Nâng cao năng lực của hệ thống chính trị vùng dân tộc miền nú

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.3. Nâng cao năng lực của hệ thống chính trị vùng dân tộc miền nú

sở, đội ngũ này cần thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào.

Đối với các luật tục: để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực lạc hậu của luật tục, cần tích cực xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội, giao thông, thông tin liên lạc, từng bước nâng cao dân trí, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân. Từ cơ sở đó để từng bước xoá bỏ những tập tục lạc hậu, đưa những chuẩn mực đạo đức tiến bộ phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công việc sưu tầm, nghiên cứu luật tục các dân tộc thiểu số; in song ngữ các tài liệu về luật tục hướng dẫn việc tiếp tục phát huy các khiá cạnh tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Tổ chức cho các buôn làng xây dựng các quy ước mới về nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tăng cường phát huy dân chủ ở cộng đồng. Quy ước đó dựa vào những mặt tích cực của luật tục, thúc đẩy sự phát triển của buôn làng. Duy trì và tăng cường vai trò của tổ hoà giải ở các bản làng, vai trò của những người có uy tín trong các dân tộc, vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật vào việc quản lí xã hội và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2.1.3. Nâng cao năng lực của hệ thống chính trị vùng dân tộc miền núi miền núi

Trước hết, cần nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn các vùng dân tộc và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ ưu tiên cấp bách để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trên cơ sở thống nhất nhận thức mới có thể tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết một cách đồng bộ, dứt điểm các vấn đề có liên quan đến củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở các địa bàn dân tộc và miền núi từ thể chế chính sách đến tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ theo những chương trình, nội dung phù hợp với từng loại cán bộ cơ sở trên địa bàn dân tộc và miền núi. Có chính sách cơ chế cụ thể, đồng bộ trong việc đào tạo nguồn cán bộ cơ sở tại chỗ và thu hút cán bộ trẻ về công tác ở cơ sở trên địa bàn dân tộc, miền núi. Đồng thời quan tâm đến cán bộ người dân tộc trưởng thành từ cơ sở và từ học sinh, sinh viên con em đồng bào dân tộc tốt nghiệp các trường đại học, trung học chuyên nghiệp; sắp xếp bố trí tỷ lệ thỏa đáng cán bộ là người các dân tộc. Đặc biệt, cần làm tốt công tác cử tuyển, đảm bảo nghiêm túc, dân chủ, công khai, đúng vùng, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng. Trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số cần phải xây dựng một hệ thống chính sách giáo dục đại học đối với khu vực miền núi và dân tộc trên cơ sở Bộ luật Giáo dục. Chính sách phải gắn với yêu cầu thực tế của từng tiểu vùng, từng khu vực địa lý, từng dân tộc thậm chí từng nhóm địa phương và đặc biệt là rất mềm dẻo trong từng giai đoạn.

Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ công chức dự bị để bổ sung cho các huyện miền núi vùng cao; cần thay đổi chất lượng cán bộ, công chức; không nhất thiết phải giảm biên chế bình quân chung như các khu vực khác. Quan tâm xây dựng, củng cố thôn, làng, buôn, bản để phát huy tính tự quản cộng đồng của đồng bào các dân tộc; để cao vai trò trách nhiệm của trưởng thôn, trưởng bản, già làng; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn để khuyến khích họ hăng say công tác.

Xác định rõ cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương; đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng từ việc ra nghị quyết, cử cán bộ vào các chức danh của hệ thống chính trị, kiểm tra cán bộ đảng viên, chính quyền, đoàn thể tổ chức thực hiện nghị quyết; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong việc lựa chọn cán bộ thôn, làng, ấp, bản, cán bộ chủ chốt xã trong việc thực hiện các chương trình, dự án được Nhà nước đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)