Những yêu cầu về cách tiếp cận, phản ánh hiện thực trong văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 67)

văn học

Mỗi nhà văn đều có những cách thức khác nhau để chọn cho mình một lối đi riêng khi tiếp cận hiện thực cuộc sống. Qua những ghi chép của Nguyễn Minh Châu ở Di cảo ta nhận thấy ông đã đề ra những cách tiếp cận và phản ánh hiện thựctrong văn học có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận. Đó là việc nhà văn phải thâm nhập cuộc sống thực tế với tất cả sự năng động và trí tuệ; phải đổi mới quan niệm về hiện thực; phải nắm bắt hiện thực theo nghĩa đích thực, coi con người là tâm điểm của hiện thực…Có như vậy người cầm bút mới có được sự điều chỉnh và bứt phá, vượt qua phần hạn chế , non yếu của mình để văn học nước nhà có được sự đổi mới, rút ngắn khoảng cách giữa hiện thực với văn học.

Qua những dòng ghi chép, dẫu rất tản mạn trong Di cảo ( phần Sổ tay viết văn), ta thấy Nguyễn Minh Châu đề cao những chuyến đi thực tế để tiếp cận, khám phá hiện thực cuộc sống: nhà văn trước khi về ở đây, trước trang giấy đã đi những chuyến thực tế ở cuộc đời và cả ở những nơi đâu đó thuộc thế giới thần linh, không thì ở một xứ sở muôn đời con người phải cảm nghĩ, phải sống thế.

viết không chỉ là công việc, là nhiệm vụ mà phải coi là trách nhiệm. Nếu không có thực tế, nhà văn dù có giàu trí tưởng tượng đến đâu cũng không thể hình dung hết những gì tồn tại trong cuộc sống và những gì mà cuộc sống đã dạy cho ta. Nếu sản phẩm văn nghệ chỉ được khai sinh bằng sự hoàn toàn bịa đặt, mà không là kết quả nhào nặn từ trải nghiệm đời sống thì dù trí tưởng tượng có đạt tới mức hoàn hảo đến đâu, tác phẩm cũng chỉ là một thứ tiểu xảo không thể nào tiến tới mức giá trị nghệ thuật. Có thể nói, hư cấu là đặc quyền của nhà văn trong quá trình sáng tạo, nhưng nếu sáng tác văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở của đời sống thì sẽ không truyền được cảm xúc đến người đọc. Văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời. Nhà văn muốn sáng tạo, phải lặn ngập trong biển lớn của cuộc đời. Đối với nhà văn thì đời sống sẽ giúp họ nhiều hiện tượng sinh động thật sâu sắc. Nên muốn viết lĩnh vực nào, nhà văn phải am hiểu lĩnh vực ấy. Kinh nghiệm và cuộc sống đóng góp nhiều cho sự hoàn thành một tác phẩm. Chính cái vốn sống nghèo nàn là một lý do cơ bản giải thích tình trạng thiếu đề tài của các nhà văn thành phố ngày nay. Việc thiếu vốn sống không chỉ dẫn đến nghèo nàn trong chọn đề tài mà còn dẫn đến sự bế tắc trong việc biểu hiện nội dung tác phẩm. người sáng tác không làm sao cho tác phẩm sống động dồi dào. Bởi lẽ, kinh nghiệm sống là điều kiện tất yếu để cấu tạo nên một tác phẩm hay. Tất nhiên việc khoác ba lô đi thực tế chưa nói lên đều gì mang tính quyết đinh đến sự ra đời của tác phẩm nhưng chắc chắn đi thực tế đã trở thành công việc nghiêm túc, bổ ích, thành nếp sống, nếp làm việc truyền thống của những người cầm bút nước hàng chục năm qua. Do đặc thù của lịch sử văn học nước nhà, đã có lúc: mỗi một cuốn sách ra đời, đánh dấu một chuyến đi mặt trận hay xuống cơ sở sản xuất [39-tr.29].

Sinh thời Nguyễn Minh Châu rất cần mẫn và ham thích đi thực tế.

