Về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 52)

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh và cả những năm đầu hoà bình, giới nghiên cứu văn học Việt Nam có xu hướng đánh giá tác phẩm văn học bằng thước đo giá trị hiện thực. Giá trị của tác phẩm được đánh giá

cách chân thực bức tranh hiện thực cuộc sống trở thành mục tiêu phản ánh của nghệ thuật. Khái niệm hiện thực đôi khi còn được hiểu một cách máy móc, giáo điều, hiện thực được mô tả theo mong muốn chủ quan, mang tính chất ngợi ca, một chiều, tô hồng: Hiện thực mới của văn học là cái mới, cái nụ, cái chồi, cái bông hoa mới của chủ nghĩa xã hội. Hiện thực đó là Tổ quốc ta tươi đẹp, nhân dân ta anh hùng, sự nghiệp ta quang vinh. Hiện thực ấy kết tinh ở những người anh hùng, người tiên tiến. Đó là hiện thực lớn, tươi đẹp, dâng sẵn, đón chờ, lộng gió, lộng màu sắc và hương thơm thời đại [82-tr15]. Những quan niệm như vậy đã bó hẹp hiện thực trong phạm vi chính trị, chưa nói hết được sự phong phú, đa diện của hiện thực trong văn học. Do vậy, quan niệm về một hiện thực rộng lớn, gắn bó với đời sống, với con người được nhiều người đồng tình ủng hộ hơn. Như ý kiến của Trần Đình Sử, Lê Hồng Vân, Lê Xuân Vũ: Hiện thực trong mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” mà chúng ta luôn nghe nhắc đi nhắc lại đó phải được hiểu là cuộc sống của con người với tất cả sự phong phú đa dạng của nó, bản chất và quy luật phát triển của nó, chứ không phải chỉ là các sự kiện, hiện tượng, các chi tiết ngẫu nhiên, hoạt động bên ngoài con người [ 82-tr.25]..

Với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, văn học lại có cách phản ánh và nội dung phản ánh khác nhau. Hiện thực nổi bật nhất của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là hiện thực của đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi cả nước một lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì tư tưởng “văn nghệ phục vụ chính trị” dễ dẫn đến sự phiến diện và đơn giản trong cách tiếp cận hiện thực. Văn học tự nguyện trở thành vũ khí đấu tranh đắc lực cho cách mạng, phục vụ tầng lớp công-nông-binh. Văn học đề cao nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi chức năng tuyên truyền được coi trọng thì các tác phẩm văn học ra đời rất dễ bị rơi vào công thức, mô phỏng hay sao chép hiên thực.

Sau 1975, chiến tranh qua đi, một cuộc sống mới thời hậu chiến đã mở ra với biết bao bộn bề và phức tạp. Đổi mới- mà trước hết là đổi mới tư duy được coi là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp Cách mạng và cũng là của văn nghệ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu một mốc đổi mới quan trọng, có ý nghĩa “cởi trói” cho nghệ thuật. Đảng ta khuyến khích văn nghệ sỹ tìm tòi và sáng tạo, phát triển các loại hình nghệ thuật và các hình thức thể hiện. Trước những chủ trương khuyến khích đổi mới của Đảng, cùng xu thế mở rộng giao lưu văn hóa văn nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc nhận thức lại vấn đề văn học phản ánh hiện thực là một điều cấp thiết. Quan niệm về hiện thực đã có những thay đổi gắn liền với trách nhiệm, lương tri, sự trung thực và tự do của văn nghệ sỹ. Nhà văn phải phản ánh được nguyện vọng sâu xa của quần chúng và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi ( Nghị quyết 05 về văn hoá, văn nghệ -1987). Trước nhu cầu đổi mới, đã có nhiều gương mặt xuất sắc bàn về quan niệm văn học phản ánh hiện thực như: Hoàng Ngọc Hiến, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, Phương Lựu…Năm 1979, trên báo Văn nghệ (ngày 4/6/1979) Hoàng Ngọc Hiến có bài: Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua- trong đó ông chỉ ra sự bất cập của cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực phải đạo". Ông đã phê phán khuynh hướng mô tả hiện thực của văn học nước ta trong một thời gian quá dài là: chủ yếu hướng về mô tả cái hiện thực phải - là ( cái cao cả ) chứ không mấy quan tâm tới hiện thực đang – là, khiến cho văn chương trở thành dối mình, dối người…Năm 1991, Lê Ngọc Trà đã đưa ra quan niệm của mình về văn học phản ánh hiện thực như sau: Văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực [103- tr.35].Từ đó, ông khẳng định: Văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa

đựng trước hết không phải là hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn [103-tr.39].

Cùng với các tác giả trên, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện vai trò tiên phong của mình qua bài tiểu luận Viết về chiến tranh (1978) mang ý nghĩa dự báo những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực chiến tranh. Đặc biệt Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa [18] của Nguyễn Minh Châu đã trở thành một “sự kiện”lớn trong đời sống văn học những năm đầu đổi mới. Lần trở lại những trang Di cảo, chúng ta sẽ thấy rõ hơn- đổi mới- với Nguyễn Minh Châu đã là một quá trình được ấp ủ từ rất lâu. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của đổi mới chính là: đổi mới quan niệm về hiện thực- điều này đã thể hiện rất rõ trong Di cảo

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)