ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của mỗi dân tộc
Tôn trọng, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng là giải pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng dân tộc.
Văn hoá là một trong những yếu tố cốt lõi và sâu sa nhất của vấn đề dân tộc. Xây dựng một nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hoà các giá trị văn hoá của các dân tộc trong nền văn hoá chung của một quốc gia đa dân tộc, tạo điều kiện
để các dân tộc phát triển nền văn hoá của dân tộc mình, đó là nội dung của vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc về văn hoá.
Vì thế, cần có phương án giữ gìn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Chữ viết, tiếng nối của các dân tộc phải được sử dụng trong đời sống thường ngày, trong giảng dạy ở trường, trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật... Chữ viết, tiếng nói của các dân tộc phải được sử dụng trên báo chí, xuất bản sách, trên đài phát tranh và truyền hình trung ương và địa phương. Từng bước phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho các dân tộc bằng cách xây dựng các tụ điểm văn hoá nông thôn ở các trung tâm làng, bản, đặc biệt quan tâm tới vùng kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa.
Văn hoá gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các dân tộc. Văn hoá là một trong các biểu hiện quyền bình đẳng của các dân tộc, đồng thời là phương tiện đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong các dân tộc. Phát triển văn hoá các dân tộc sẽ làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất cho nền văn hoá Việt Nam nói chung. Thực hiện bình đẳng dân tộc trên các mặt, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá, là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.