Trách nhiệm của người cầm bút

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 112)

Thời đại nào cũng vậy, điều mà đất nước và nhân dân đòi hỏi, kỳ vọng ở những nghệ sĩ chân chính là khả năng sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Để làm được điều đó, mỗi nhà văn ngoài năng khiếu còn cần phải có ý thức tự giác về nghề nghiệp và khả năng tự học để nâng cao trình độ văn hoá (văn hoá theo nghĩa rộng, chứ không phải bằng cấp của người đi học). Nhà văn phải có được khả năng đi vào đời sống, quan sát, suy nghĩ và tìm ra ở đó những vấn đề cốt yếu để rồi bằng tài nghệ của mình mà diễn đạt thành tác phẩm văn học. Chỉ có như thế nhà văn mới có khả năng vừa phản ánh một

cách đầy đủ về đời sống, vừa nâng người đọc lên tầm tư duy mới. Đó cũng là những người dám dũng cảm lên tiếng về các vấn đề lớn lao của nhân dân, đất nước. Nguyễn Minh Châu cho rằng có thể đưa ra nhiều tiêu chuẩn để định nghĩa thế nào là một nhà văn nhưng riêng ông cho rằng một người cầm bút chân chính không được quyền thiếu tinh thần trách nhiệm với con người, với cuộc sống. Nhà văn là một người rất nặng nợ với đời [12-tr.325]. Cái tinh thần trách nhiệm ấy cũng chính là thiên chức là tiền đề gốc, để tạo ra những giá trị văn chương có tính chất nhân bản sâu sắc. Đi sâu vào vương quốc tình đời và lẽ đời, ngòi bút của nhà văn đã chon khuynh hướng lấy đời tư và số phận cá nhân làm cái đích để thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình. Nặng tình yêu thương con người với tất cả tấm lòng và tâm huyết, quan tâm đến số phận từng con người, từng cảnh đời, Nguyễn Minh Châu tâm niệm nhà văn phải dùng ngòi bút tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện và cái ác ở ngay bên trong mỗi con người và khơi dậy cái tốt trong từng con người, không sợ mổ những vết thương [12-tr.348]. Cuộc đấu tranh này có khi xảy ra ngay bên trong mỗi con người, diễn ra âm thầm, không ồn ào và đang xảy ra từng giờ, từng ngày, trên khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cuộc đấu tranh giằng co, nhiều khi không hoàn toàn cân sức giữa cái thiện và cái ác đã được nhà văn mô tả và cảnh báo về sự tồn tại và hoành hành đáng sợ của cái ác. Nguyễn Minh Châu đã tâm niệm với chính mình: hồng và né tránh chính là sự khiếp đảm trước cái ác và cái xấu…Như thế không được [12-tr.358]. Ông đã ý thức sâu sắc về nhiệm vụ và thiên chức của nhà văn và luôn tự phản biện với chính mình về những gì chưa làm được:

Nhưng chỉ có cái ác thì phải nhớ lấy, chỉ có cái mưu mô giả trá trong bóng tối là phải nhìn cho rõ. Những cái viết lách của mình vẫn còn lành quá đi mất. Chưa đau. Giữa một cuộc đời đầy oan khiên, oan khuất và đầy dối trá, sự lộng hành của cái ác đóng vai trò quyền lực [12-tr.358].

Tuy nhiên, trước sau như một, bao giờ Nguyễn Minh Châu cũng vẫn là nhà văn suốt đời không hề mệt mỏi trên hành trình thức tỉnh lương tri của

con người. Với tấm lòng đôn hậu và niềm tin thiết tha không bao giờ cạn về con người, ông đã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp và cái thiện dù cuộc chiến đó không hoàn toàn đơn giản, đầy mâu thuẫn, đầy thăng trầm và nhiều khi phải trả giá một cách đau đớn. Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, chúng ta không khỏi bàng hoàng và nhức nhối khi bắt gặp hình ảnh một cán bộ cách mạng đã hoàn toàn thoái hóa biến chất, trở thành một con người ích kỷ, tàn nhẫn, trái tim đã trở nên băng giá, không còn tình người, không có khả năng xúc động ngay cả khi gặp lại người mẹ sau hơn hai mươi năm xa cách. Là người có một trái tim nhân hậu, bao dung trước số phận của đồng đội, đồng chí của mình, ông đã phải sôi lên đầy giận giữ trước thói quan liêu độc đoán, của bọn quỷ khoác áo cách mạng. Bọn ma quỷ ấy mới hôm qua còn đứng trong hàng ngũ những người chiến sỹ quả cảm, mà bây giờ đã trở thành kẻ chai sạn, dửng dưng, không hề biết gào lên trước cái ác của con người. Truyện đã đem đến cho người đọc nhiều ám ảnh, trái tim nghệ sỹ của Nguyễn Minh Châu đã ngập chìm trong nỗi lo âu, một nỗi âu lo sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người.