Cái lối đi thực tế của Châu mang màu vẻ la cà, mà sự tích luỹ lại dày dặn. Tất cả những gì anh quan sát, nhận xét, dường như anh đều ghi vào sổ tay…Cứ mỗi lần xuống đơn vị, Châu, loáng một cái, đã sà vào đám lính trẻ,

nhất là cánh lính lái xe và cấp dưỡng. Ở họ là cả một kho chuyện …Dù có nằm ngủ vật vờ trên chiếc bàn sắt của Mỹ, hoặc trên đệm mút êm ái của khách sạn hay trên phản gỗ nhà dân…hễ sáng nào cũng vậy, Nguyễn Minh Châu đã ngồi ghi chép từ lúc nào.( Xuân Thiều ). Việc đi thực tế chính là sự chuẩn bị thiết thực nhất cho sự ra đời của tác phẩm. Đó chính là quá trình dò dẫm, tìm kiếm, quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng….thể hiện quá trình sáng tác công phu, nghiêm túc và ý thức của một người cầm bút có trách nhiệm và có kinh nghiệm.

Trong ghi chép ngày 4/3/1972, Nguyễn Minh Châu viết: Từ nay cố gắng hết sức ghi nhật ký hàng ngày vì có đến lúc công việc viết lách sẽ cần đến những cái hàng ngày rất bình thường bây giờ [12-tr.321]. Ông thực sự coi trọng và đề cao những cái hàng ngày rất bình thường bởi đó là sự tích luỹ vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhận xét, quan sát sự vật và hiện tượng độc đáo, tinh tế…gắn với những chi tiết tưởng như rất vu vơ, rất đời thường. Vẫn biết rằng mỗi nhà văn có nhiều cách thâm nhập thực tế khác nhau, tuỳ theo thói quen, sở trường, cá tính từng người nhưng Nguyễn Minh Châu thực sự là một nhà văn rất đề cao và ý thức rất nghiêm túc về vai trò của những chuyến đi thực tế. Đây là công việc chuẩn bị để luyện bút, để tích luỹ kiến thức đời sống góp phần “thai nghén” nên tác phẩm văn chương đích thực.

Không chỉ đề cao việc thâm nhập thực tế đời sống, Nguyễn Minh Châu còn có những suy ngẫm về cách thức nhà văn thâm nhập thực tế. Đây mới là vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định. Ông phê phán nhiều người đi thực tế cũng chỉ như một người đi nhặt chi tiết mà thôi, chứ không biết bám theo cái luồng tư tưởng, cái luồng nghĩ của mọi người thực sự chiến đấu và sản xuất, người ta đang nghĩ gì? Có bao giờ ướm thử người ta và mình, hai bên nghĩ có khớp nhau về trước một trận đánh, về đồng lúa tốt, về thời vụ cày muộn? [12- tr.321]. Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề người viết đừng bị ngập chìm trong “biển” của chi tiết mà phải biết nhập tâm, phải sống thực sự, đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể và con người cụ thể để tránh áp đặt, tránh phản

ánh một cách sai lệch và méo mó. Để đạt được yêu cầu này nhà văn phải đi nhiều, quan sát lắm, phải có con mắt tinh tường để nhìn đời, nhìn người, để

bám theo cái luồng tư tưởng, cái luồng nghĩ của mọi người.

Văn học phản ánh hiện thực một cách sinh động chứ không phải là sự sao chép hiện thực một cách máy móc. Tuyệt đối hoá hiện thực sẽ biến văn học thành một sự lệ thuộc, cố sao chép y nguyên, sao cho phù hợp với những gì tốt đẹp của hiện thực. Lao động nghệ thuật là một hoạt động cá thể, song nội dung nghệ thuật là hiện thực của cuộc sống sinh động. Sáng tác là phản ánh hiện thực nhìn qua lăng kính của tâm hồn mình, còn nghệ thuật là tái tạo lại hiện thực ấy mà cũng qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ. Để phát huy sức mạnh riêng của văn học nghệ thuật, để phát huy năng lực khám phá và sáng tạo, nhà văn phải biết nghiền ngẫm và chiêm nghiệm bằng tất cả sự năng động và trí tuệ của mình. Nhà văn phải dự tính được sẽ viết gì, viết như thế nào, để người đọc bắt gặp được những dáng dấp và nhịp sống thực của họ trên trang giấy. Chỉ mới được như vậy, chúng ta đã có thể tỏ rõ một thái độ trân trọng đối với cuộc sống bằng công việc của mình [39-tr.34]. Đề cao sự năng động và trí tuệ của nhà văn khi phản ánh hiện thực, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến sự động não để biết bỏ qua những gì là không tiêu biểu, không thuộc về bản chất của con người và cuộc sống để tiếp cận với những chân lý giản dị mà sâu sắc của cuộc sống đang tồn tại quanh ta.

