Nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu Thơ Đinh Hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 49)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Nhân vật trữ tình

2.1.1. Cái tôi trữ tình hƣớng nội với những suy tƣ dấy loạn nội tâm

Cái tôi trữ tình là chủ thể của hành trình sáng tạo thi ca, có vai trò quan trọng trong thơ với tư cách là trung tâm bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của thi nhân trước cuộc đời. Vì thế, có thể nói, thơ ca chính là sản phẩm, là kết quả của cái tôi tác giả được thể hiện một cách nghệ thuật thông qua các phương thức biểu hiện trong tác phẩm. Tìm hiểu tư duy thơ không thể tách rời với việc tìm hiểu cái tôi trữ tình của thi nhân.

Từ trước thế kỷ XX, trong lí luận và mĩ học, cái tôi trữ tình đã được chú ý ở phương diện “cái chủ quan”, “cái chủ thể” như một cách tiếp cận thế giới mang tính đặc thù của thể loại trữ tình. Và sau đó, cái tôi ngày càng được chú ý hơn trong triết học, tâm lí học…và đặc biệt là trong văn học. Claude Pichois – nhà văn Pháp thế kỷ XX khẳng định: cái tôi trong mọi thời đại được coi như nguồn gốc của mọi hoạt động thơ ca, như là cốt lõi của thể loại trữ tình. Cái tôi thể hiện cá tính, làm nên nét độc đáo dị biệt trong tư duy thơ tác giả. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm riêng, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc đa dạng, phong phú.

Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990” của tác giả Lê Lưu Oanh có nêu ra cách hiểu khái niệm cái tôi trữ tình như sau: “Cái tôi trữ tình là hình tượng – cá nhân cụ thể, cái tôi – tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình”[41, tr.3]. Như vậy, thông qua cái tôi trữ tình, chúng ta có thể hiểu được thế giới nội tâm của nhà thơ, nói cách khác, có thể hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng... của nhà thơ trước cuộc đời.

Đinh Hùng là một nhà thơ ở hậu kỳ Thơ mới. Và “Thơ mới đã tạo ra được một cái chủ thể trực tiếp, một cái tôi nội cảm thực sự, tích cực và chủ động trong sự dẫn dắt hình tượng. Tư duy thơ hướng vào phía trong để phân tích các cảm giác, trình

bày các trạng thái tình cảm” [49, tr.178]. Điều đó cũng có nghĩa, cái tôi trữ tình trong Thơ mới nói chung và thơ Đinh Hùng nói riêng là cái tôi hướng nội, cái tôi đầy cảm xúc. Nói cách khác, đó là “tư duy hướng vào phía trong để biểu hiện chủ thể”[49, tr.180].

Tư duy thơ Đinh Hùng có nhiều điểm khác biệt so với tư duy thơ của các nhà thơ lãng mạn đương thời. Tuân thủ phương pháp sáng tác của trường phái thơ tượng trưng cùng với những ám ảnh từ nỗi đau trong đời sống thực tại, “Đinh Hùng đã kiến tạo nên một thế giới thi ca dị biệt xây dựng lên từ chất liệu của những cơn mê, những nỗi ám ảnh về hai cái chết của chị Tuyết Hồng và Liên” [31]. Trong cuộc hành trình cô đơn, lạc loài, mê loạn, thi nhân đã vượt qua sự biểu hiện cái tôi cá nhân tự ý thức của chủ nghĩa lãng mạn để làm một cuộc phân thân quyết liệt, thâm nhập vào tận cùng khu vực bí ẩn của thế giới tâm linh, những cái vô hình và những thế lực định mệnh. Vì thế, cái tôi trữ tình trong thơ Đinh Hùng “không còn đông cứng, nguyên phiến, khuôn mẫu mà linh động, phân rã, biến hoá như một viên kim cương đa diện lung linh muôn sắc màu”[31].

