Để trở thành nhà văn thực sự có tài năng, cần phải có những tố chất nào ngoài năng khiếu thiên bẩm ? Không ai giấu được tài năng của mình và không ai có thể nguỵ trang được thứ tài năng giả của mình. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã dành nhiều suy ngẫm về vấn đề này qua nhiều trang ghi chép.
Nhà văn thực sự có tài năng, thực sự là nghệ sỹ trong sáng tạo nghệ thuật đều có thiên hướng – bao giờ cũng hướng về đời sống của đất nước và con người trên đất nước mình....Người nghệ sỹ chân chính bao giờ cũng nuôi một ý hướng không bao giờ ngừng đào sâu vào cái giọt nước mắt cũng như tiếng cười của những con người chung quanh mình, đào sâu vào tính cách, chiều sâu tâm lý và lịch sử những con người cùng với mình từ lâu đời sống chung trên một mảnh đất. [12-tr.327]. Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta hiểu rằng nhà văn có tài năng phải viết về những vấn đề đời sống được toàn dân tộc quan tâm, những vấn đề thiết yếu, quan trọng về nỗi đau cũng như niềm hạnh phúc của con người. Xét cho cùng, tài năng của một nhà văn được thể hiện qua tiếng nói của anh ta trước những vấn đề mà đông đảo mọi người đang quan tâm : Một tài năng là một cái gì thấy bao giờ mình cũng đói khát sự sống và ban phát cuộc sống chủ quan [12- tr.324] .Có một sự thật mang tính hiển nhiên là: Thoạt nhìn ít có nghề nào tự do như nghề văn, nhưng ngẫm kĩ lại ít có nghề nào chịu sự ràng buộc của xã hội như nghề này. Tự do thật, vì viết gì, viết thế nào là tùy ở người cầm bút. Ngoại trừ loại nhà văn xu phụ tầm thường thì không một nhà văn nào viết văn lại do một áp lực từ bên ngoài. Đúng là chỉ mình nhà văn chịu trách nhiệm và phải trả lời về tất cả những gì anh ta viết ra. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, thì chính cuộc sống gợi ý và "đặt hàng" cho nhà văn - nếu nhà văn thực sự thành tâm mong mỏi sản phẩm tinh thần của mình có ích cho đời. Nguyễn Minh Châu đã nhìn ra sợi dây liên hệ giữa nhà văn và tác phẩm - bạn đọc thật máu thịt và ông luôn theo
đuổi mục tiêu sáng tạo vừa gần vừa xa, vừa thật cụ thể: thể hiện qua tiếng nói của nhà văn trước những vấn đề mà đông đảo mọi người đang quan tâm. Nghề văn khổ ải là thế mà cũng kì diệu là thế! Nói như nhà văn Nguyễn Tuân, nghề này không được phép "mỏi tay, mỏi chân" nói gì đến "mỏi tim, mỏi óc".
Nhưng khi những trang, những dòng được nhà văn viết ra có sức lay cuốn lòng người thì như nhà thơ Bairơn đã nói, chúng lại "sống dai hơn nấm mồ của con người, sống dai hơn tất cả những gì thuộc về con người". Viết văn vì vậy là một cuộc phát hiện không ngừng nghỉ của nhà văn đối với con người. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thái độ đối với nghề nghiệp của mình bằng những trăn trở muốn đi tìm ý nghĩ đích thực cho công viêc sáng tạo nghệ thuật. Bí quyết của sự chinh phục ấy lại nằm ngay trong sự hiểu biết, trong quan niệm và nhất là trong tấm lòng của ông đối với con người và cuộc đời. Trong chiến tranh, mối quan tâm hàng đầu của con người là độc lập dân tộc. Tất cả những gì ảnh hưởng đến thắng lợi đều không được phép đề cập đến và phải nhường chỗ cho lòng tự tôn, tự hào dân tộc, độc lập tự do của Tổ quốc. Với Cửa sông, Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã ít nhiều góp một thanh âm riêng về đề tài chiến tranh và người lính hoà cùng bản đại hợp xướng mang âm hưởng sử thi của cả nền văn học cách mạng. Ở giai đoạn này cá tính sáng tạo của nhà văn chủ yếu được thể hiện như là biểu hiện cá thể của cái chung, góp phần tạo nên sự đa dạng của cái chung. Cũng có manh nha những tư tưởng thể hiện sắc thái, bản lĩnh riêng khi viết về đề tài chiến tranh và người lính nhưng về cơ bản vẫn hướng về cái chung của cộng đồng, dân tộc.
