Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 61)

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.1.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ

phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng, an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là nhiệm vụ trung tâm hiện nay.

Trên cơ sở đó, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mới có điều kiện thực hiện và trên thực tế bình đẳng dân tộc mới được bảo đảm.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo quan điểm của Đảng ta, không phải chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn là sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghệ tiến tiến; không chỉ đi theo những bước tuần tự mà còn kết hợp đồng thời các thành tựu trên nhiều lĩnh vực có những mũi nhọn có thể đi tắt đón đầu; không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, mà còn phải biết tận dụng và hiện đại hoá công nghệ truyền thống của đất nước.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2010 của Đảng ta nêu rõ: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay (Trang 61)