Với Nguyễn Minh Châu, cái đáng sợ nhất ở người nghệ sỹ là tâm hồn bàng quan, nhạt nhẽo như cốc nước lã không yêu một cái gì tha thiết mà cũng không ghét cái gì thật cay đắng, bằng bằng, chung chung [12- tr.329]. Sợ nhất ở một nhà văn là cái chất máu cá, cái thái độ lãnh đạm, dửng dưng trước cuộc đời. (Báo Văn nghệ Số 49-50). Cho đến bây giờ, ta có thể lý giải việc Nguyễn Minh Châu có đủ can đảm để giã từ một lối viết đã ổn định, được thừa nhận rộng rãi từ trước những năm 1975 để tìm tòi một lối viết mới (định hình từ những năm 80) đầy chông gai, bấp bênh, nguy hiểm chính là quan niệm của nhà văn về sứ mệnh và thiên chức của người cầm bút: Phải có cái nhìn mới,xác thực, đa dạng và cận nhân tình hơn khi phản ánh cuộc sống. Nguyễn Minh Châu không chấp nhận kiểu nhà văn hiền lành, vô sự, không dám lên tiếng vạch mặt cái ác và cái xấu, sống không thật với chính mình để đổi lấy hai chữ yên ổn. Sự đổi mới trong quan niệm, cách nghĩ và cách viết

của Nguyễn Minh Châu đã khiến dư luận từ chỗ còn phân vân nghi ngờ, đến đồng tình, cổ vũ và tin tưởng. Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng ẩn chứa nhiều nghịch lý, đầy phức tạp còn bản thân mỗi con người cũng luôn có sự đan xen rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Nhà văn đã dùng một thước đo mới - thước đo nhân bản để định giá con người trong cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện và cái ác, phần sáng và phần tối trong mỗi con người, tránh cái nhìn giản đơn, dễ dãi hoặc lý tưởng hóa, thần thánh hóa con người. Nhiệm vụ của văn học là khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ : ca ngợi cái tốt, đấu tranh với cái xấu, cái ác, tránh tô hồng [12-tr.348]. Đã từng tồn tại một thời gian rất dài văn học nói về thắng lợi, về những niềm vui và sự lạc quan. Với một nhận thức mới mẻ, Nguyễn Minh Châu có một nỗi lo rất có căn cứ và đầy trách nhiệm về cuộc sống : Cuộc sống trên trái đất này thời nào và đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất. Cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin ( Báo văn nghệ số 49-50). Từ nỗi lo đó, ông đã có những đòi hỏi về thiên chức và nhiệm vụ của nhà văn là : phải cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước những tai hoạ…để bênh vực cho những con người không còn ai để bênh vực. [39- tr.165]. Trong Ngồi buồn viết mà chơi, Nguyễn Minh Châu có kể lại câu chuyện chính ông đã chứng kiến: một người mẹ trẻ lạc mất đứa con, kêu mọi người cứu giúp đến khản cả tiếng mà chẳng ai đoái hoài dù ở ga tàu chật cứng người đi lại. Đến cả đồng chí công an - người được coi là có trách nhiệm bảo vệ dân, cũng dửng dưng. Tình huống đời thường này đã làm nhức nhối trái tim nhà văn. Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc rằng khi con người không có ai để bênh vực, nhất định, nhà văn phải là bờ vai vững chắc để họ tựa vào. Khi vẫn còn sự tồn tại và hiển hiện của cái xấu và cái ác thì nhà văn còn phải lên tiếng để chống lại bệnh vô cảm, lấy lại niềm tin yêu về con người và cuộc đời cho những ai đã và đang bi quan trước cuộc sống này. Với tâm niệm dùng ngòi bút để tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa

cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác đang xảy ra từng giờ, từng ngày, ở khắp mọi nơi và ngay trong mỗi con người, Nguyễn Minh Châu đã ý thức một cách sâu sắc về lương tâm và trách nhiệm cao cả của nghề cầm bút.