Nằm trong quỹ đạo của Thơ mới, thơ Đinh Hùng về cơ bản là thơ hướng nội trực tiếp, cái tôi trữ tình là cái tôi hướng nội với những suy tư dấy loạn nội tâm.

2.1.1.1. Cái tôi cô đơn, bi thiết.

Trong bài viết nhan đề “Đinh Hùng với cơn mê trường dạ”, nhà nghiên cứu Tạ Tỵ có nhận định: “Nói đến Đinh Hùng là nói đến cô đơn, là nói đến khát vọng. Nỗi cô đơn và niềm khát vọng đó in hằn trong kích thước thi ca mà Hùng đã dấn thân như người lính cảm tử. Hùng đã sống trọn vẹn và chung thuỷ đến lúc lìa đời với hướng đi tự nguyện” [80, tr.231]. Đọc thơ Đinh Hùng, có một cảm nhận rõ rệt: ông là người ưa cô đơn, sống khép kín. Tâm trạng này đã được nhà thơ nói rõ hơn trong tập văn xuôi “Đám ma tôi”: “Mười mấy năm nay tôi nói cho những ai nghe? Làm gì có ai chịu nghe tôi nói! Cả bốn xung quanh hờ hững như bức tường câm, cũng không được thấy một lời không gian vọng lại”. Có thể nói, thơ Đinh Hùng tràn ngập sự hiện diện của cái tôi cô đơn. Thực ra, đây không phải là một điều ngoại lệ bởi trong thời đại của Thơ mới, cái tôi cô đơn được xem là một quan điểm thẩm mĩ; cái buồn, cái sầu gắn bó với thi nhân như một người bạn thiết thân. Chỉ có điều, với

Đinh Hùng, đó không phải là cái tôi cô đơn mang nỗi buồn thiên cổ như Huy Cận, không phải là cái tôi cô đơn muốn giao hòa với vạn vật như Xuân Diệu hay cái tôi cô đơn muốn trốn tránh đến “một tinh cầu giá lạnh” như Chế Lan Viên hoặc cái tôi cô đơn muốn “đi, đi mãi vào vô tận” như Hàn Mặc Tử. Cái tôi cô đơn trong thơ Đinh Hùng là một cái tôi cô đơn bi thiết, được khơi lên từ nỗi đau đớn tột cùng khi người yêu vội xa lìa trần thế:

Em đi hoài cảm một mình.

Hai lòng riêng để mối tình cô đơn. Hôm nay tưởng mắt em buồn:

Đã trông thấp thoáng ngọn cồn, bóng sương. Lạnh lùng chăng, gió tha hương?

Em về bên ấy, ai thương em cùng?

(Bài hát mùa thu)

Người con gái trong mộng của thi nhân vội về nơi âm giới khiến cho thi nhân mang cảm giác bơ vơ, lạc loài với tất cả niềm tiếc thương, hờn giận.“Chưa có một thi sĩ nào có thể đem cái riêng tư sầu kín phản ánh qua thơ trung thực hơn Đinh Hùng” [82]. Càng cô đơn, nhà thơ càng khát khao giao cảm với cuộc đời, với mọi người, mong lấp đầy những thiếu hụt trong tâm hồn mình: “Tôi mong một chiều nay hay một chiều mai hay một chiều kia xa nữa, người bạn thương tôi sẽ cô đơn tìm đến viếng mồ tôi, đem theo ít nhiều hoa trắng, và đừng khóc tôi bằng lệ, đừng nói thương tôi bằng lời, vì nước mắt người ta, tiếng nói người ta không phải là riêng của bạn gìn giữ cho tôi; của bạn cho tôi mà rõ riêng tây chỉ là một chút hương lòng mỏng manh, tôi xin tìm ở linh hồn của hoa cũng được. Với cái nhìn cô độc, Đinh Hùng không tin cõi đời hiện hữu là có thực, sự nghi ngờ được nâng lên thành nỗi ám ảnh về cái vô thường của cuộc đời. Vì thế, đến với thơ Đinh Hùng, ta có cảm

nhận cái tôi trữ tình luôn ở trong trạng thái bất an:

Đèn vàng lướt bánh xe qua,

Nhìn nhau sao rụng, canh tà như bay. Xin em một phút cầm tay,

Rồi mai cát bụi, gót giầy hư không.

