Giai đoạn bản năng của người cầm bút

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 105)

Nguyễn Minh Châu quan niệm, hầu như ai theo nghề cầm bút hầu như đều phải trải qua giai đoạn đầu tiên - gọi là giai đoạn bản năng. Ông rất trân trọng giai đoạn bản năng : cầm bút viết văn thật hăm hở, say mê…người rạo rực, đầy ắp lên những điều muốn viết, có thể viết và cứ thế mà hồn nhiên viết ra.[12- tr.332]. Đây là giai đoạn đời cũng trẻ và mình cũng trẻ, tràn đầy háo hức, mê say, chỉ khát khao có những giờ phút rảnh rỗi để ngoáy bút. Giai đoạn bản năng đầy những hồn nhiên, bất ngờ và thật thà. Họ viết những điều mà mình thích, theo dòng cảm xúc rất trẻ trung và khát vọng được thể nghiệm chính bản thân mình của tuổi trẻ. Họ không bị ràng buộc. Dù chẳng hiểu biết gì nhiều về lý luận văn học nhưng việc cầm bút sao mà dễ dàng, đơn giản. Nhà văn cảm thấy sung sướng khi nghĩ về giai đoạn điếc không sợ súng này.

Thế hệ Nguyễn Minh Châu- thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hình thành dần dần từ những trại sáng tác ngắn hạn, các cuộc thi viết về kỷ niệm sâu sắc của đời lính hoặc từ các lớp bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ…Đây là một đội ngũ hùng hậu, đông đảo, tràn đầy nhiệt huyết, hăm hở và mê say. Hàng năm, trong những dịp gặp mặt đầu xuân theo định kỳ, các cây bút không chuyên từ khắp các đơn vị kéo về ngồi chật hội trường của câu lạc bộ Quân nhân. Được sự quan tâm của Tổng cục chính trị, các cây bút nghiệp dư đều cảm thấy hãnh diện. Dù là cán bộ văn hóa, chiến sỹ, y tá, trinh sát hay văn công…tất cả đều cảm thấy: sung sướng thay cái giai đoạn mà tâm hồn con người, anh nào anh nấy cứ nhẹ tênh tênh như một quả khinh khí cầu. [12-tr.332]

Nguyễn Minh Châu không chỉ trân trọng mà còn đề cao giai đoạn bản năng của người cầm bút

năng của nghề văn, đừng bao giờ nghĩ rằng cái thời kỳ của tuổi thiếu niên ấy không để lại cho người ta một cái gì. Quả thật là tâm lý người đọc đôi khi lại không thích nghe những lời nói chặt chẽ,hoàn chỉnh, những ý tưởng sâu sắc, những triết lý thâm trầm hoặc nảy lửa. [12-tr.333]. Tuy chưa có một công trình lý luận nào để tổng kết về số người thành công ngay từ giai đoạn bản năng nhưng Nguyễn Minh Châu đã khẳng định một cách tự hào : số người thành công không phải là ít.

Nghĩ về giai đoạn bản năng, Nguyễn Minh Châu muốn nói tới một lớp người bẩm sinh dường như đã biết làm văn. Đó là những người mà chẳng ai ngờ mình sẽ là nhà văn. Họ đã viết, hồn nhiên, nhiệt tình và tài năng văn học như là "thiên tính"cộng với nhiệt huyết chứ không phải do giáo dục hay trải nghiệm mà thành. Họ viết trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trên đường hành quân ra trận. Dưới chiến hào giữa hai trận đánh, cạnh đường băng sân bay, bệ phóng tên lửa… Có những tác phẩm, những bút ký, kịch bản phim, tiểu thuyết… lẽ ra phải tìm hiểu nghiền ngẫm hàng năm trời mới dám đặt bút, thế mà họ có thể hoàn thành trong mươi mười lăm ngày…Khái niệm giai đoạn bản năng của người cầm bút của Nguyễn Minh Châu là một khái niệm độc đáo, mới mẻ, thể hiện suy ngẫm của nhà văn về cả một chặng đường dài khởi đầu của nghề cầm bút. Chặng đường đó rất đáng tự hào và là cơ sở để có những thành công ở chặng tiếp theo.

Tuy nhiên Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định: không thể cứ bằng lòng mãi với những thành tựu của cái buổi điếc không sợ súng. Với cái nhìn mang tính phản biện và với trách nhiệm của một người cầm bút, nhà văn đã

chỉ ra những hạn chế không thể tránh khỏi, hạn chế mang tính lịch sử, của giai đoạn bản năng. Ở thời đại mà lịch sử đã có quá nhiều kỳ tích, trong nhân dân đã quá nhiều mẫu người đẹp, hào hùng, nhà văn không cần suy nghĩ gì thêm, cứ ghi chép về họ cũng đủ, chỉ mong sao có thời gian để “ngoáy bút”là đủ. Nhưng ngẫm lại mới thấy thật là giai đoạn to gan và bạo phổi. Trong một bài báo viết trước khi mất, Nguyễn Minh Châu nhận xét: Một thời gian có lẽ

cũng khá dài trong xã hội ta có một thứ quan niệm: làm nhà văn chỉ cần viết câu cho gãy gọn, đúng văn phạm, khéo hơn một chút nữa là viết cho dí dỏm…Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn chỉ trích quan niệm viết văn chỉ là một hành động tự phát, thấy đời đẹp thì “ngứa cổ hót chơi”.

