5. Kết cấu luận văn
1.2.3.3. “Tiếng ca bộ lạc”: di cảo thơ đặc sắc
“Tiếng ca bộ lạc” là một tập thơ có số phận đặc biệt vì nó được xuất bản sau khi Đinh Hùng đã mất. Con trai trưởng của nhà thơ là ông Đinh Hoài Ngọc đã tập hợp lại rồi đưa cho bác mình là thi sĩ Vũ Hoàng Chương sắp xếp, hiệu đính, đặt tên. Năm 1973, nhà xuất bản Lửa Thiêng đã ấn hành “Tiếng ca bộ lạc”. So với “Mê hồn ca” và “Đường vào tình sử” thì “Tiếng ca bộ lạc” được ít người biết đến. Thậm chí ngay cả những nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng chỉ chú ý đến hai tập thơ đã được xuất bản vào năm 1954 và năm 1961. Đây là quả là một điều đáng tiếc đối với Đinh Hùng và đối với cả những người yêu thơ.
Tập thơ gồm có 36 bài, phác hoạ chân dung Đinh Hùng từ những ngày đầu cầm bút đến những năm tháng cuối đời. Nhiều bài được viết trước khi “Mê hồn ca” và“Đường vào tình sử”ra đời. Vì thế đọc “Tiếng ca bộ lạc”, chúng ta dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc trong tư duy thơ Đinh Hùng. Trước hết là chất liêu trai, ma mị đầy ám ảnh:
Hài cốt lung linh, gấm phủ hồn Lìa vai, tinh thể khóc cô đơn Gợn màu lăng kính, trăng kinh dị Chắn nẻo luân hồi cánh cửa son
(Trái tim hồng ngọc)
Vẫn là chất thơ tượng trưng quen thuộc với hồn, với khói sương mờ ảo từ trong cõi âm phần lạnh lẽo, rất giống với các bài thơ trong “Mê hồn ca”. Ngay tình yêu đôi lứa cũng được thể hiện với sự khốc liệt, dữ dội của cảm xúc và sự khuấy đảo đến kinh hoàng của hình tượng thơ:
Em ơi! Em ơi! Linh thần phản phúc Tình đôi ta cười rợn tiếng truy hoan Hãy quỳ đây! Anh rền rĩ kêu van Hai mắt lệ bi thương còn đỏ máu
(Cuồng vọng)
Ba mươi bài thơ đầu của tập “Tiếng ca bộ lạc” vẫn là nỗi đau khổ, điên cuồng, ảo vọng và mê loạn. Thế giới tâm linh của thi nhân phiêu diêu trong bầu không gian ảo diệu và thời gian linh giác, con đường tình yêu trập trùng thực mộng:
Anh chắp cánh cho thời gian ngược dòng ảo giác Và không gian thu gọn giữa lòng hoa
Mùa xuân nào áo tím có đôi ta Đuổi bắt Mộng với bàn tay ánh sáng
(Thượng uyển)
Điều này rất nhất quán với phong cách thơ Đinh Hùng ở hai tập thơ đã xuất bản trước đó, đặc biệt là chất huyền nhiệm và siêu thoát. Nó chứng tỏ một điều, Đinh Hùng, cho đến những bài thơ cuối cùng vẫn thủy chung như nhất với quan điểm sáng tác, với tư duy nghệ thuật của mình. Và do đó, ông đã kiến tạo nên một vùng thơ riêng mang bản sắc cá nhân độc đáo.
Một điều đặc biệt, không thể không nói đến là trong tập thơ này, sáu bài cuối cùng lại là những bài mang đậm cảm hứng lịch sử. Đó là các bài: Hương phấn Mê Linh, Chiến sĩ áo chàm, Những dòng chữ lửa, Các anh lớp lớp, Phượng lại tìm
Hoàng, Nhân duyên cõi Việt. Đây là điều rất có ý nghĩa vì nó chứng tỏ ngòi bút của Đinh Hùng trong nhiều trường hợp cũng biết “hướng ngoại” chứ không chỉ “hướng nội” như chúng ta vẫn tưởng. Chẳng hạn như đoạn thơ Đinh Hùng khắc họa chân dung Trưng Trắc, Trưng Nhị với những nét đẹp đẽ, hào hùng trong bài “Hương phấn Mê Linh”:
Đầu voi hiện bóng cờ Nương Tử, Vẳng tiếng canh truyền lệnh tiến binh. Phấp phới tinh kỳ, loang ánh kiếm Sông dài, biển rộng quẫy đuôi kình.
Cả bài thơ giống như một khúc trường thi hùng tráng nói về tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta theo truyền thống "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ". Hai vị nữ vương ra trận với khí thế hào hùng, được hun đúc từ hồn thiêng sông núi:
Lĩnh Nam một cõi hai vầng nguyệt, Hai lưỡi gươm vàng dựng Đế Kinh. Gợn nét mày chau, cơn gió hú, Rung lên địa chấn, xóa mây thành.
Trong bài thơ “Chiến sĩ áo chàm”, Đinh Hùng lại phác họa chân dung người chiến sĩ thời chống Minh kháng Nguyên một cách quả cảm, kiên trung:
Những cánh tay Sơn Cước đã vung lên
Dao quắm uy linh chung một lời nguyền " Sát Đát" in hằn nét chữ Và đoàn quân dã chiến dựng cờ thiêng
Châu Ma Lục đồng lòng quyết tử
Những câu thơ mang đậm chất sử thi, anh hùng ca tráng lệ, đưa người đọc trở về với một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc. Toàn bài thơ, những thổ ngữ, địa danh của dân tộc thiểu số được Đinh Hùng lặp đi lặp lại thể hiện cá tính hoang sơ tiềm ẩn trong bầu nhiệt huyết sục sôi hào khí man dại của núi rừng. Khắp nơi vang lên lời thề " Sát Đát ", vạn sắc áo Chàm dũng mãnh xung phong trong niềm tin vào sự yểm trợ của thần linh, rừng núi .
Xét về mặt thể thơ, “Tiếng ca bộ lạc” cũng giống như hai tập thơ trước, là một tập hợp nhiều bài được viết theo nhiều thể khác nhau: có thể lục bát, bảy tiếng,
tám tiếng…và cả thơ hợp thể. Tuy nhiên, điều mà Đinh Hùng chú trọng nhất ở đây vẫn là phải làm sao để có thể phát huy được tính nhạc trong thơ một cách tối đa.