Tổng kết xác lập giải pháp đột phá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 96)

9. Kết cấu của luận văn

3.8.Tổng kết xác lập giải pháp đột phá

Phải Nhanh chóng có được sự chỉ đạo từ cấp tỉnh bằng cách cụ thể hoá Thông tư 05/2008 vào tỉnh Lào Cai bằng một văn bản pháp quy của tỉnh quy định toàn diện cho hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện, trong đó đặc biệt chú ý về cơ chế, chính sách cụ thể cho từng nhóm huyện, thành phố.

Qua các phân tích trên, xét theo mức độ tăng trưởng các hoạt động KH&CN cấp huyện và nhiệm vụ quản lý của biên chế cho cấp huyện thì từ nay đến 2015 nhu cầu về con người trực tiếp làm quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai chỉ cần một biên chế chuyên trách là đủ. Nhìn ra đến 2020 vẫn chỉ cần một biên chế chuyên trách và một cơ chế đổi mới hơn, chủ động hơn (điều này phải sau 2015 mới có thể nhìn ra).

Nhìn lại một quá trình khảo sát, nghiên cứu thấy rõ nhất một điều là hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai vẫn được thực hiện, song không phải do chính UBND các huyện thực hiện mà do các ngành chức năng của tỉnh thực hiện trên địa bàn huyện. Do vậy, Sở KH&CN với chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn khác đóng trên địa bàn tỉnh trong đó có những lĩnh vực thuộc sở KH&CN quản lý nhà nước về mặt chuyên môn để có thể theo sát, kịp thời nắm bắt được các thông tin toàn diện qua các báo cáo, các buổi làm việc để cùng nhau tháo gỡ những vướng vắc còn tồn đọng nhằm tăng cường công tác quản lý về KH&CN trên tất cả các lĩnh vực trong tỉnh. Phần việc này cũng phải thực hiện từ tỉnh xuống huyện. Phối hợp thúc đẩy mở rộng ứng dụng các

tiến bộ KH&CN ra toàn huyện đồng thời phối hợp ngăn chặn các hoạt động lệch lạc trong sản xuất và đời sống xã hội của huyện.

Việc không có một văn bản chỉ đạo cấp tỉnh nào về quản lý KH&CN trên địa bàn huyện đối với các huyện miền núi là một lúng túng lớn. Hầu như mọi hoạt động ở huyện đều phải chờ sự hướng dẫn của cấp trên, ở đây là cấp tỉnh. Vì vậy giải pháp đột phá trước mắt đối với hoạt động KH&CN cấp huyện ở Lào Cai phải là ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết như đã trình bày ở trên. Đây chắc chắn là một giải pháp đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện, tỉnh Lào Cai. Văn bản này sẽ bao quát gần hết các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu này. Nội dung của văn bản được trình bày ở phần kết luận của chương 3.

Kết luận Chương 3

Chương 3 thảo luận về việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện, vì vậy kết luận của chương này là việc (giải pháp) cấp thiết đầu tiên (đột phá) là soạn thảo và ban hành một văn bản pháp quy của tỉnh, trong đó phải nêu được các nội dung chủ yếu sau đây:

Quy định có một biên chế chuyên trách thực hiện quản lý hoạt động KH&CN của huyện giai đoạn 2011 – 2015; Quy định về áp dụng thử mô hình của Đồng Nai về quản lý KH&CN cấp huyện.

Quy định chức năng nhiệm vụ cho biên chế này;

Quy định các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế để có nguồn tài chính và cơ chế sử dụng nó vào hoạt động quản lý trên địa bàn;

Quy định cơ chế phối hợp giữa sở KH&CN với các huyện trong việc triển khai thực hiện văn bản này;

Quy định về việc huyện nào thì bố trí biên chế chuyên trách vào đâu (như đã đề xuất ở trên);

Quy định về việc tăng cường nguồn lực cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định tỉnh để đủ sức thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới, ít nhất đến 2015;

Quy định về việc sử dụng Trung tâm khuyến nông huyện là một trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn huyện. Nhờ đó có thể tiếp cận nhiều nguồn kinh phí phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện. Giao cho Sở KH&CN soạn thảo quy chế phối hợp giữa Trung tâm ứng dụng của Sở và huyện.