Nguyễn Minh Châu bộc lộ quan niệm văn học phản ánh hiện thực nhưng phải lấy con người là tâm điểm, là trung tâm của việc phản ánh. Nhà văn phải biết bám theo cái luồng tư tưởng, cái luồng nghĩ của mọi người thực sự chiến đấu và sản xuất, người ta đang nghĩ gì? Con người chịu sự chi phối của hoàn cảnh vừa có sự tác động lên hoàn cảnh. Cuộc sồng chiến đấu và sản xuất chính là hoàn cảnh lớn mà hàng ngày, hàng giờ con người phải đương đầu, phải vật lộn. Cũng từ hoàn cảnh đó, con người làm xuất hiện những quy luật mới của đời sống . Vì lẽ đó con người luôn phải là tâm điểm của bức tranh hiện thực. Đôxtôiepxki đã nói về chủ nghĩa hiện thực như sau : Trong

chủ nghĩa hiện thực đầy đủ, phải tìm thấy con người trong con người. Người ta gọi tôi là nhà tâm lý, không đúng, tôi chỉ là nhà hiện thực chủ nghĩa trong ý nghĩa cao nhất tức là tôi miêu tả tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người[12-tr.51]. Nguyên tắc miêu tả con người trong con người giúp ta hiểu được phong cách riêng của người nghệ sỹ khi phản ánh hiện thực. Các nhà văn lớn của mọi thời đại dù cách thức và con đường có khác nhau thì cũng đều lấy cái đích cuối cùng của nghệ thuật là con người. Khẳng định con người là chuẩn mực để soi chiếu hiện thực, Nguyễn Minh Châu đã có những suy nghĩ mang tính phản biện, rất sâu sắc, có ý nghĩa đổi mới khi bàn về văn học viết về chiến tranh. Nhìn lại văn học Việt Nam trong mấy chục năm qua, văn học viết về chiến tranh cần phải đặt ra câu hỏi: các nhà văn viết về con người hay sự kiện? Thời chiến, sự kiện là trung tâm, con người chỉ là phương tiện- tất nhiên con người không tách rời sự kiện chiến tranh. Dù các nhà văn đều xác định được trung tâm vấn đề cần phải viết là con người nhưng người đọc chúng ta vẫn như chưa cảm thấy thoả mãn với những tác phẩm thời đó. Độc giả và các nhà phê bình vẫn nhận thấy : nhân vật mờ nhạt…các nhân vật đã bị sự kiện lấn át và các nhân vật thường khi được mô tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực [39- tr.53]. Nhiều năm qua văn học có công xây đắp hình tượng lịch sử, tổ quốc, nhân dân, quần chúng. Nhưng chúng ta quá say sưa với những cái có tính chất "sử thi", với các hình tượng “tập hợp về con người” mà ít chú ý đến việc mô tả các số phận, xây dựng những hình tượng độc đáo về cá nhân con người, về đời người. Con người thường chỉ được mô tả qua vài nét chấm phá trong bức tranh chung vẽ cả khối quần chúng nhân dân vĩ đại. Một trong những yêu cầu đối với các tác phẩm về chiến tranh và cách mạng là nhà văn phải miêu tả được số phận con người trong cơn lốc của lịch sử. Văn học không nên phản ánh con người chỉ thông qua mô tả lịch sử mà cần phản ánh lịch sử thông qua mô tả số phận con người.Ý thức sâu sắc về những hạn chế của văn học viết về chiến tranh đã giúp Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn chiến tranh từ góc độ con người với số phận cá nhân mà

không phải là sự kiện. Con người chịu sự chi phối đến nghiệt ngã của hoàn cảnh đồng thời cũng tác động lên hoàn cảnh. Ông là một trong số những nhà văn sớm viết về những dang dở, mất mát, chia lìa, dự báo về những tiêu cực, thoái hoá, biến chất trong tâm hồn và tính cách con người mà mới hôm qua còn là những người anh hùng đối mặt với quân thù.

Vẫn biết khám phá con người là một điều vô cùng khó khăn và khổ ải của người cầm bút. Đi sâu khám phá, biểu hiện cho được đời sống nội tâm bên trong đầy bí ẩn của là việc không hề đơn giản và rất khó nắm bắt. Nhưng thời đại nào cũng vậy, mỗi nhà văn đều phải dành mối quan tâm hàng đầu và lớn nhất của mình để khám phá về con người. Văn học là như vậy : làm hiện hình lên những huyền diệu bí mật của cõi lòng người[12-tr.363]. Có muôn vàn cách tiếp cận, cách giải mã khác nhau về con người nhưng các đích cuối cùng của các nhà văn bao giờ cũng là để hiểu rõ hơn về con người, góp phần thúc đẩy con người sống tốt đẹp hơn, nhân bản hơn.

