đầu tư vào hoạt động sản xuất cần phải lập danh mục sẽ đầu tư giống, vật nuôi, cây trồng... như thế nào. Từ danh mục này kết hợp với thông tin thu thập ở các kênh truyền thông, cơ sở dữ liệu ở địa phương, kinh nghiệm của
người nông dân để đi đến lựa chọn nguồn nguyện vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, kinh phí, thời gian. Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản một cách mạnh mẽ. Hạn chế hoặc cấm sử dụng các nguồn thuốc trừ sâu, thuốc và chất bảo quản có hại cho đất, nước và không khí cũng như sức khỏe của người dân.
Nhà nước cần đầu tư cho việc phổ biến các thành tựu khoa học và công nghệ đã có và mới trên thế giới một cách thường xuyên trên lất cả các vùng nông thôn, miền núi, trong các tổ chức khoa học và công nghệ của cả nước. Phổ biến kinh nghiệm thành công và thất bại của cá nhân, địa phương khi ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất. Phổ cập tri thức mới cần được chú trọng và xây dựng thành chương trình hành động đối với các cấp, bộ ngành, địa phương và tổ chức khoa học và công nghệ.