5. Kết cấu luận văn
3.3.1. Thời gian dĩ vãng, u buồn
Sự vận động của thời gian trong tác phẩm thơ thường gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân thông qua hệ thống các biểu tượng nghệ thuật. Sự cảm thụ thời gian chính là những rung động của nhà thơ trước cuộc đời đồng thời thể hiện những quan niệm của tác giả về đời sống nhân sinh, do đó thời gian nghệ thuật luôn mang tính chủ quan. Việc khám phá thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của Đinh Hùng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư duy thơ tác giả.
Đến với thơ Đinh Hùng, cảm nhận rõ rệt nhất là thi sĩ hầu như viết rất ít về thời gian hiện tại. Thời gian trong thơ ông đa phần là thời gian quá khứ, thậm chí có những quá khứ đã lùi vào dĩ vãng xa xăm của nhân loại, đó là thời tiền sử:
Trải sóng nước, vượt qua rừng châu thổ Ta lên đây nghe vượn hú kêu sầu
Cảnh diễm lệ ngẩn ngơ hồn cầm thú Thôi dừng chân, xem Nhan Sắc lên ngàn
(Người gái thiên nhiên)
Người đọc như lạc bước trong một thế giới hoàn toàn xa lạ với cảnh núi rừng âm u, hoang dã. Thi nhân đưa chúng ta quay ngược trở về quá khứ thuở sơ khai, hòa
mình vào không khí thời hồng hoang sơ cổ để rồi từ đó nhà thơ thực hiện một cuộc viễn du tìm về với cõi hư vô :
Khi miếu đường kia phá bỏ rồi Ta đi tìm những hướng sao rơi Lạc loài theo dấu chân cầm thú Từng vệt dương sa mọc khắp người
(Những hướng sao rơi)
Nói về thời gian trong ngày, thơ Đinh Hùng thường xuất hiện thời gian vào lúc đêm khuya, đêm sâu rùng rợn, phải chăng lúc này là thời gian của bóng ma, của những linh hồn xưa hiện về từ cổ mộ:
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya Đâu đây u uất hồn sơ cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
(Những hướng sao rơi)
Có thể nói, thời gian trong thơ Đinh Hùng là thời gian siêu tưởng, con người ngập chìm trong bóng đêm “hãi hùng nghe vẳng bước thời gian”. Nếu có ánh trăng thì đó cũng là ánh trăng thê lương, bàng bạc soi khắp cõi nhân gian, dễ gây nên cảm giác rùng mình, ghê sợ khi liên tưởng đến cõi âm phần lạnh buốt:
Trăng lên vầng trán thành hoang địa Đáy mắt xanh rờn ánh lửa ma
(Tiếng sao tiền định)
Thời gian mà Đinh Hùng nói đến trong thơ hầu như không có thời gian của tương lai. Tác giả định danh thời gian quá khứ bằng những từ như: ngàn xưa, hồn xưa, thuở xưa, đêm xưa, năm ngoái năm xưa, cặp mắt ngày xưa, thậm chí Á Đông xưa:
Xưa Á Đông buồn xuôi đại dương, Chiều tha phương đến ngủ bên nàng. Tóc ai thả lướt con thuyền mộng, Nghiêng xuống đôi vai chút phấn vàng.
Nói về thời gian trong năm, Đinh Hùng nói nhiều nhất đến mùa thu:
…Thu về em đã gặp thu chưa ? …Thu hết rồi đây, thu sắp hết! …Em có vì thu gieo lệ không?
Có phải mùa thu là buồn, là sầu đúng với tâm trạng của thi nhân nên ông nói nhiều đến mùa thu hay đây là cảm hứng chung của các thi sĩ trong phong trào Thơ mới? Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Bích Khê…đều nổi tiếng với những bài thơ viết về mùa thu. Riêng với Đinh Hùng, mùa thu có điểm khác biệt, nó luôn gắn liền với sự xuất hiện của những bóng ma cùng nỗi sầu thương da diết của thi nhân. Mùa thu không hiện ra một cách cụ thể, rõ ràng mà mơ hồ, ảo mộng. Nhà thơ mượn hình ảnh mùa thu nhưng không phải để nói về mùa thu mà để nói về hình ảnh khác:
Em hãy cười lên vang cõi âm, Khi trăng thu lạnh bước đi thầm. Những hồn phiêu bạt bao năm trước, Nay đã vào chung một chỗ nằm.
(Gửi người dưới mộ)
Một điểm đặc biệt nữa về thời gian trong thơ Đinh Hùng đó là “không gian hóa thời gian”. Cảm giác lạc lõng, bơ vơ trước dòng đời đang cuộn chảy đã khiến Đinh Hùng từ bỏ thực tại, nơi mà ông xem là địa ngục chốn trần gian. Đặc biệt là
“từ khi thưa lạnh hương em, ta đem phòng làm cổ mộ”, nhà thơ càng thấm thía sự ngắn ngủi của thời gian sinh mệnh đời người. Thi nhân tìm cách vượt nó bằng giải pháp thoát vào mộng ảo. Ông đã xáo trộn thời gian, xoá nhoà hiện tại, đẩy thời gian về quá khứ xa xăm - thời nguyên thuỷ, hay xô tới tương lai sâu thẳm - cõi chết:
Giờ làm chung ảo diệu Ta cầm giây lương duyên Ai gọi đời niên thiếu? Trăng! kìa trăng ảo huyền
(Cầu hồn)
Tìm về chốn địa đàng hay đi vào cổ mộ theo tiếng gọi vô thức, tâm linh, tác giả “Mê hồn ca” đã làm hồi sinh một thế giới mới với tình yêu và sự sống trường
tồn bởi ở trong thế giới này không tồn tại khái niệm thời gian, hay nói đúng hơn, đó là thời gian hỗn độn:
Bốn mùa trăng vào một hội chiêm bao Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phấn lạ. Xa tục phố, đây bức tranh thần hoạ, Lẫn sầu vui, ai nhớ tuổi sông hồ.
(Tìm bóng tử thần)
Cảm thấu, thống đoạt thời gian bằng linh giác, Đinh Hùng đã sáng tạo ra những hình ảnh ước lệ, tượng trưng ẩn chứa quan niệm nghệ thuật về thời gian:
“Đêm hiền hậu”, “Thu xanh dòng thác lệ u hoài”, “Thời xa vắng mở hương lòng trái đất”… Nhà thơ đã biến cái thoáng chốc thành cái vĩnh cửu, cái khoảnh khắc thành cái bất diệt khiến thời gian hoà lẫn vào không gian. Nói như tác giả Đỗ Lai Thúy thì đó là hiện tượng “không gian hoá thời gian”:
Xưa mạch đất dấu nghìn xuân vũ trụ Ta lãng du, chợt gặp cỏ hoa tình. Mừng phong cảnh bốn mùa về hội ngộ, Ta gọi tên hồn non nước sơ sinh.
(Hoa sử)
Thời gian trong thơ Đinh Hùng giúp ta hiểu và trân trọng cái đẹp đồng thời giúp nâng niu những khoảnh khắc đang sống trong hiện tại.