Ra khỏi chiến tranh, những chiến công, phẩm chất anh hùng quả cảm…không còn là mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Người đọc mong muốn được thấy những gì chân thực nhất về chiến tranh và người lính đúng như nó vốn có mà trước đó vì nhiều lý do, họ đã không đòi hỏi và muốn quên đi. Nguyễn Minh Châu đã đổi mới tư duy nghệ thuật bằng những sáng tác mang dấu ấn cá tính sáng tạo đậm nét, ghi những mốc quan trọng trong văn
học Việt Nam bằng những tác phẩm : Miền cháy; Lửa từ những ngôi nhà,
Những người đi từ trong rừng ra…Vẫn là chiến tranh và người lính nhưng bên cạnh chiến công là tính chất cực kỳ ác liệt của chiến tranh và sự hy sinh vô cùng cao cả của một thế hệ. Đặc biệt, khi con người ra khỏi chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường với bao lo toan thường nhật, họ đã nhận ra biết bao nỗi đau, bao bi kịch số phận. Chiến tranh đã lấy đi quãng đời đẹp nhất, đã lấy đi những hạnh phúc và niềm vui. Những người lính anh hùng quả cảm nơi chiến trường nhưng lại lúng túng, vụng về khi phải sống giữa đời thường. Và hạnh phúc cá nhân thì đã trở nên hiếm muộn, đôi khi còn mất mát quá lớn. Nguyễn Minh Châu không còn say mê diễn tả những hào quang của chiến công mà quan tâm đến số phận. Trong các sáng tác của ông, chất sử thi
đã được thay bằng sự kết hợp giữa đời tư và thế sự.
Cuộc sống thời bình với những lo toan thường nhật, những thói tật của con người đã được Nguyễn Minh Châu khám phá, góp thêm một tiếng nói đổi mới cho văn học. Hai cuộc kháng chiến đã đi qua, nhà văn có dịp phát hiện những mặt trái, những tính cách tham lam, ích kỷ, hèn nhát, cá nhân ở bên trong những con người mới hôm qua còn đang có mặt ở vị trí tiên phong trong các trận chiến. Mặt khác, con người cũng phát huy được những giá trị của bản thân, bồi đắp phẩm chất và ý thức cá nhân. Ý thức đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn đã sớm nhận ra sự cấp thiết, phải xông vào mặt trận đạo đức. Giữa dòng đời nhà văn không được quên rằng cái ác đang tồn tại, phải nhìn cho ra cái mưu mô giả trá đang ẩn trong bóng tối. Nhà văn không phải là diễn viên trên sàn diễn. Nhà văn không phải là loài có cánh. Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm hoạ, giữa thập loại chúng sinh
[12-tr.359] Với quan niệm này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện khát vọng bảo vệ những gì tích cực, đẩy lùi cái ác. Có thể thấy rõ trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu hình ảnh con người đạo đức - đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Với vai trò mở đường tinh anh, Nguyễn Minh Châu đã góp phần mở ra một khuynh hướng được đông đảo các nhà văn hưởng ứng: khuynh hướng
viết về bình diện đạo đức xã hội. .Khuynh hướng này xuất hiện không đơn thuần chỉ là ra đời với vấn đề chống tiêu cực trong xã hội vốn được đông đảo dư luận xã hội quan tâm, hưởng ứng mà quan trọng hơn là với sự ý thức về những chuẩn mực quan hệ giữa người với người, cấp trên với cấp dưới, quan hệ gia đình, bè bạn... Cùng đồng hành với Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng những kiểu nhân vật tiêu cực mới song song với việc khám phá, khẳng định những hình tượng thể hiện tiềm năng đạo đức xã hội của con người: lòng vị tha, khả năng đồng cảm, khát vọng sống hoàn hảo…Nhà văn đã đặt niềm tin ở khả năng thức tỉnh để tự hoàn thiện nhân cách con người.
