ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1.2. Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, thể chế hoá và thực hiện có hiệu quả chính sách bình đẳng dân tộc
thực hiện có hiệu quả chính sách bình đẳng dân tộc
Xuất phát từ những đặc điểm cụ thể trên, theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn. Đảng ta thấy rõ sự phát triển không đều giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số về kinh tế – xã hội, văn hoá. Riêng ở miền núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức độ tiến bộ và trình độ sinh hoạt cũng có sự chênh lệch. Muốn củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần cho nhân dân ta cần dần dần xoá bỏ tình trạng đó. Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Do vậy, Đảng và Nhà nước vẫn cần sớm xây dựng và ban hành đạo luật về dân tộc để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các quan hệ dân tộc, khắc phục tình trạng quá chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Đồng thời cần không ngừng bổ sung, sửa đổi những chính sách đã có cho phù hợp với tình hình thực tiễn biến đổi của dân tộc hiện nay, đảm bảo thực hiện đúng tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển. Việc xây dựng chính sách là công việc khó khăn, phức tạp, vì vậy, khi xây dựng chính sách phải huy động được sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, của đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cần tránh tình trạng một số chính sách được ban hành không xuất phát từ thực tế, chỉ đơn thuần là kết quả chủ quan của cơ quan chủ quản.
Vì vậy, cần sớm nghiên cứu và xây dựng Luật dân tộc làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Cho đến nay, ngoài một số điều của Hiến pháp xác định quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta còn có tới 26 bộ luật, luật và 3 pháp lệnh đề cập trực tiếp đến vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và vấn đề bình đẳng dân tộc ở nước ta. Đáng chú ý là, trong những năm gần đây, chính phủ ta liên tục ra chỉ thị, nghị quyết, quyết nghị về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mà gần đây nhất là Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm
2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
Trong văn bản kể trên, rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I, đã chỉ rõ những đối tượng và nguyên tắc cụ thể của việc thực hiện tiếp giai đoạn II là:
Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước. Chương trình đầu tư tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất.
Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương trình.
Kết hợp Chương trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phối hợp và dành phần ưu tiên đầu tư cho Chương trình này.
Bên cạnh việc đổi mới công tác xây dựng chính sách, điều dễ nhận thấy là việc tổ chức thực hiện chính sách có vai trò quyết định sự
thành công của chính sách. Tuy vậy, từ trước đến nay, đây vẫn là khâu yếu của công tác quản lý nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ làm công tác dân tộc vừa ít lại kém năng lực, không biết tiếng dân tộc. Hơn nữa, việc đưa chính sách vào một số khu vực trình độ dân trí thấp, có những phong tục, tập quán lạc hậu, địa hình trở ngại cũng là những nhân tố làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách.
Có thể nhận thấy, việc ban hành, triển khai và thực hiện chính sách dân tộc từ trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả và thành tựu bước đầu. Nhưng cũng có một vấn đề đặt ra là những chính sách đó liệu có tới được với tất cả người dân, đồng bào các dân tộc thiểu số hay không? Đồng bào có được hỗ trợ một cách tối đa từ những chương trình, chính sách đó để phát triển kinh tế hay không? Vì vậy, bên cạnh việc thể chế hóa, cần giám sát các bước triển khai, thực hiện chính sách dân tộc để tất cả mọi người dân các vùng dân tộc đều được hưởng những ưu đãi và hỗ trợ tối đa từ những chương trình thiết thực này của Đảng và Nhà nước.
Để các chính sách dân tộc thực sự đi vào cuộc sống, trong xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách cần đặc biệt chú ý đặc điểm tâm lý và luật tục của các dân tộc.
Đối với đặc điểm tâm lý: khi xây dựng, triển khai các chính sách dân tộc cần điều tra tổng thể nhu cầu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện tại, từ đó xác định cần tập trung vào trọng điểm nào, ở đâu và phải xác định vai trò động lực, tính điển hình để nhân rộng. Cùng với việc quan tâm xây dựng nền tảng vật chất, phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần, khơi dậy niềm
tự hào, tự tôn của mỗi dân tộc, qua đó để đồng bào cảm nhận đầy đủ những giá trị của cuộc sống hiện tại cần được bảo vệ, giữ gìn. Đồng thời, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở các