Quan niệm về tính tư tưởng trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 81)

Văn học không chỉ là tiếng nói chung của của dân tộc, thời đại, công đồng mà còn là phát ngôn của mỗi cá nhân. Không chỉ kinh nghiệm cộng

đồng mới được xã hội đề cao mà kinh nghiệm cá nhân cũng rất cần để làm giàu thêm nhận thức của mỗi người và toàn xã hội. Đối với nền văn học hướng đến tinh thần dân chủ việc thừa nhận những tư tưởng, cái nhìn và quan niệm cá nhân là điều tất yếu. Khẳng định tầm quan trọng của tư tưởng trong văn học, Nguyễn Minh Châu đã viết: toàn bộ sức lực quên mình trong suốt một đời cầm bút để mài rũa cái khả năng của mình cũng chỉ nhằm mục đích làm một việc, biểu hiện được cái phần tư tưởng và tình cảm của riêng mình

[12-tr.339]. Nhà văn - ở một góc độ nào đó, có thể nói - là một nhà tư tưởng. Khi giải quyết những vấn đề tư tưởng ấy, thực ra nhà văn đã xác định chỗ

đứng của mình. Như vậy, Nguyễn Minh Châu đã lao động, đã sáng tạo cật lực là để thể hiện được cái phần tư tưởng riêng của mình, đóng góp cho sự phát triển chung của văn học nước nhà. Ông quan niệm: Tính tư tướng sẽ giúp cho

tác phẩm không phôi phai trong thời gian vì nó là chỗ người đọc và người viết đang đi tìm nhau…Cái nhịp đập chung thực sự của trái tim người đọc và người viết là ở chỗ này [12- tr.341]. Tính tư tưởng quyết định đến sự trường tồn của tác phẩm . Theo dòng thời gian, độc giả và giới phê bình còn nhắc đến tác phẩm của nhà văn hay không phần lớn phụ thuộc vào những tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã đề cao tính tư tưởng của văn học trên nguyên tắc tôn trọng bạn đọc. Mối quan hệ nhà văn và bạn đọc cũng phải được chú ý theo hướng dân chủ hoá và bình đẳng. Nhà văn không áp đặt tư tưởng của mình lên người đọc- cũng chính vì lẽ đó mà tư tưởng của nhà văn rất hiếm khi là tư tưởng riêng mà phải được sự cộng hưởng của đông đảo bạn đọc. Từ thực tế sáng tác về đề tài chiến tranh,Nguyễn Minh Châu ý thức rằng người đọc có quyền được nhận thức về hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt đã qua như chính nó từng hiển diện. Nếu nhà văn định chinh phục người đọc thời hậu chiến mà không vượt qua được cái nhìn giản đơn một chiều về chiến tranh thì sớm muộn cũng bị độc giả lãng quên. Tùy theo cá tính, mức độ tài năng và những biến đổi của đời sống xã hội mà mỗi người

cầm bút sẽ có những cảm nhận riêng ở cực này hay cực kia nhưng điều quan trọng là có đem đến sự tán thưởng, say mê từ phía người đọc hay không. Sau chiến tranh, nhà văn bắt đầu đối diện với một thực tế thật khó chấp nhận với tư cách một người cầm bút: bị lãng quên, mất giá từ phía người đọc. Các nhà văn chỉ có thể vượt qua thử thách này bằng cách mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực chiến tranh với những chiều kích khác nhau của nó. Tận sâu thẳm trong tâm hồn nhà văn, cũng có khát vọng được viết một cách trung thực về chiến tranh như nó từng hiển hiện: những tổn thất, những nỗi đau song hành cùng những chiến công, những vinh quang gắn liền với bi kịch … Do hoàn cảnh chiến tranh- phải chống một kẻ thù thâm độc và mạnh hơn mình nhiều lần, nên trong xã hội ta có một nếp nghĩ, một cách thưởng thức khá bền vững là coi trọng trên hết những mẫu người trọn vẹn, những nhân vật lý tưởng, tập trung những nét cao đẹp của con người trong cuộc đấu tranh sống còn với kẻ thù xâm lược. Điều đó hoàn toàn đúng đắn trong những thử thách ác liệt, khi cả một dân tộc phải trở thành anh hùng, khi toàn bộ cuộc sống là sự tồn vong của đất nước. Những hình tượng ấy vẫn còn cần thiết cho ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Nhưng nhu cầu nghệ thuật của xã hội đã khác và rất đa dạng. Tuy có sự đe dọa của chiến tranh, nhưng về cơ bản xã hội đã trở lại cuộc sống bình thường, con người trở lại trạng thái tự nhiên với những nhu cầu phát triển trọn vẹn của nó. Ngày nay, quần chúng yêu cầu nhà văn phải tái hiện hiện thực một cách đa diện, những nhân vật phải được miêu tả với chiều sâu tâm lý xã hội, chiều sâu tình cảm và trí tuệ. Độc giả không chỉ bắt chước, học theo nhân vật, mà còn muốn tranh luận với nhân vật, với tác giả để cùng tìm chân lý. Cuộc sống phải được thể hiện đúng như nó đang diễn ra, soi rọi, lý giải, chỉ rõ xu thế phát triển của nó. Tác giả phải bàn luận, đấu tranh với quần chúng thưởng thức của mình, tiếp thêm nghị lực cho họ trong cuộc sống đầy mâu thuẫn hiện nay, gợi thêm cho họ những suy nghĩ mới mẻ để tự họ hoàn thiện nhân cách và bản lĩnh.

Tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về đề tài chiến tranh (cùng với một số nhà văn khác như Nguyễn Trọng Oánh, Dương Hướng, Bảo Ninh,…) đã tạo nên những phản ứng khác nhau, thậm chí trái chiều trong công chúng và trong giới phê bình. Người đọc được đối diện với một thực tại khác của chiến tranh và không tránh khỏi những rạn nứt, những đổ vỡ trong nhận thức đã thành lối mòn về cuộc chiến tranh hào hùng và vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên sự đổi mới trong tư tưởng nghệ thuật của ông đã thực sự gây ấn tượng với người đọc bởi nó đã vượt qua lối miêu tả chiến tranh kiểu tường thuật, mô tả các sự kiện, các chiến dịch và trận đánh để hướng sự quan tâm đến con người. Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu là một ví dụ tiêu biểu, thu hút đông đảo bạn đọc bởi đã gây được nỗi xúc động sâu sắc khi mô tả chiến tranh và mang đậm tính nhân văn.

Nguyễn Minh Châu khẳng định tính tư tưởng thể hiện chiều sâu của tác phẩm. Khi nhà văn nắm chắc được vấn đề nào đó và lấy nó làm chủ đề tư tưởng thì sẽ chọn được một miếng đất rộng rãi để cho các nhân vật quen thuộc tới hoạt động. [12-tr.340]. Mỗi một giai đoạn lịch sử tư tưởng nghệ thuật của nhà văn lại có những vận động theo sát hoàn cảnh đất nước. Nhìn lại những sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết trong thời kỳ chiến tranh (trước 1975), tư tưởng chủ đạo của nhà văn là phản ánh và cổ vũ những phẩm chất yêu nước, anh hùng, của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc với cảm hứng sử thi ( Cửa sông; Dấu chân người lính; Lửa từ những ngôi nhà ).

Thời kỳ sau hoà bình thống nhất đất nước, tư tưởng chủ đạo của ông là hướng về một số vấn đề của đất nước sau chiến tranh: người lính khi trở về cuộc sống hoà bình, vần đề xoá bỏ hận thù-hoà hợp dân tộc…( Miền Cháy; Những người đi từ trong rừng ra…)

Thời kỳ bắt đầu từ những năm 80, Nguyễn Minh Châu quan tâm nhiều đến vấn đề đời tư, thế sự. Từ những sự kiện nhân thế tưởng chừng như bình

đời sống xã hội và đất nước ( Mảnh đất tình yêu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê….)

Những năm cuối đời, tư tưởng chủ đạo của ông hướng về người nông dân với những khám phá sâu sắc về chiều sâu tâm lý và tính cách trong giai đoạn bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ( Giao thừa, Chợ tết, Khách ở quê ra; Phiên chợ Giát …)

