5. Kết cấu luận văn
3.1.1.1. Ngôn ngữ quái dị, yêu ma
Tạ Tỵ trong bài viết “Đinh Hùng với cơn mê trường dạ” đã nhận định: “Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ” [80, tr.213]. Ngôn ngữ thơ Đinh Hùng giống như thể ngôn ngữ của một thế giới nào chỉ có trong truyền thuyết. Ở đó, ngôn ngữ đóng vai trò của những dòng bùa chú, của cõi âm phần lạnh buốt, của những mảnh đời lưu lạc góc biển chân mây. Thi nhân đã dùng những từ ngữ có sức lôi kéo đến kỳ lạ của những ý tưởng nảy sinh từ thế giới tâm linh.
Trước hết là nhan đề của những bài thơ. Nhiều nhan đề gây nên cảm giác rùng mình bởi sự liên tưởng đến những điều ma quái: Cầu hồn, Gửi người dưới mộ, Lạc hồn ca, Mê hồn ca, Màu sương linh giác, Thoát duyên trần cấu, Tìm bóng tử thần,
Cuồng vọng …Những nhan đề trên đều chỉ thế giới âm phần lạnh lẽo và bí hiểm, xa lạ nhưng đầy hiếu kỳ đối với trí tưởng tượng của con người.
Thứ hai là sự xuất hiện với tần số dày đặc thứ ngôn ngữ yêu ma, quái dị trong các bài thơ. Ở bài “Những hướng sao rơi”, Đinh Hùng viết:
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya Đâu đây u uất hồn sơ cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
Khổ thơ sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả cảm giác ghê rợn, lạnh lẽo của màn đêm với ánh trăng bàng bạc, hư ảo. Những bóng ma thời sơ cổ từ trong cõi âm phần bí hiểm dần dần xuất hiện, bảng lảng theo dấu chân người.
Trong bài thơ có nhan đề “Ác mộng”, thi nhân sử dụng rất nhiều ngôn ngữ thể hiện trạng thái điên cuồng, mê loạn:
Đời tàn tạ em đừng ca hát nữa:
Hội thanh bình, cuộc sống gượng vui thôi. Ta muốn điên vì khóe miệng em cười, Ta cuồng dại bởi nghìn câu em nói. Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội, Tình mất rồi! oán hận đã mênh mông. Chớ thờ ơ! Ta nổi giận vô cùng, Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ.
Một loạt các từ cùng trường nghĩa chỉ trạng thái mê loạn có tác dụng nhấn mạnh thêm trạng thái bất an của thi nhân: điên, cuồng dại, tàn nhẫn, oán hận, nổi giận, ác mộng…
Ở bài thơ “Thần tụng”, nói về những hồn ma, nhà thơ lại sử dụng thứ ngôn ngữ đầy cảm giác, cảm xúc mang tính cụ thể, tưởng chừng như có thể nắm bắt được khiến người đọc không khỏi có cảm giác rùng mình, ghê sợ:
Hồn mơn trớn ái ân cành nhạt Hồn đẩy đưa khoái lạc thuyền ca Trắng đêm mờ cặp thu ba
Trung thành với quan điểm nghệ thuật của thế giới tượng trưng, Đinh Hùng không sống trong đời thực mà sống trong thế giới đầy mộng ảo. Nhà thơ thả hồn mình vùng vẫy trong thế giới đó bằng những câu thơ kỳ lạ nhưng tuyệt đẹp :
Đêm huyền diệu mênh mông hồi thể chất. Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều. Lửa tinh cầu bừng cặp mắt cô liêu, Nhịp máu đọng kiếp Vô Thường hiu hắt. Này Biển Giác: mây trời nghiêm nét mặt, Cây Từ Bi hiện đóa Ác Hoa đầu,
Hồn gặp Hồn, ai biết thiện căn đâu?
(Tìm bóng tử thần)
Một đoạn thơ ngắn nhưng xuất hiện dày đặc các từ và cụm từ chỉ thế giới tâm linh: Mê Cung, dịp Phù Kiều, lửa tinh cầu, cặp mắt cô liêu, Nhịp máu đọng, kiếp Vô Thường, Biển Giác, cây Từ Bi, đóa Ác Hoa, hồn, thiện căn. Đoạn thơ mới đọc cảm thấy có phần khó hiểu nhưng đọc kỹ, ta cảm nhận được những vấn đề về nhân sinh quan cuộc sống cũng như những tâm tư tình cảm của thi nhân. Đó là thứ ngôn ngữ vang lên từ một tấm lòng yếm thế, một tấm lòng rời rã tự tình hướng đôi mắt nhìn sang cõi bờ khác lạ của chân trời mộng ảo.
Vườn thơ Đinh Hùng tràn ngập nỗi chán chường và những cơn ác mộng với màu sương linh giác. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau giọng điệu bi thương, u uất là hình sắc của tình yêu cuộc sống, chán đời mà vẫn tin đời. Chỉ có điều, nỗi đau li biệt nghìn năm của mối tình đứt đoạn khiến thi nhân chỉ có thể yêu trong mộng ảo, thoát cõi trần để tìm về với cõi hư vô. Vì thế đôi khi người thơ không nén nổi lòng mình mà thốt lên những lời bi phẫn, như đay nghiến, như dày vò:
Em giống ai? Ta điên rồi, không biết! Nụ hôn đầu tê dại đến tâm can.
Ta nhìn theo hình bóng những năm tàn, Tay sảng sốt vội ôm ghì xuân sắc.
Đọc thơ Đinh Hùng, có cảm giác thi nhân luôn chới với giữa hai bờ thực - mộng. Nhưng Đinh Hùng là một nhà thơ lãng mạn, và lãng mạn đến tận cùng, vì thế nên ông đã gieo hồn thơ mình vào mảnh đất tượng trưng và ở đó, từng hình ảnh mông lung, từng nỗi buồn vò xé, từng uất hận nghẹn ngào, tất cả đã làm nên giọng thơ đau buồn, bi phẫn, một nét riêng độc đáo trong tư duy thơ của Đinh Hùng.