Dường như nỗi bất an chưa bao giờ chịu buông tha cho Đinh Hùng. Chúng hiện diện thường trực, trở đi trở lại để nhắc nhở thi nhân rằng, trong cuộc đời lúc nào cũng có những thiếu hụt mà người ta không tài nào san lấp, đổ đầy. Sự thiếu hụt ấy rõ ràng đến mức ngay cả khi ngồi kề bên người con gái bằng xương bằng thịt với mùi hương quyến rũ, thi nhân cũng thấy nàng vụt chốc bỗng trở thành xa lạ:

Ôm nhan sắc với hai bàn tay sắt Ta nhìn ai, ôi khóe mắt ta nhìn Em có là ma, là quỷ, là tiên?

Em có mấy linh hồn bao nhiêu mộng? Em còn trái tim nào đang xúc động? Em có gì trong xác thịt như hoa?

(Bài ca man rợ)

Trong bóng tối mênh mông dày đặc của hiện tại, người thơ không trông mong tìm thấy những gì mình chờ đợi. Đinh Hùng nhắm mắt lại để ru hồn vào quá khứ:

Tàn ác, thời gian giục vó câu Mình ta lạc mộng, đứng trong sầu Ngẩn ngơ tình tứ, lòng hoang dại Mờ ảo dung quang, tóc đổi màu

(Vô thường)

Thật đúng như Octavio Paz từng viết: “Những khổ đau của ái tình đều là những khổ đau của nỗi cô đơn”. [76, tr.116]. Cái chết của Liên không chỉ là cái chết của một người kiều nữ, đó còn là cái chết của “hoa và ánh sáng”, của “nắng và mặt trời”. Nó khiến thi nhân “vĩnh viễn hoài nghi và phủ nhận”. Thậm chí, có những lúc, tình yêu trở thành nỗi oán giận, đau đớn, điên cuồng:

Tất cả em đều bắt ta khổ não,

Và oán hờn căm giận tới đau thương, Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng, Và khát vọng đến vô tình, vô giác.

Liên đã mất, Đinh Hùng đau đớn tưởng như điên dại. Cái tôi cô đơn càng thu mình lại, xa lánh cuộc đời ồn ã để chiêu niệm, vọng tưởng hình bóng giai nhân :

Ta hằng nghe rõ

Tiếng buồn trong sương Hằng thấy trên tường, Hình ma, bóng nhớ Chỗ em ngồi cũ Lên màu khói hương

(Màu sương linh giác)

Quả đúng như Phạm Việt Tuyền nhận xét: “Lòng thương tiếc người yêu đã chết khiến cho thi nhân ”đem phòng làm cổ mộ”, “hằng nghe”, “hằng thấy” “hình ma bóng nhớ” và có những cảm nghĩ điên cuồng, mặc dù lời thơ lúc nào cũng chỉnh tề chững chạc” [55]. Cái tôi cô đơn của Đinh Hùng mang sắc màu bi thiết và ai oán. Nhiều lúc, thi nhân tưởng như trở nên điên loạn trong nỗi đau đớn chất ngất trời mây:

Lòng ta man rợ

Không còn xót thương. Chết đi ta phá Thiên Đường, Kinh động trái tim Thần Nữ.

(Màu sương linh giác)

Với những lời thơ rớm máu, đầy ma lực, thực và mộng trong thơ Đinh Hùng luôn luôn xáo trộn tạo nên tiếng kêu vò xé, thảng thốt giữa cơn mê loạn. Và hơn ai hết, Đinh Hùng hiểu rõ: cô đơn chính là định mệnh của đời mình. Phải chăng vì thế mà thi nhân buồn bã thốt lên:

Tôi sẽ đi như giấc mộng buồn, Và đi như vệt nắng cô đơn.