Với tâm niệm nhà văn tài năng là phải không ngừng đào sâu vào tính cách, chiều sâu tâm lý và lịch sử những con người cùng với mình từ lâu đời sống chung trên một mảnh đất [12-tr.327], Nguyễn Minh Châu đã thực sự thể hiện một bút lực vững vàng và sâu sắc về hình tượng người nông dânViệt Nam qua một thông điệp nghệ thuật cuối cùng : Phiên chợ Giát. Người nông dân là những người bảo thủ, lạc hậu, trì trệ, chậm thích ứng với xu thế tiến lên của thời đại nhưng cũng rất đáng được trân trọng và ca ngợi. Lão Khúng thực sự trở thành một khám phá nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Minh Châu đặt vào không gian và thời gian mang tính lịch sử để khám phá vẻ đẹp cũng như những hạn chế mang tính chất nguyên sơ để khắc hoạ, lý giải những nét điển hình của người dân lao động. Nếu nhìn ở góc độ viết về đề tài người nông dân Việt Nam thì nhân vật lão Khúng dễ bị đánh giá là không mới nhưng nếu xét ở góc độ tính cách, chiều sâu tâm lý và lịch sử của người nông dân Nguyễn Minh Châu đã chọn được góc nhìn từ sự dị biệt mà làm nổi lên đặc sắc về tính cách, khắc hoạ và lý giải về bản chất người nông dân - như tác giả Lê Quang Hưng khẳng định lão Khúng là một hình tượng nông dân điển hình trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Lão là một nông dân ròng từ cách sống, cách nghĩ đến lối cư xử, hành động. Lão đã tâm niệm một cách giản đơn nhưng vô cùng sâu sắc rằng cuộc đời mình không thể xa hòn đất được. Môi
trường, không gian quen thuộc của lão phải là đất, cát, núi, rừng, hồn nhiên và hoang dã...Dẫu biết rằng đã là nông dân ai mà chẳng gắn bó sâu nặng với đất đai quê nhà, nhưng ở lão Khúng, qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, sự gắn bó ấy sao mà mãnh liệt, hồn nhiên đến táo bạo và quyết liệt. Qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, lão Khúng hiện lên với vẻ đẹp cổ sơ trên một nền cảnh hồng hoang đối lập với màu sắc rực rỡ của văn minh đô thị. Lão không như hình ảnh người nông dân một thời - hồ hởi vào hợp tác xã với niềm tin phơi phới có phần ngây thơ. Là một con người táo bạo, không hề biết sợ hãi, Lão Khúng đã viết tiếp cái trang sử hoành tráng của cha ông xưa khai sơn, phá thạch, tạo lập cơ đồ. Con người ấy dũng mãnh, thô kệch nhưng lại nhân hậu, bao dung. Trong quan hệ với người vợ thị thành nhan sắc, lão đã vượt lên trên sự ghen tuông tầm thường, để yêu thương, tự hào về những đứa con riêng của vợ. Với ý thức đào sâu vào tính cách, chiều sâu tâm lý và lịch sử của người nông dân, Nguyễn Minh Châu đã khám phá những vẻ đẹp cũng như những hạn chế của người nông dân tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài mộc mạc và chất phác. Nhà văn đã lột tả được khía cạnh bảo thủ, trì trệ đồng thời trân trọng, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của họ. Hình ảnh lão Khúng – nông dân trong
Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát xứng đáng là vũ khúc cuối cùng của con thiên nga trước khi nhà văn giã biệt cuộc sống
Nhà văn tài năng- theo Nguyễn Minh Châu là người có sự hướng dẫn, mở đường…[12-tr.316]. Tài năng của nhà văn gắn liền với khả năng tiên giác, có năng lực đưa ra những ý tưởng mới mẻ về cuộc đời và con người trên cơ sở nhận thức được chân lý cuộc sống một cách sâu sắc. Những ý tưởng ấy mới đầu có thể còn lạ lẫm, có thể lệch chuẩn, khó chấp nhận nhưng chắc chắn sẽ trở thành được chấp nhận và phổ biến trong tương lai. Nhà văn, được quần chúng yêu thích, biết đến bởi vì đã nói được “trúng tim đen” của họ trong một hoàn cảnh cụ thể, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhà văn được mọi người xem như là những nhà tiên tri. Độc giả chờ đợi, kỳ vọng ở nhà văn đem đến một luồng ánh sáng mới để giúp họ có thể nhìn được đoạn đường hiện nay họ
không nhắc đến chức năng dự báo. Dự báo trong văn học không phải là báo trước những gì sẽ xảy ra theo kiểu tiên tri mà đưa ra những ý tưởng, những cách tư duy nghệ thuật, cách viết cần có, nên có và sẽ trở thành phổ biến. Sau 1975, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong sớm có dự cảm về những vấn đề vẫn còn ẩn náu, chưa được khai thác và cần phải được văn học phản ánh. Đó là những góc khuất, những khoảng trống, những phúc tạp mới nảy sinh từ hệ quả cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc: Rồi đây, phải có một quãng cách về thời gian, con mắt chúng ta mới đủ sáng suốt nhìn thấy những vấn đề đang còn ẩn náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề về vận mệnh mệnh đất nước và dân tộc, những vấn đề về con người chúng ta [25- tr.19]. Dường như ông đã tập trung cao độ, dồn hết tâm lực để thể hiện khát vọng khám phá tính chất phức tạp, ẩn chứa biết bao nghịch lý và luôn diễn ra sự giao tranh dữ dội giữa cái thiện và cái ác, giữa vẻ đẹp nhân bản và cao thượng với sự tha hoá, thấp hèn và xuống cấp về đạo đức, lối sống. Những dự cảm và sự thể nghiệm, đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện phẩm chất của cá tính sáng tạo. Đúng như nhà văn quan niệm: văn chương nói thật ra là một cái gì rất riêng của từng cá thể nghệ sỹ, cá thể đến độ dị biệt. Tuy nhiên không phải mọi sự hướng dẫn, mở đường của Nguyễn Minh Châu đều được dư luận đồng tình và chia sẻ. Không ít người đã tỏ ý băn khoăn về một số truyện ngắn của ông. Sự độc đáo đến mức cá thể và dị biệt khiến nhiều người còn quá lạ lẫm, phân vân, thậm chí còn hoài nghi (Cuộc trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu - Tường thuật trên báo văn nghệ số 27, 28/1985) [25- tr.19]. Nhưng dẫu vẫn cần đến sự kiểm định của thời gian thì phần lớn bạn đọc và các nhà phê bình đều khẳng định tấm lòng, tài năng và những đóng góp mang ý nghĩa tiên phong của nhà văn cho sự đổi mới và phát triển của văn học nước nhà. Cái mới nào khi mới ra đời chẳng đơn độc, thậm chí là thiểu số nữa. Nếu cứ lấy đa số ra mà áp đặt thì trong nhiều trường hợp, không có được cái mới thực sự. Muốn có được cái mới, chủ quan của nhà văn phải có sự kiên trì, dũng cảm. Nguyễn Minh Châu đã có được sự ngoan cường, âm thầm chỉ là mình, dám là mình. Bởi vậy ông đã hình thành được một phong cách riêng..
Ông quan niệm tài năng của người cầm bút không phải hoàn toàn là do thiên bẩm. Xưa nay tài năng bao giờ cũng được thể hiện qua sự cần cù nỗ lực của chủ thể sáng tạo. Và chỉ có kết hợp với sự chịu khó, năng động, tài năng mới được thể hiện, đem lại cho đời những kết quả khả quan. Theo ông, người viết văn phải: tránh xa bệnh lười biếng: Bệnh lười biếng là một thứ bệnh đáng sợ nhất trên đời. Phải tự tin cao lắm. Cuộc sống với những khó khăn vật chất những suy tính nhỏ nhặt. Đấy là một thứ bùn của đường ta đi. Ta cầm cái bút bước trên con đường đó bằng đôi chân chớ đừng ngụp tâm hồn vào giữa lớp bùn sâu đó. [12-tr.328]. Ông khẳng định độc giả và thời gian là hai yếu tố thẩm định cuối cùng tài năng của nhà văn, chứ không phải là một cái gì khác. Và chỉ có lao động miệt mài, cần cù, vượt qua được những toan tính nhỏ nhặt về cuộc sống vật chất, nhà văn mới khẳng định và phát triển được tài năng của mình. Sức mạnh của một nền văn học không phụ thuộc vào những lời hiệu triệu, càng không phụ thuộc vào những cuộc hội