Với những suy ngẫm về giai đoạn bản năng của nghề cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã đem đến một cái nhìn mang tính lý luận về một giai đoạn hồn nhiên của nghề viết văn. Không dừng lại ở đó, suy ngẫm của ông còn có ý nghĩa động viên, khuyến khích cũng như nhắc nhở lớp nhà văn trẻ hiện nay:

không nên bằng lòng với những thành công ban đầu. Thông thường người viết văn trẻ viết được một cái, được hoan hô thì nghĩ rằng mình sẽ bơi được sang bên bờ văn chương. Viết được hai cái thì nghĩ mình đã đến đích. Xin mời cứ viết nữa đi! Viết cái thứ ba, thậm chí rất được hoan nghênh thì người viết văn nghiêm túc bắt đầu có cảm giác lạc giữa dòng... Ông cho rằng nếu tự mãn thì không bao giờ bao giờ người viết trẻ trưởng thành nổi. Ai chỉ có năng khiếu mà không hết lòng với nghề, sớm muộn gì cũng bị tụt hậu. Ngược lại những người theo đuổi nghề nhiều năm muốn không rơi vào tình trạng ấy phải chịu học, chịu nghĩ một cách nghiêm túc và tâm huyết với nghề .

Nguyễn Minh Châu hoàn toàn không coi thường giai đoạn bản năng nhưng ông đã nhận thấy hạn chế to lớn, không thể tránh khỏi của giai đoạn này. Nhà văn chuyên nghiệp, sau giai đoạn bản năng sẽ bước vào giai đoạn ý thức. Nguyễn Minh Châu cảnh báo cho những ai chỉ biết bằng lòng với những gì đã có hay chỉ biết an phận với những thành công buổi ban đầu. Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, Nguyễn Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Nhà văn đã tâm sự rất chân thành bằng một thứ ngôn ngữ như viết ra từ gan ruột: Như tôi viết được mười mấy cuốn sách rồi nhưng thấy bờ bến văn chương còn xa vời. Không bao giờ tới được. Văn chương nó là tiếng động mơ hồ và rất lạ lùng của thân phận con người,

của kiếp người, của cuộc đời mà nó luôn luôn bao giờ cũng ở phiá trước. Càng đi anh càng lạc, càng đi càng không tới bến... Nguyễn Minh Châu chủ trương quan tâm đến thân phận con người, kiếp người, cuộc đời. Mà những vấn đề này luôn luôn bao giờ cũng ở phiá trước, luôn luôn là những thách thức, không dễ dàng nắm bắt nếu nhà văn chỉ viết theo bản năng. Bằng vốn liếng của cả đời cầm bút, nhà văn hiểu người cầm bút, bao giờ cũng tiêu biểu cho một dân tộc, một xã hội, gắn liền với những khám phá sâu sắc về thân phận con người. Đọc Di cảo Nguyễn Minh Châu, thấy trĩu nặng những day dứt khôn nguôi về nghề viết văn. Hoá ra, Nguyễn Minh Châu không chỉ là một nhà văn viết theo bản năng. Mà đấy còn là một nhà văn có nhiều suy nghĩ trước khi đặt bút viết và không thôi suy nghĩ khi nhìn vào sáng tác của các đồng nghiệp đồng đội khác. Bằng chứng cho thấy ông là một người vào nghề muộn, có tác phẩm muộn…nhưng ý thức về nghề - đặc biệt là nỗ lực vượt qua giai đoạn bản năng – đã giúp ông khẳng định được vị trí của mình. Người cầm bút cần phải học cách nghĩ về mình và nghĩ về nghề. Những ấp ủ, những tham vọng mới, những thể nghiệm mới đầy hăm hở rồi kết quả sẽ ra sao? Những tác phẩm sắp được tung ra đời sẽ ra sao? Đó là những khoảnh khắc người cầm bút tự phản biện để tìm ra con đường tất yếu mà một người viết chân chính sẽ trải qua. Một nhà văn chính thường được đánh giá qua bốn điểm cốt yếu: Nhà văn có tư tưởng nào mới không, hoặc đề cập đến các vấn đề cốt tủy nào của dân tộc, đất nước và thời đại không? Họ có sáng tác nhiều tác phẩm, dấn vào nhiều thể loại để mở rộng và đào sâu tư tưởng, vấn đề đó không? Có khám phá bút pháp nào mới, để thể hiện tư tưởng, vấn đề đó? Cuối cùng là sự suy tư về nghề, say mê và lao động miệt mài với nghề, dũng cảm với nghề, để tránh cho bản thân viết một cách nghiệp dư, chản nản, thối chí hay bế tắc, tiến tới lao động mang tính chuyên nghiệp. Với ý nghĩa đó Nguyễn Minh Châu quả nhà văn chân chính.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)