Với hai thời kỳ đầu, Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi, khám phá và có những nét riêng về tư tưởng nghệ thuật nhưng nhìn một cách đại thể vẫn hoà chung với các sáng tác của các nhà văn cùng thời viết về đề tài chiến tranh với khuynh hướng sử thi nổi trội. Bắt đầu từ những năm 80 trở đi, nền văn học nước nhà bước sang giai đoạn “trở mình”, nhiều người viết lâm vào tình trạng bối rối, hoang mang không tìm thấy phương hướng sáng tác để phù hợp với những đòi hỏi mới của công chúng. Chính trong những năm này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những chuyển biến mới mẻ về tư tưởng. Ông đã thực sự trăn trở: Ngày nay chúng ta đã có hàng chục năm cách mạng thắng lợi, lý tưởng độc lập dân tộc ngày xưa đã trở thành hiện thực. Cách mạng đã bước qua từ lâu cái thời kỳ lãng mạn và đến ngày hôm nay đang đặt ra những vấn đề xã hội của nó, những vấn đề của một cuộc sống đã trưởng thành. Ngay trong cuộc chiến đấu với kẻ thù ngày hôm nay, nó cũng đặt ra biết bao vấn đề giữa người và người - giữa chúng ta với nhau và giữa chúng ta với kẻ thù xâm lược. [12-tr.343]. Nguyễn Minh Châu đã đưa ra những tư tuởng có ý nghĩa tiên phong trên mặt trận đạo đức :Bất kỳ một chế độ xã hội tốt đẹp đến đâu cũng có những vấn đề xã hội cần giải quyết, bất kỳ một con người tiên tiến, một người anh hùng nào cũng có những cái cần phấn đấu, cần khắc phục để vươn lên, cần đặt ra ngày hôm nay phải sống tốt đẹp hơn ngày hôm qua. Văn học nếu đặt ra và giải quyết tốt những vấn đề này sẽ góp phần vào việc xây dựng đạo đức cách mạng và góp phần vào công việc hoàn thiện con người mới trong xã hội của chúng ta. [12-tr.344]. Đó là những trăn trở, tìm tòi lặng thầm mà quyết liệt của một con người mẫn cảm với những đòi hỏi của

bạn đọc và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Tư tưởng nghệ thuật của ông hướng về các vấn đề đạo đức - thế sự có ý nghĩa tiên phong mở đường, trở thành một hiện tượng văn học, được giới sáng tác, phê bình và dư luận xã hội đặc biệt chú ý. Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu, tạo điều kiện cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý lẽ riêng mà lý trí của khoa học khó nắm bắt bởi vậy mà con người rất cần đến văn học nghệ thuật. Đây chính là lý do xuất hiện loại nhân vật phân thân, phức tạp trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Đó là những con người với những cuộc đấu tranh nội tâm, những động cơ thúc đẩy đến nhu cầu tự sám hối, tự thú nói chung mang ý nghĩa tự thân. Nhân vật loại này do đó đặt ra nhiều vấn đề lớn xung quanh khát vọng tự hoàn thiện nhân cách, khả năng tự vấn, tự chiêm nghiệm khiến xuất hiện những đột biến, bùng nổ bất ngờ, phong phú, phức tạp của tính cách. Những nhân vật này cho ta thấy một đặc điểm thi pháp văn xuôi hiện nay là “coi trọng vấn đề, tư tưởng hơn tính cách”.

Với tâm huyết của một nhà văn luôn mong muốn nền văn học nước nhà có những khởi sắc, Nguyễn Minh Châu đã có những suy nghĩ boăn khoăn về một số tác phẩm văn học của chúng ta hiện nay còn thiếu tính tư tưởng :

những cái truyện ngắn, truyện vừa của chúng ta hiện nay, theo tôi nghĩ, đang còn thiếu gì đó, gọi nó là tính tư tưởng [12-tr.341]. Ông đã đề cập đến một thực trạng là sau hàng chục năm chiến tranh các nhà văn của ta vẫn chưa thực sự thoát khỏi quán tính của lối viết thời chiến. Thiên hướng viết nhanh viết vội ( trước thì để kịp phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, nay thì để sớm có mặt ở thị trường…) đã chi phối đến chất lượng sáng tác. Nhà văn đã suy nghĩ về

một tình trạng làm nản lòng người đọc là hàng năm, hàng tháng vẫn xuất hiện nhiều tác phẩm của các tác giả đã trở nên rất quen thuộc và cả những tác giả mới nhưng cái cốt yếu là tư tưởng thì lại hời hợt, nông cạn, thiếu một ý chí tìm tòi, sáng tạo thực sự.

Tư tưởng của nhà văn chỉ thực sự sâu sắc khi có đủ vốn sống và tài năng. Người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt. Chính cái mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn. Về một phương diện nào đó, tư tưởng cũng là yếu tố thể hiện thiên tư, bản lĩnh và ý thức tự do của nhà văn trong cuộc đời sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 81)