(Nét chữ xuân thu)

Thi nhân cất lên lời thổn thức đầy kiêu hãnh của một trái tim đa tình rớm máu, muốn nép mình vào một góc tối để nương náu cho hết một kiếp người:

Trái tim hoa! Hãy đón lòng này yếu Tôi về đây ước chết giữa quê tình Mắt ai buồn soi nắng động rung rinh Hàng mi lặng đưa mây vào giấc ngủ

(Trở bước quê tình)

Và ngay trong cõi âm phần, thi nhân vẫn đau đớn khi thấy mình cô độc: “Chao ôi! Linh hồn của tôi bây giờ đi ở phương nào? Vui làm chi nhiều non nước lạ! Linh hồn của tôi! Linh hồn của tôi! Sao không một ngày trở lại thăm tôi đi! Khóc tôi đi! Cỏ xanh đã mọc lên trên mộ tôi rồi đấy! Chao ôi! Linh hồn của tôi còn nỡ bỏ tôi, còn dám trách gì những ai phai nhạt!” (Đám ma tôi)

2.1.1.2. Cái tôi cuồng nhiệt và mê đắm

Mặc dù cô đơn bi thiết nhưng cái tôi trữ tình trong thơ Đinh Hùng vẫn là một cái tôi tha thiết yêu thương. Đó là tấm chân tình, là tiếng lòng, là thế giới nội tâm của thi nhân mở ra và ngỏ với mọi người. Tình yêu dưới ngòi bút của Đinh Hùng hiện lên với đủ mọi cung bậc của cảm xúc, cuồng nhiệt và mê đắm.

Nếu tình yêu trong thơ Nguyễn Bính dịu dàng như hương đồng giónội, mộc mạc đơn sơ như mối tình chân quê và ngọt ngào như lời ru của mẹ thì tình yêu trong thơ Đinh Hùng lại rạo rực, tha thiết đến vô cùng. Trái tim đa tình của thi sĩ luôn tràn đầy khát vọng được yêu, được tìm về với cõi vô cùng, cõi vĩnh hằng của linh hồn và tình yêu bất tử. Ngọn lửa tình lúc nào cũng rực cháy, nóng bỏng, hun đúc thành những dòng thơ da diết, mãnh liệt, đầy nhục cảm:

Nhớ bàn tay thẹn, mê từng ngón Môi nhớ làn môi, vai nhớ vai Hơi thở gọi nhau, hồn nhớ xác Nhớ như thần phách lạc hình hài

(Trái tim hồng ngọc)

Tình yêu trong thơ Đinh Hùng mang tính hiện đại, không gò bó, ước lệ, biểu hiện đúng trạng thái say mê, rạo rực của một người đang yêu và được yêu, đòi hỏi sự giao hòa đến vô biên, tuyệt đích. Sự đòi hỏi này của Đinh Hùng khác hẳn với Xuân Diệu:

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!

(Xa cách, Xuân Diệu)

Bởi lẽ, cái tôi trữ tình trong thơ Đinh Hùng không bám chặt vào mảnh đất trần gian như Xuân Diệu mà có lúc chếnh choáng giữa hai bờ thực - mộng, giữa hai trạng thái tỉnh - say. Cái đẹp tình yêu trong thơ Đinh Hùng là sự choáng ngợp, mê dại của tâm linh trước thế giới kỳ diệu của ái tình:

Em Mẫu Tượng của lòng anh hải cảng Cho anh phiêu lưu biển mộng muôn trùng Những thủy nữ pha sương phai mờ bóng dáng Thuyền anh trôi và sóng mắt em rung

(Những vì sao buồn giữa không trung) Chữ “tình” trong thế giới thơ của Đinh Hùng đa dạng và lung linh muôn màu sắc. Cái tôi tha thiết yêu thương luôn nồng nàn, mãnh liệt:

Trong im lặng tôi rùng mình nín thở Cầm tay em, nâng từng ngón tay hoa Tình yêu tràn trong thớ thịt, làn da Tình yêu rợn từ đầu mày chân tóc.

