9. Kết cấu của luận văn
3.3. Giải pháp về tổ chức
Có thể nói là thời gian qua tại huyện chưa thực sự định hình công tác quản lý Khoa học và Công nghệ cấp huyện. Việc quản lý KH&CN tại huyện chủ yếu do toàn bộ kinh phí và con người của Sở KH&CN Lào Cai và các Sở chuyên ngành đảm nhận.
Vận dụng Thông tư 05/2008, trước hết phải nhận thấy được các công việc mà phòng chuyên môn trực thuộc huyện đảm trách chức năng quản lý KH&CN phải làm đó là:
* Tập hợp tất cả các hoạt động KH&CN riêng của từng ngành trong huyện, xem xét cân nhắc những cái chung nhất cho tất cả các ngành rồi đề xuất chính sách có thể bao quát được tất cả các ngành nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu - triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&KT liên ngành;
* Nghiên cứu đề xuất việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà hiện nay chưa có ngành nào quản lý, ví dụ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiến bộ về khoa học công nghệ môi trường. Những vấn đề về sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phảm và nhãn hiệu hàng hoá;
* Tham mưu cho UBND huyện thăm dò thử nghiệm các mô hình KH&CN mới có độ rủi ro cao, nhưng nếu thành công thì lợi ích sẽ rất to lớn;
* Tham mưu cho chính quyền địa phương và sở KH&CN Lào Cai những vấn đề về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, biên chế này này không trực tiếp làm mà là phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong điều kiện của huyện;
* Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở tư nhân tiếp cận với các nguồn tài chính khác nhau trong việc ứng dụng KHKT;
* Tham mưu UBND huyện trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN tại địa phương. Nâng cao hiểu biết của cán bộ công chức, của nhân dân các dân tộc về vai trò của KH&CN và về pháp luật trong hoạt động KH&CN, một điều không thể thiếu trong quản lý nhà nước về KH&CN;
* Tham mưu UBND huyện về các văn bản thúc đẩy việc sáng tạo kỹ thuật trong TTN&NĐ, khuyến khích thúc đẩy việc tham gia vào các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm cho các cá nhân và doanh nghiệp;
* Tham mưu UBND huyện những cơ chế chính sách (khen thưởng, kỷ luật) của huyện trong việc sử dụng và đào tạo nhân lực thực hiện nhiệm vụ này. * Phối hợp với Sở KH&CN tổng kết đánh giá hàng tháng, hàng quý, hàng năm về hoạt động khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực có mặt trên địa bàn huyện. Đề xuất với Bộ, với Tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý KH&CN cấp huyệnKHKT bền bỉ tại địa phương;
Với một khối lượng không nhỏ công việc như vậy thì việc phải bố trí một cán bộ chuyên trách là cần thiết và phải làm khẩn trương.
Và như vậy có nghĩa là xem xét mọi khía cạnh của hoạt động KH&CN cấp huyện của tỉnh Lào Cai hiện nay sẽ thấy không cần có một phòng độc lập để làm nhiệm vụ quản lý KH&CN cấp huyện. Lý giải về điều này, chúng ta thấy hoạt động trên tất cả các lĩnh vực KH&CN đã có các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trên địa bàn huyện. Ví như hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã có sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN có trung tâm khuyến nông thực hiện. Trong đó ngành Nông nghiệp muốn phát triển thì phải đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học trong Nông nghiệp và họ có thuận lợi là có một hệ thống các văn bản chỉ đạo theo ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở, đó là các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư v.v.. Chính vì vậy ở huyện có thể nói hoạt động KH&CN của ngành nào ngành ấy làm. Như vậy đòi hỏi quản lý khoa học và công nghệ ở huyện trước mắt là thực hiện tốt 9 nhiệm vụ quy định trong Thông tư 05/2008 và các quy định trong một văn bản pháp quy của tỉnh, phần này sẽ dược trình bày chi tiết ở phần kết luận chương 3.