Văn học là tiếng lòng của con người hướng tới những giá trị chân- thiện-mỹ. Tác phẩm văn học giúp con người khám phá những vấn đề xã hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và tâm hồn con người. Là một nhà văn nặng lòng và tâm huyết với cuộc đời và với văn chương, Nguyễn Minh Châu đã bằng các tác phẩm của mình đem đến cho con người ánh sáng và nhiệt lượng, hy vọng làm cho con người ta trở nên sống có trách nhiệm hơn... Tâm hồn ông tựa như tờ giấy thấm nên ông thẩm thấu mọi nỗi đau của đồng loại một cái gì thoáng qua đều in rất đậm…tạo nên những vấn đề buộc nhà văn không thể làm ngơ và buộc phải viết. Bởi lẽ đó, tác phẩm của ông đã có sức “phát sáng và toả nhiệt” trong trái tim bạn đọc hôm nay và cả mai sau. Việc dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, Nguyễn Minh Châu đã góp phần đem đến cho người đọc niềm tin yêu vào cuộc đời vốn đầy rẫy những nghịch lý và những nhiều ngang trái. Nỗi đau của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng tiêu biểu cho những khổ đau, éo le và ngang trái trong cuộc đời. Cả cuộc đời hy sinh vì con, chị hầu như chưa có lấy một ngày hạnh phúc. Chị còn là nạn nhân của người chồng vũ phu: hễ khổ quá là hắn xách vợ ra đánh. Nhà văn đã cho chúng ta hiểu rằng trong mỗi mái nhà, trong từng gia đình có biết bao cảnh đời với bao đau khổ và bất hạnh chẳng ai giống ai. Vậy ai sẽ lên tiếng sẻ chia, đồng cảm và nâng đỡ những con người đau khổ kia ? Với sự xuất hiện nhân vật nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng và chánh tòa án huyện Đẩu, Nguyễn Minh Châu đã tiếp thêm niềm tin cho người đọc. Hóa ra cuộc đời vẫn còn nhiều người tốt, còn nhiều người có trái tim biết cảm thông, sẻ chia với những mất mát và đau khổ của người khác. Sự xuất hiện những nhân vật không làm ngơ, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại, biết cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với bất hạnh của người khác đã giúp cho các sáng tác của

Nguyễn Minh Châu vượt ra khỏi sự hạn hẹp của những sáng tác mang nội dung chống tiêu cực hay đơn thuần chỉ là viết về mặt trái của xã hội đồng thời đem đến cho con người niềm tin để sống và để thêm lạc quan, yêu đời

Kể từ khi kết thúc chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã kiên trì đi theo hướng sáng tác mới, vừa là nối tiếp nhưng cũng vừa là bước ngoặt phát triển mới với mong muốn rút dần khoảng cách giữa văn học và cuộc sống, con người cùng nhau phá bỏ cái xấu, chống lại cái ác. Đã có lúc cảm thấy cầm bút mà cảm giác y như mình đang đứng gữa trận tiền nhưng bằng tài năng và nhân cách của mình, ông đã trở thành một trong những con chim báo bão đầu tiên đang giang rộng đôi cánh, giúp cho các ngư phủ có đủ thời giờ để suy ngẫm [27- tr.516] và có đủ can đảm để chống chọi với mọi bão tố. Nguyễn Minh Châu hiểu rất rõ những gì mà một người tiên phong sẽ phải đối mặt nhưng ông đã gan dạ và dũng cảm, nhẫn nại và quyết liệt gánh vác thiên chức của nhà văn: không khiếp hãi trước cái xấu và cái ác đang hoành hành, chi phối số phận con người.

