Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội các vùng núi và vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.2. Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội các vùng núi và vùng dân tộc thiểu số

dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Những chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm cho bộ mặt của nhiều vùng đồng bào có bước đổi thay, đặc biệt là chính sách 135 của Đảng ta vừa qua. Tuy nhiên, miền núi vẫn là vùng chuyển biến chậm. Đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng cao còn quá nghèo và lạc hậu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sự phân cực giàu, nghèo giữa các gia đình và các vùng là khó tránh khỏi. Vì thế, khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, nhất là các vùng dân tộc thiểu số so với nhiều vùng đồng bào dân tộc đa số là khá lớn. Trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng và Nhà nước đang nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật. Liên quan đến vấn đề trên, Người chú ý đến việc phát triển giao thông, mở mang đường sá đến từng làng, bản, và trong từng khu vực bao gồm đường lớn và đường nhỏ.

Phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới hiện nay, trong đó vấn đề cấp thiết cần được giải quyết đồng bộ, là thực hiện vận động định canh, định cư để ổn định đời sống nhân dân. Chúng ta đều biết đồng bào vẫn quen với phương thức sản xuất du canh, du cư cổ xưa lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc ít người là vùng địa hình núi cao, xa xôi, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, chưa thoát khỏi tình trạng tự túc, tự cấp, sản phẩm hàng hóa còn chưa đáng kể và sự chuyển hướng sản xuất hàng hoá còn rất chậm. Đó là nguyên nhân tạo nên sự cách biệt ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược. Đây là những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết để tạo nên sự bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì thế, Đảng và Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho việc mở mang đường sá, thuỷ lợi, khuyến khích đồng bào Kinh lên định cư sống xen kẽ với các dân tộc ít người nhằm làm cho các dân tộc ít người tiếp thu nền văn hoá mới một cách nhanh chóng hơn cùng với những thành tựu khoa học - kỹ thuật, giúp đồng bào có một đời sống ổn định, yên tâm sản xuất, làm ăn. Trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cần đặc biệt quan tâm hướng đến nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra trước hết là cơ chế chính sách, trách nhiệm, tầm nhìn và sự quản lí của bộ máy chính quyền các cấp nên cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời cần đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó việc thực hiện cải cách hành chính ở cấp sở, huyện, xã cần tập trung nhiều hơn vào công tác rà soát, xây dựng qui

định, thủ tục hành chính để sao cho các qui định, thủ tục đó không chỉ là công cụ quản lí có hiệu lực mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn, đặc biệt là giải quyết thủ tục giao đất trồng rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở... Đời sống kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số có điều kiện dần phát triển lên.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)