Hiện thực cuộc sống là khởi nguồn sáng tạo của nhà văn

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 55)

Nguyễn Minh Châu đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của hiện thực đời sống đối với công việc sáng tác văn học. Ta hiểu hiện thực chính là thực tiễn, là tất cả những gì liên quan đến đời sống con người. Theo từ điến tiếng Việt( Hoàng Phê chủ biên-2006): Thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội. Khái niệm thực tiễn bao gồm cả thực tại- những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, liên quan mật thiết đến con người: Cuộc sống trong khi cung cấp cho nhà văn cái thực tại của nó để cho anh ấy làm chất liệu cho tác phẩm thì đồng thời trước và trong khi đó đã đào luyện nên nhà văn bằng cách làm cho anh ta rắn lại trong cơn bão lốc của cuộc đời, đem đến cho anh ta một con mắt nhìn đời, một cách nhìn cuộc đời, một cách đánh giá con người và cuộc đời, cao hơn nữa làm sắt lại trong anh ta những quan niệm triết học [12- tr.323]

Thực tiễn cuộc sống chính là kho tư liệu vô tận cho nhà văn khai thác trong các tác phẩm của mình. Chúng ta đều biết Nguyễn Minh Châu bước vào làng văn khá muộn (37 tuổi mới có tác phẩm trình làng). Trước khi trở thành

nơi chiến trường đã hình thành trong ông một vốn sống, vốn thực tế vô cùng phong phú. Thêm vào đó là những ký ức về tuổi thơ, về quê hương vùng Lạch Thơi huyện Quỳnh Lưu đã hun đúc trong tâm hồn nhạy cảm của ông một kho kiến thức phong phú về con người. Phải chăng vì thế mà nhà văn ý thức rất rõ và đề cao vai trò quan trọng của thực tế đối với việc sáng tạo nghệ nghệ thuật. Hiện thực cuộc sống, trước hết, đóng vai trò nền tảng, cung cấp nguồn tư liệu quý giá để nhà văn viết nên tác phẩm. Nhà văn Nam Cao cũng đã từng tâm niệm : Sống đã rồi hãy viết. Nhìn vào tình hình thực tế sáng tác của văn học nước nhà có thể nói trong suốt cả hai cuộc kháng chiến, các tác phẩm tiêu biểu của văn học nước nhà đều thành công trong việc sử dụng chất liệu hiện thực. Nhà văn Tô Hoài phải có những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc mới có được thành công khi viết tập Truyện Tây Bắc; những năm tháng sống và dạy học trên mảnh đất Lào Cai giúp cho nhà văn Ma Văn Kháng viết nên Đồng bạc trắng hoa xoè; sự am hiểu sâu sắc về mảnh đất và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã giúp Nguyễn Trung Thành trở thành một trong những người thành công nhất về đề tài Tây Nguyên và nếu không am hiểu tường tận mảnh đất và con người nông dân Nam Bộ thì Nguyễn Thi cũng không thể trở thành ngọn cờ đầu của văn nghệ Giải phóng….

Thực tiễn cuộc sống là nguồn tư liệu với tất cả bề sâu, bề dày, với tính chất nhiều vẻ và cũng là nguồn cảm hứng giúp cho nhà văn sáng tạo nên tác phẩm. Theo quan niệm của tâm lý học sáng tạo thì cảm hứng là trạng thái đặc biệt, hết sức căng thẳng khi sức chú ý được tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt và say mê, buộc người nghệ sỹ phải cầm bút. Khi thâm nhập thực tế một cách cao độ, nhà văn có điều kiện khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Thử nhìn lại văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh, ta đều nhận thấy hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem lại nguồn cảm hứng lớn và những phẩm chất mới cho văn học: Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt

trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta. (Nhận đường- Nguyễn Đình Thi )

Tất nhiên trong quá trình sáng tác nhà văn có quyền hư cấu và tưởng tượng nhưng dù nhà văn có được trí tưởng tượng phong phú bao nhiêu cũng không thể hình dung hết những gì mà cuộc sống phong phú, sôi động đang từng ngày, từng giờ diễn ra với đủ mọi màu sắc, muôn hình, muôn vẻ. Trong

Trang giấy trước đèn, Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định : Thực tế đời sống chính là cái lọ nước thần, là niêu cơm ăn không bao giờ vơi, là nguồn tài liệu và nguồn cảm hứng vô tận mà bất cứ một nhà văn nào dù tài năng đến đâu cũng phải rút ra từ đấy chứ không phải chỉ trong trí tưởng tượng của mình [39-tr.40].

Song song với việc khẳng định vai trò không thể thiếu của hiện thực để làm nên chất liệu của văn học, nhà văn đã đề cao vai trò của hiện thực trong việc đào luyện nên nhà văn bằng cách làm cho anh ta rắn lại trong cơn bão lốc của cuộc đời, đem đến cho anh ta một con mắt nhìn đời, một cách nhìn cuộc đời, một cách đánh giá con người và cuộc đời. Như vậy việc thâm nhập thực tế đã góp phần đào tạo và rèn luyện nhà văn, giúp anh ta có được cách nhìn nhận và cách đánh giá con người và cuộc đời chân thực và sâu sắc nhất. Thực tiễn đời sống chính là tiêu chuẩn, là thước đo nhận thức của mỗi nhà văn. Một tác phẩm văn học có giá trị phải là tác phẩm mà khi đọc nó, độc giả hiểu và khâm phục vốn sống, vốn thực tế, kinh nghiệm và sự hiểu biết phong phú sâu sắc của nhà văn hướng người đọc đến với chân-thiện-mỹ. Nguyễn Minh Châu quan niệm nhà văn phải gắn bó với cuộc sống, người nghệ sĩ cũng cần có một đôi mắt tinh tường và một cái tâm trong sáng để nhận thức thực tại, thấu hiểu thực tại và thấy được bản chất của cuộc sống. Và mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng trong văn học từ 1985 trở lại đây. Nhà văn không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện, một chiều. Không thể chỉ ca tụng cái đẹp đẽ nhìn thấy bên ngoài mà làm ngơ hoặc bỏ qua những chai sần của cuộc sống. Có những vấn

đề nhìn bên ngoài tưởng xấu xí nhưng bên trong lại rất đẹp. Và có những điều vẻ ngoài đẹp lung linh huyền ảo nhưng đằng sau nó lại không hề như vậy. Nói đến mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống thì Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Tác phẩm kể về hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ Phùng. Sau mấy ngày, chờ đợi để có thể chụp được những bức ảnh hoàn hảo, một buổi sáng nọ, Phùng đã bắt gặp một cảnh “đắt” trời cho: “trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh sáng mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ em ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt như cánh một con dơi, toàn bộ đường nét đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi bối rối, trong trái tim có gì bóp thắt vào”. Anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh tin rằng:“bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Nhưng khi con thuyền vào bờ, vẻ đẹp toàn bích, thanh sáng, lung linh kia không còn nữa mà thay vào đó là một người đàn bà xấu xí, khuôn mặt mệt mỏi và một người đàn ông thô kệch, con mắt đầy vẻ độc dữ. Và khi hai người đó bước lên bờ thì “lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, […]lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. […] Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.” Tất cả sự việc ấy khiến Phùng hết sức kinh ngạc “trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Cái đẹp tuyệt đỉnh vừa ở đó, ngay trước mặt anh. Vậy mà giờ đây cái đẹp hoàn toàn mất dấu, thay vào đó là một cảnh tượng thật đáng sợ, đầy bạo lực và bất công. Niềm hạnh phúc khi tìm thấy cái đẹp tan đi và thay vào đó là một sự hoang mang, phẫn nộ. Như

trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó biến mất, cái đẹp cũng biến mất, chỉ còn lại những ngang trái, bất công, chỉ còn lại cuộc sống trần trụi với tất cả các mặt tốt xấu của nó. Cuộc sống có nhiều mặt, nhiều vẻ như khối vuông rubic, vì thế, nhà văn không thể nhìn cuộc sống bằng con mắt phiến diện, chỉ nhìn thấy mặt này mà không thấy mặt kia, chỉ thấy bề ngoài mà không nắm được bản chất bên trong. Có thể nói với sự am hiểu sâu sắc về hiện thực cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã đưa văn chuơng đến gần với cuộc sống hơn và cũng phản ánh được nhiều vấn đề nhức nhối của cuộc đời hơn. Những đề tài đời tư thế sự, những số phận cá nhân mỗi con người đã đem đến cho sáng tác của một cái nhìn mới, thực hơn v à đậm chất nhân văn. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực của Nguyễn Minh Châu không chỉ được thể hiện ở sự phong phú, đa dạng của đề tài mà còn được biểu hiện qua sự chuyển đổi hướng tiếp cận, phản ánh và lí giải hiện thực.

Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một ý kiến của nhà phê bình mà ông tâm đắc: những người mới cầm bút viết văn, những nhà văn trẻ của chúng ta hiện nay, đã đến với văn chương trước khi đến với cuộc đời. [12-tr.341]. Nhà văn đã phê phán cái cảm tính của người viết trẻ. Văn chương tức là việc đời. Người viết chỉ có thể viết được tác phẩm nặng tay khi có sự từng trải về tri thức và về vốn sống.

Thực tế đời sống đã đào luyện nên nhà văn, giúp nhà văn tự khẳng định mình, tự làm sáng tỏ giá trị đích thực của mình. Ở một góc độ nào đó có thể nói nhà văn làm nên tác phẩm nhưng cũng chính tác phẩm góp phần tạo nên giá trị đích thực của nhà văn. Đọc những sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh, dù là Cửa sông hay Dấu chân người lính…ta đều thấy một vốn sống và khả năng thâm nhập thực tế phong phú khi tái tạo hiện thực thể hiện và phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Đến khi đọc những sáng tác sau chiến tranh của ông: Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam ….ta lại bắt gặp niềm âu lo khắc khoải về con người cùng những khát vọng thức tỉnh

lương tâm khi con người bị chiến tran làm biến dạng. Tất cả những điều đó đều thể hiện khả năng thâm nhập thực tế giàu sức sáng tạo và tâm huyết. Thực tiễn không chỉ là tư liệu và chất liệu của văn học, không chỉ là thước đo sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, thực tiễn, cao hơn nữa làm sắt lại trong anh ta (nhà văn ) những quan niệm triết học. Nguyễn Minh Châu với thiên hướng coi trọng hiện thực và khả năng nắm bắt hiện thực với tất cả chiều sâu phức tạp ẩn kín đã đặt ra yêu cầu cao nhất của văn học là phải nâng cao tầm khái quát triết học. Những suy ngẫm mang tầm triết lý trong văn học được hiểu là những chiêm nghiệm có ý nghĩa tổng kết về lẽ đời, về tình người, về chân lý nghệ thuật và cuộc sống…Trong những ghi chép của Di cảo chúng ta đã bắt gặp những suy ngẫm mang tầm triết lý khi ông khái quát từ hiện thực sinh động của cuộc sống. Từ thực tế : thật khó khăn mới nhen lên được ngọn lửa vào mùa mưa ở giữa rừng, nhà văn đã nâng lên tầm triết lý về ngọn lửa cách mạng : chưa bao giờ ta biết quý và trân trọng như bây giờ cái công việc nhen lên được một ngon lửa. Trời mưa, củi ướt, bếp ướt. Chẻ củi ra từng thanh nhỏ và nhen lên được ngọn lửa cháy hom hem giữa đống khói. Làm sao gây cho được ngọn lửa ấy, rồi nuôi nó, cho nó cháy bền? Khi đã cháy thành ngọn…thì có biết bao người tới, xoè tay sưởi và nói chuyện râm ran…Người gây lửa vẫn khiêm tốn bên một góc bếp…Cái khó ở đời là một mình nhen lên được một ngọn lửa giữa đêm đông. Khi niềm vui và sự ấm áp đã có thì khắc có người tới bên mình chẳng phải đợi. [12-tr.67]. ( suy ngẫm này đã được đưa vào tác phẩm Dấu chân người lính). Chính những trải nghiệm, suy ngẫm rút ra từ thực tế cuộc sống đã giúp nhà văn đúc kết nên những triết lý giản dị mà sâu sắc. Trước khi viết truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đã có những ghi chép mang tầm khái quát về lẽ đời, về chân lý nghệ thuật : Sự độ lượng của người trên đối với kẻ dưới cũng là quý nhưng không quý bằng lòng độ lượng của một kẻ dưới đối với bề trên…Người nghệ sỹ chúng ta bú cái thực tế đầy ân nghĩa để làm nên tác phẩm của mình…Cuộc đời là người mẹ của thiên tài. [12-tr.66]

Trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu: Bức tranh, Bến quê,

Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành …. ta bắt gặp một hệ thống quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời mà xuất phát điểm là gắn bó và nghiền ngẫm hiện thực. Thói quen đó đã khiến cho nhà văn khám phá được trong hiện thực những quy luật mang đậm chất triết lý. Nhà phê bình Lã Nguyên đã có lý khi cho rằng: Sức hấp dẫn trong những trang viết gần đây của Nguyễn Minh Châu chính là chất thơ và chiều sâu triết học mà nhờ đó nhà văn hiện lên với đầy đủ tầm cỡ của nhà nghệ sỹ- tư tưởng

[39,tr.161 ]

Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu đã rất đề cao vai trò không thể thiếu của các chuyến đi thâm nhập thực tế để lấy chất liệu sáng tác. Việc đi thực tế sẽ làm cho nhà văn trở nên giàu có, nhạy bén và tươi mới. Đây là dịp nhà văn có điều kiện kiểm nghiệm lại những ý nghĩ, những quan niệm về con người và cuộc sống, tránh những suy nghĩ cực đoan, phiến diện theo kiểu thực tế chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 55)