Để vận hành đươc mô hình này, cần giao cho UBND cấp huyện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến KH&CN, như: công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn, hoạt động của Hội đồng KH&CN và hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng các mô hình KH&CN vào sản xuất và đời sống. Hàng năm Sở KH&CN tổ chức cho cán bộ quản lý KH&CN cấp huyện đi tập huấn đào tạo nghiệp cụ chuyên môn, tổ chức các cuộc hội thảo về hoạt động KH&CN cấp huyện và thực hiện giao ban hàng năm đối với hệ thống cấp ngành, cấp huyện về hoạt động KH&CN cơ sở. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu, đề nghị của các địa phương, khả năng, điều kiện, năng lực quản lý triển khai của các huyện sẽ được triển khai các đề tài, dự án KH&CN, các mô hình tiến bộ KH&CN cho phù hợp nhằm đưa nhanh và có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. b) Hội đồng KH&CN cấp huyện
Liên quan đến giải pháp về tổ chức, cũng cần đề cập đến việc thành lập các Hội đồng KH&CN cấp huyên. Trong điều kiện hiện nay, khi mà đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý KH&CN cấp huyện còn rất ít, rất thiếu, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, thì việc hình thành Hội đồng KH&CN có thể là một giải pháp tổ chức có ý nghĩa thực tiễn. Sở KH&CN có thể chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của hôi đồng theo chiều hướng: tư vấn cho Huyện ủy, UBND huyện về:
- Văn bản qui phạm pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước về khoa học và công nghệ được cụ thể hoá vào điều kiện của các huyện.
- Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của các ngành thuộc các huyện.
- Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm của các huyện, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng
các thành tựu khoa học và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống của các huyện.
- Phương hướng và biện pháp đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của các huyện.
- Kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất và đời sống trên địa bàn các huyện quản lý.
- Nội dung và biện pháp phối hợp lực lượng khoa học và công nghệ của các cơ sở thuộc các huyện và với các cơ sở của tỉnh, trung ương đóng tại địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học và công nghệ của các huyện.
- Đề xuất thông qua danh mục các mô hình, đề tài, dự án KH&CN cấp cơ sở trước khi đưa vào kế hoạch thực hiện năm; thông qua danh mục các nhiệm vụ KH&CN do các tổ chức, cá nhân đề xuất triển khai trên địa bàn huyện; tổ chức Hội đồng KH&CN xét duyệt thuyết minh, nghiệm thu đối với các mô hình, đề tài, dự án KH&CN cấp cơ sở...
Nếu duy trì hoạt động của Hội đồng theo hướng như thế này một cách thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho các thành viên Hội đồng gắn bó, thể hiện được vai trò trách nhiệm, qua đó nâng cao hiệu quả tư vấn của Hội đồng; và như vậy vai trò của KH&CN ngày càng được khẳng định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Nghiên cứu hình thành tổ chức KH&CN cấp huyện
Mô hình tổ chức một trung tâm ứng dụng và chuyển giao KH&CN cấp huyện trên cơ sở hợp nhất các trung tâm khuyến công, khuyến nông cấp huyên và bổ sung chức năng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN là một mô hình đã xuất hiện ở một số địa phương (như Hà Tĩnh, Bắc Giang). Mô hình này có
khả năng thành công tại Lào Cai, nơi các huyện có đặc thù chủ yếu về kinh tế nông nghiệp. Quá trình hình thành tổ chức này như sau.
Trung tâm ứng dụng và chuyển giao KHCN (dưới đây gọi là Trung tâm) do UBND tỉnh quyết định thành lập do Sở KH&CN- Sở Nội vụ tham mưu, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện trên cơ sở tổ chức lại và hợp nhất chức năng của các Trung tâm khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm... của huyện và bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu thực tế hoạt động. Trung tâm gồm 5-7 cán bộ biên chế và một số nhân lực KH&CN hợp đồng, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu và trụ sở hoạt động riêng , Trung tâm có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện để lập kế hoạch, xây dựng các chương trình , đề tài, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ thuộc các chuyên ngành trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án sau khi được phê duyệt.
+ Nghiên cứu thực nghiệm, tiếp nhận, triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới trên tất cả các lĩnh vực để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
+ Xây dựng mô hình trình diễn về các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật. + Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật; Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiến.
+ Xây dựng và hướng dẫn mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công…cơ sở.
+ Xây dựng các câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm hộ nông, lâm, ngư cùng sở thích.
+ Quản lý tài chính, tài sản, công chức viên chức của Trung tâm theo quy định hiện hành.