Quy định về đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý KH&CN cấp huyện cho các chủ thể quản lý ở huyện.

Ban hành được một hệ thống văn bản này ra đời, chắc chắn hoạt động quản lý KH&CN tỉnh Lào Cai sẽ có chuyển biến mạnh mẽ.

KẾT LUẬN

1- Việc quản lý KH&CN cấp huyện là một việc tất yếu phải làm của nhà nước Việt Nam hiện nay, với mong muốn thúc đẩy các hoạt động KH&CN được diễn ra rộng khắp theo một chiều hướng vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường sống, đảm bảo an ninh quốc phòng. Quản lý để chon lọc các khoa học, công nghệ có ích cho công đồng và hạn chế việc sử dụng khoa học và công nghệ chống lại lợi ích cộng đồng tại các vùng dân trí còn thấp như ở các huyện thuộc tỉnh Lào cai.

2- Qua nghiên cứu này thấy rõ việc bàn đến một cơ chế quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai mới chỉ là bắt đầu. Quả thật còn rất nhiều vấn đề phải bàn.

3- Đối tượng của quản lý KH&CN cấp huyện là rất phong phú đa dạng và bao trùm tất cả các lĩnh vực cả về quy mô và chất lượng. Minh chứng cho điều đó chính là sự tăng lên đột biến của biên chế quản lý nhà nước của sở KH&CN Lào Cai từ 23 năm 2006, đến 2010 đã lên đến con số 42 nếu tính cả biên chế của chi cục thì biên chế quản lý nhà nước của sở KH&CN lào cai là 33 năm 2006, lên 62 năm 2010.

Các hoạt động khoa học XH&NV tập trung chủ yếu ở tỉnh và chủ yếu cũng do sở văn hoá thể thao và du lịch tiến hành các phòng văn hoá các huyện tham gia với vai trò cộng tác viên thu tập tài liệu.

4- Ở Lào Cai, hiện nay, phải có giải pháp đột phá như đã trình bày tại kết luận chương 3. Đây cũng chính là kết quả lớn nhất của toàn bộ nghiên cứu này.

5- Hoạt động về TCĐLCL, chưa đạt mức để phải có bộ phận chuyên trách tại huyện quản lý công tác này. Việc này vẫn chỉ cần chi cục TCĐLCL

và Trung tâm kiểm nghiệm kiểm định của sở KH&CN làm là đủ, cho đến cả năm 2020. Bởi vì việc quản lý lĩnh vực này có một cơ chế mềm, có thể huy động nhiều nguồn lực của nhiều pháp nhân khác nhau phục vụ cho quản lý. Ở đây tồn tại cơ chế quản lý của quản lý (cơ chế uỷ quyền kiểm định).

KHUYẾN NGHỊ

1- Khuyến nghị với Sở KH&CN Lào Cai tham mưu cho UBND tỉnh sớm ra một văn bản mang tính đột phá chỉ đạo việc thực hiện một biên chế chuyên trách quản lý trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào Cai. Cũng trong văn bản này nên tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng Trung tâm khuyến nông huyện thành một Trung tâm ứng dụng KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực.

Trong quyết định cũng chỉ rõ các nguồn lực dành cho hoạt động KH&CN cấp huyện và chỉ rõ phương pháp để tiến hành khai thác sử dụng các nguồn lực đó đối với các huyện khác nhau trong tỉnh.

2- Khuyến nghị với Tỉnh uỷ Lào Cai tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động KH&CN coi đây là một giải pháp thúc đẩy việc phát triển đội ngũ trí thức KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Lào Cai.

3- Khuyến nghị với UBND tỉnh Lào Cai cho phép thực hiện các giải pháp trong nghiên cứu này vào thực tiễn của tỉnh .

4- Khuyến nghị tiếp tục các nghiên cứu về cơ chế chính sách phát triển KH&CN ở Lào Cai.