(Giáp mặt phù dung) Cũng có lúc đó là cái tôi sẵn sàng nâng niu, chiều chuộng hết mình:

Xin em ngồi trên nhung cỏ, Nghe suối ca vui nhịp nhàng. Anh ru cho hồn em ngủ, Bằng điệu ca sang dịu dàng

(Xuôi dòng mộng ảo)

Có lúc là lời tâm sự của một tâm hồn cô lẻ mãi hoài vọng trong quá khứ hình ảnh của bóng mộng tri âm:

Hoa nở cô đơn, bóng động thềm, Vườn xưa còn thoảng chút hương em. Xót xa lá cỏ vương mùi tóc,

Tà áo bay về, nhớ suốt đêm.

(Bao giờ em lấy chồng) Cũng có lúc lại là lời van xin đến tội nghiệp:

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ! Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười. Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi! Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm!

(Xin hãy yêu tôi)

Nhưng cũng có lúc tác giả dường như chán chường với những niềm vui trần thế mà tìm đến một thế giới khác ngoài hiện thực quen thuộc của cuộc đời. Đó không phải là chốn tiên cảnh như trong thơ Thế Lữ mà là thế giới âm phần đầy bí ẩn:

Hồn anh gửi những tinh cầu lữ thứ Vừa gặp hồn Em nét nhạc long lanh Muôn vạn nỗi niềm chuyển thành vân vũ Chìm trong đáy mắt nỗi buồn thiên thanh

(Tâm sự kinh đô)

Thơ Đinh Hùng giống như những nét bút vờn, phác họa nên hình tượng cái tôi trữ tình tha thiết yêu thương, mang mang, bàng bạc một tinh thần Đông Phương trên đường tìm về cõi mộng, lấp lánh vũ trụ miên trường. Tâm trí thi nhân bềnh bồng, ký ức phiêu du trên những nẻo đường tình yêu huyền nhiệm. Và nếu đọc hết những bài thơ của Đinh Hùng, chắc chắn người ta sẽ gán cho ông tên gọi “thi sĩ của tình yêu” như họ đã gọi nhà thơ Xuân Diệu.

2.1.2. Nhân vật trữ tình “Em”

2.1.2.1. “Em” – người đẹp và nỗi ám ảnh suốt đời của thi nhân

Đọc thơ Đinh Hùng, hầu như bài nào cũng thấy có hình tượng “em”. “Em” là nơi gửi gắm tình yêu, là nơi ký thác nỗi đau đớn suốt đời đồng thời cũng là để cảm xúc thăng hoa. Không khó để có thể nhận ra, “em” chính là bóng dáng của người

đẹp, một mỹ nhân với nhan sắc yêu kiều, diễm ảo. Trong rất nhiều bài thơ, “Em” được thi nhân trang trọng viết hoa như một sự tôn thờ, ngưỡng vọng.

Trước hết, đó là “Em” mang hình hài của một người kỳ nữ rất đẹp, rất tinh khiết, thanh cao, một giai nhân tuyệt sắc:

Em đài các, lòng cũng thoa son phấn Hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ

(Kỳ nữ)

Nếu sắc đẹp ấy khiến nhà thơ muốn chiếm lĩnh thì cũng chẳng có gì là lạ bởi vì các nhà thơ lãng mạn vẫn thường làm thế. Nhưng ở đây, hình ảnh của người kỳ nữ được Đinh Hùng nâng lên một nấc cao hơn khiến cho nàng trở thành biểu tượng

Một phần của tài liệu Thơ Đinh Hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)