Luôn chăm lo rèn luyện về mặt nghề nghiệp, luôn tự cảnh tỉnh và hướng suy nghĩ vào cuộc tìm tòi hoàn thiện của người trí thức- nghệ sỹ chính là cái đích cao đẹp của nghề viết văn. Sự công nhận của những người đương thời, kể cả những người cùng giới, rất cần cho mình, nhưng suy cho cùng, vẫn chưa phải là tất cả. Nguyễn Minh Châu còn đề ra một trong những trọng trách của nhà văn Việt Nam là phấn đấu để có tác phẩm hay, có thể giao tiếp với thế giới. Để có được tác phẩm hay phải học tập thế giới rất nhiều. Nguyễn Minh Châu từng than thở một cách chua xót: Bao giờ văn xuôi của chúng ta mang tính hiện đại, có thể đi đến giao tiếp với thế giới: Tại sao ta lại cứ sản xuất ra toàn những sản phẩm loại nhì, loại ba của văn học thế giới hoặc những bán thành phẩm, để rồi phải làm cái việc con hát, mẹ khen hay

[12-tr.372]. Sau 30 năm chiến tranh, dân tộc ta đã là một dân tộc anh hùng, và đến bây giờ dân tộc ta lại bắt đầu một hành trình mới- tự hoà mình với nhân loại. Nguyễn Minh Châu trăn trở: nói gì thì nói, ta cũng chỉ là một mảnh của

nhân loại. Trong bối cảnh đó, văn học ta sẽ làm gì, nên làm gì, phải làm gì để đem dân tộc ta hoà mình cùng nhân loại [12-tr.355]. Ông đã gióng lên hồi chuông báo động là trình độ nghề nghiệp của nhà văn chúng ta hiện nay còn có khoảng cách rất xa với văn học thế giới. Đã đành viết văn là công việc của tâm huyết, của tư tưởng, nhưng trong nghề vẫn có những cái thuộc về trình độ lý luận văn học và đặc biệt là kỹ thuật viết. Được coi là những biểu hiện cụ thể của tư duy nghệ thuật, là dấu hiệu khiến cho văn của thế kỷ này khác hẳn với văn của thế kỷ khác, kỹ thuật viết và trình độ lý luận là những căn cứ cơ bản để đánh giá tính hiện đại trong tác phẩm. Có thể nhận ra là kỹ thuật viết của các nhà văn chúng ta hiện nay chưa thực sự bắt kịp những trào lưu chung của văn học thế giới trong cái thế kỷ chúng ta đang sống. Khắc phục sự lạc hậu ấy trong nghề văn phải có thời gian, phải có chuẩn bị và không hoàn đơn giản nhưng đó là một trong những việc phải làm để đưa việc viết văn trở nên mang tính chuyên nghiệp. Phải có những cây bút có trình độ hành nghề hiện đại mới có cơ hội hình thành những tài năng mới, có tầm cỡ, được thế giới tiếp đón bằng chính tác phẩm của mình chứ không phải chỉ được đón tiếp như một nhà văn Việt Nam nói chung. Khi một số nhà văn hàng đầu của Việt Nam: Nguyễn Tuân,Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải… có sách dịch ra tiếng Nga, nhiều người cầm bút ở Việt Nam - với suy nghĩ đơn giản đã tự hào cho rằng như thế là văn học Việt Nam có được đường ra với thế giới. Nhưng Nguyễn Minh Châu lại có những băn khoăn và tự hỏi sách của mình dịch ra có ai đọc, liệu những trang sách ấy có giúp bạn đọc ở những phương trời xa xôi kia sống tốt hơn và có ý nghĩa hơn hay không. Ông thừa hiểu rằng một số dịch phẩm ra đời chỉ để làm chứng cho tình hữu nghị, và ông không muốn cái đặc ân đó rơi vào mình. Có những lần đi công tác nước ngoài trở về, ông tỏ ý không vui, vì hình như các nhà văn bên nước bạn người ta chỉ đón mình với tình cảm bạn bè hữu nghị mà không ai biết mình đã viết những gì.

Nguyễn Minh Châu khẳng định chúng ta phải học tập thế giới rất nhiều (ví dụ chúng ta có thể tiếp thu các phong cách và hình thức tiểu thuyết)

nhưng cần tránh nóng vội hoặc cách làm ăn hớt ngọn ( bắt chước lối viết của nhà văn này hay nhà văn khác...)kể cả với động cơ tốt muốn cho văn học ta mang sắc thái hiện đại đều chỉ là những cử chỉ bắt chước, không nên lặp lại trong lúc ấu trĩ [12-tr.327]. GS Đặng Anh Đào với tham luận “Truyền thống và đổi mới trong văn xuôi Việt Nam hiện đại” [82-tr.103] đã có những điểm tương đồng với Nguyễn Minh châu khi phân tích: Nếu chỉ nói đổi mới không

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)