Có thể nói Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã gắn bó hết mình với cuộc đời và con người với tất cả ý thức và trách nhiệm cao nhất của người cầm bút. Trong chiến tranh, với trách nhiệm hoàn toàn tự nguyện của một công dân yêu nuớc ông đã mô tả con người như được tráng lên một lớp men trữ tình

nhưng rồi với những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời, với trí tuệ mẫn cảm ông đã sớm nhận ra hạn chế của nền văn nghệ minh hoạ với những day dứt chân thành mà sâu sắc. Xuất phát từ quan niệm coi con người với những quy luật vĩnh hằng là đối tượng của văn học, Nguyễn Minh Châu đã đi vào khám phá các số phận, các tính cách, tìm đến các nỗi niềm riêng tư, sâu kín vốn thường bị che khuất bởi các sự kiện xã hội hoặc tư tưởng chung của thời đại. Nhà văn đã tiên phong bắt nhịp và phát hiện những vấn đế sinh tử của đất nước- đó là con người với hiện thực đa sự, đa đoan. Đã đến lúc văn học phải phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa diện, nhiều chiều với sự vận động phong phú và phức tạp. Con người phải được khám phá dưới nhiều góc độ và biểu hiện không hề giản đơn. Không thể cứ ca ngợi mãi con người cộng đồng, con

người với cảm hứng sử thi mà quên đi con người tự nhiên với bao đòi hỏi, ham muốn cá nhân. Không thể chỉ nhìn thấy mặt tốt của con người một cách phiến diện mà phải khám phá được phần rồng phượng lẫn phần rắn rết ngay trong mỗi cá nhân. Nếu Lực trong Cỏ lau được ngợi ca như một vị chỉ huy anh hùng thì Thái trong Mùa trái cóc ở miền Nam lại là một tên quan cách mạng đớn hèn và ăn bẩn. Có những người lính anh dũng trong chiến đấu và vững vàng, bản lĩnh trong cuộc sống thời bình như Thăng thì cũng có kẻ đớn mạt sẵn sàng phản bội một cách hèn nhát như Quang ( Cơn giông ). Toàn là một cán bộ chỉ huy trong quân đội nhưng lại hèn nhát, sợ địch, biến doanh trại thành nhà tù, xu nịnh bợ đỡ cấp trên, quát nạt, ra oai cấp dưới, đối xử vô tình và tàn nhẫn với người mẹ của mình (Mùa trái cóc ở miền Nam). Cái nhìn con người của Nguyễn Minh Châu đã thực sự có nét mới lạ, rút ngắn khoảng cách giữa văn học với thực tế đời sống. Ngay trong những nhân vật được nhà văn tôn vinh như những người anh hùng, những con người tốt đẹp vẫn có những khiếm khuyết, thậm chí có những phút hèn hạ. Hoà (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ) một sỹ quan chỉ huy được đồng đội coi là tấm gương nhưng vẫn có những cái tầm thường cá nhân: hý hửng khi được thăng tiến, cũng yêu người này rồi lại nói xấu sau lưng người kia, hai bàn tay thường xuyên nhơm nhớp mồ hôi đến nỗi khi chạm vào, người yêu anh lại có cảm giác khó chịu. Quỳ cũng trong tác phẩm này là người con gái có lẽ sống đẹp, biết vượt qua nỗi đau và mất mát trong chiến tranh nhưng chính chị cũng đã có lúc tự thú nhận về những điều dại dột, nhầm lẫn của chính mình: “Tôi đã nhầm lẫn. Đời tôi là một chuỗi những điều lầm lẫn dại dột khiến xúc phạm đến xung quanh”. Lực ( Cỏ lau ) là người lính dũng cảm khi đối mặt với kẻ thù, cao thượng, chấp nhận hy sinh hạnh phúc khi trở về với cuộc sống đời thường nhưng cũng không tránh khỏi những ứng xử nhỏ nhen, thù vặt, tự ái cá nhân …dẫn đến sai lầm chết người: chiến sỹ của anh đã hy sinh một cách

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)