9. Kết cấu của luận văn
1.9.2. Nội dung quảnlý nhà nước về KH&CN cấp huyện
Ngày 18 tháng 6 năm 2008 Liên bộ Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ đã ra một thông tư liên tịch (thông tư 05/2008/TTLT-BKH&CN_BNV), trong đó đã xách định 9 nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, theo đó: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Khoa học và Công nghệ. Phòng kinh tế hoặcc phòng công thương có 9 nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của địa phương.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và làm thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính về lĩnh vực khoa học và công nghệ sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
5. Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn.
6. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
8. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
9. Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Về tổ chức bộ máy và biên chế. Thông tư quy định:
1. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng, trong đó có 01 Lãnh đạo Phòng phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu của địa phương, quyết định số biên chế chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ trong tổng số biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, với số lượng tối thiểu từ một đến hai người.
Như vậy nhiệm vụ đã rõ ràng. Tổ chức và biên chế đã được xác định. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện như thế nào và đặc biệt là cụ thể hoá văn bản này vào các địa phương ra sao để hiệu quả của quản lý KH&CN được ngày một nâng cao tại huyện.
Kết luận chương 1
Quản lý là một khoa học tổng hợp của nhiều loại tri thức khác nhau. Thực chất nó có thể coi nó như là một nghệ thuật điều khiển một tập hợp các tổ chức, các con người nhằm vào mục tiêu xác định nhắm tới hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất có thể, tùy thuộc vào các điều kiện, phạm vi mà nó quản lý, điều khiển.
Quan niệm về tổ chức còn tùy thuộc một phần vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, vào chế độ chính trị, vào trình độ phát triển của KH&CN của mỗi nước.
Tự quản sẽ là hình thức quản lý cao nhất của loài người cần đạt tới và đang đấu tranh rất gay gắt để phấn đấu đạt tới.
Trong quá trình quản lý chúng ta cũng luôn luôn xây dựng và cổ vũ động viên các mô hình tự quản nếu được nhen nhóm ở đâu đó.
Quản lý KH&CN là việc sử dụng toàn bộ các công cụ về pháp luật, cơ chế chính sách, phương tiện KH&CN hiện có để hướng các hoạt động KH&CN đến mục tiêu phục vụ các nhu cầu ngày càng cao của con người. Hạn chế đến mức tối đa sử dụng các công cụ KH&CN để phá hoại các lợi ích mọi mặt của con người.
Cách thức quản lý KH&CN và hiệu quả của nó cũng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ KH&CN, chế độ chính trị của mỗi nước.
Quản lý KH&CN cấp huyện là việc sử dụng toàn bộ các công cụ pháp lý, cơ chế, chính sách, thiết bị KH&CN của một nước để nhắm các hoạt động KH&CN của một đơn vị cấp huyện và tương đương trong mỗi nước vào việc phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính đó và phục vụ cho lợi ích của toàn bộ quốc gia nào đó.
Quản lý KH&CN cấp huyện ở Việt Nam là một biện pháp để phủ kín vùng quản lý KH&CN nước nhà phục vụ lợi ích cao nhất cho địa phương và cho cả nước. Quản lý KH&CN ở Việt Nam đã có một căn cứ pháp lý quan trọng, đó là thông tư 05/2008, ngày 18/6/2008 của liên bộ Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN, VỀ QUẢN LÝ VÀ NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CHO QUẢN LÝ KH&CN TỈNH LÀO
CAI 2.1 Một số Khái quát về tỉnh Lào Cai
2.1.1. Sơ lược chung tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, giáp ranh giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc, nhưng có khi được xếp vào vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Tỉnh Lào Cai với 27 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có vốn văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng và giàu bản sắc.
2.1.2. Dân số, lao động, dân tộc
Dân số: Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009, dân số toàn tỉnh là 615.620 người, chiếm 5,5% dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và chiếm 0,7% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2005-2009 là 1,41%/năm, giảm 0,42%/năm so với giai đoạn 2000-2005 (1,83%/năm). Số người trong độ tuổi lao động: chiếm 52%; Mật độ dân số bình quân: 96 người/km2.
Nguồn lao động: năm 2007 tổng số có 337.803 người (số người trong độ
tuổi lao động là 319288 người, trong đó số người có khả năng lao động là 315.261 người; số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động là 22.542 người). Cơ cấu lao động theo các ngành nghề, gồm: Nông nghiệp và lâm nghiệp 227.027 người; Thuỷ sản 330 người; Công nghiệp khai thác mỏ 5.238 người; Công nghiệp chế biến 6.821người; Sản xuất và phân phối điện, khí đạt và nước 867; Xây dựng 11.650; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân 13.145; Khách sạn và nhà hàng 3.745; Vận tải, thông tin liên lạc 4.406; Tài chính, tín dụng 799; Hoạt động Khoa học và Công nghệ 120; Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 593; Quản lý nhà nước an ninh quốc phòng 8.704; Giáo dục & đào tạo 12.257; Y tế và hoạt động cứu trợ xã
hội 2.208; Hoạt động Văn hoá - thể thao 882; Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1.813; Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 889.
Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong
đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...
2.1.3. Các đơn vị hành chính
Tỉnh Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện: Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát, huyện Bắc Hà, huyện Mường Khương, huyện Sa Pa và huyện Si Ma Cai.
- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi.
Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.
- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn,
phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
Khu vực III: Là các xã đặc biệt khó khăn
2.1.4. Về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 638.389 ha, Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Xin giới thiệu một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực:
- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm. - Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.
- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa.
* Với đặc diểm đất đai nói trên, trong quá trình quản lý, sử dụng được chia như sau:
- Đất nông nghiệp: 76.930 ha bao gồm: Đất trồng cây hàng năm: 59378 ha, trong đó đất lúa có 28.215 ha; Đất trồng cây lâu năm: 12.668 ha; Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3.363 ha; Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.521 ha; - Đất lâm nghiệp: 307.573 ha, trong đó rừng tự nhiên có 24943 ha.
- Đất ở: 3.307 ha.
- Đất chuyên dùng: 31.330 ha.
- Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 219.249 ha.
Tài nguyên nước: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá
đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.
Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.
Tài nguyên rừng:
- Rừng: 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng.
- Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...
- Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ,...
Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
Tài nguyên du lịch:
Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa,...
Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.
Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.