5. Đề nghị Bộ KH&CN làm việc với Bộ Nội vụ để có văn bản hướng dẫn thống nhất yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí cán bộ chuyên trách KH&CN như Thông tư 05/2008 của Liên Bộ đã quy định, vì thực tế các huyện chưa có cán bộ chuyên trách mà chỉ có cán bộ bán chuyên trách, thời gian dành cho hoạt động KH&CN chỉ chiếm khoảng 1/4 thời gian công tác vì phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, do vậy hiệu quả công tác dành cho KH&CN còn rất nhiều hạn chế, kỹ năng không được nâng cao theo đúng yêu cầu; Bên cạnh đó, cán bộ quản lý ở cấp huyện thường xuyên chịu sự điều động, luân chuyển, cũng gây khó khăn cho công tác quản lý chuyên ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ thống nhất có văn bản hướng dẫn để trong mục chi ngân sách cấp huyện có quy định mục chi riêng cho KHCN (giống như các mục chi cho giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế…). Hiện tại chi cho KH&CN ở cấp huyện (ngoài phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách KHCN cấp tỉnh, thành phố) chỉ có thể cân đối từ mục chi khác nên rất hạn chế cho việc dành kinh phí cho hoạt động KH&CN của các huyện.

7. Đề nghị Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn chung về định mức chi cho các hoạt động KH&CN cấp huyện (tập huấn, hội thảo, hội nghị tư vấn của Hội đồng khoa học cấp huyện cho các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế của huyện…) vì mới chỉ có định mức chi để phục vụ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, cấp tỉnh và cấp cơ sở, ngoài ra các hoạt động khác của KH&CN ở các huyện chưa có định mức chi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo Trung ương (2003), Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý

khoa học và công nghệ địa phương. Mã số ĐTĐL – 2003/26

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Luật khoa học và công nghệ - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

3. Lê Thanh Bình, Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, bài học kinh

nghiệm từ Trung Quốc - Bản tin Đại học quốc gia Hà nội, 205- 2008 4. Trần Ngọc Ca (2010), Quản lý công nghệ trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế,

giáo trình cao học chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và chính sách KH&CN

5. Trần Ngọc Ca, Công nghệ và chuyển giao Công nghệ - một số đặc trưng, giáo trình cao học chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và chính

sách KH&CN

6. Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội

7.Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

8.Vũ Cao Đàm (2007), Lý thuyết hệ thống, Trường ĐH KHXH&NV, Hà Nội 9.Vũ Cao Đàm (2008), Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà

Nội

10.Trần Xuân Định (1997), Phát triển nguồn nhân lực khoa học – công

nghệ, Hà nội

12. Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo tham luận tại hội thảo khoa học: Hoạt động KH&CN cấp huyện ở tỉnh Bắc Giang những năm

qua

13. Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai (2010), Báo cáo tóm tắt đề án : Quy hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Lào Cai

14. Trần Chí Đức (2003), Phương pháp luận đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển và những gợi suy trong điều kiện của Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Thuý Hiền (2007), Nhận dạng hoạt động quản lý khoa học

và công nghệ cấp huyện, Luận văn Thạc sĩMai Thanh Long (2010):

Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ

16. Hồ Ngọc Luật: Tập bài giảng: Quản lý nhà nước về KH&CN cấp

huyện, Hà nội

17. Sở KH&CN Bắc Giang (2010): Báo cáo tại cuộc họp KH&CN cấp huyện

18. Sở KH&CN Nghệ An (2009), Phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động

KH&CN cấp huyện và định hướng phát triển đến năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Phòng quản lý KH&CN Bình Thuận (2010): Tình hình hoạt động KH&CN cấp huyện, thị xã, thành phố năm 2009 của tỉnh Bình Thuận 20. Thanh Phạm Ngọc Thanh (2009), Khoa học quản lý, giáo trình cao học

chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và chính sách KH&CN

21. Thịnh Đặng Duy Thịnh (1998), Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia (Lý luận và phương pháp luận), giáo trình cao học chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và chính sách KH&CN

22. Tiến Phạm Huy Tiến (2007), Tổ chức học đại cương, giáo trình Cao học quản lý KH&CN; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

23. Tiến Phạm Huy Tiến (2006), Tổ chức khoa học và công nghệ,giáo trình Cao học quản lý KH&CN; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

24. UBND tỉnh Lào Cai (2011), Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 – Lào cai

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

 Extract page(s) from different PDF

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 96)