Giải pháp về nhân lực quảnlý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 90)

9. Kết cấu của luận văn

3.4.Giải pháp về nhân lực quảnlý

Đó là:

Bố trí 01 biên chế chuyên trách cho mỗi huyện. Việc bố trí biên chế vào tổ chức nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng huyện. Huyện nào có thế mạnh về nông, lâm, ngư, thì để 01 nhân lực quản lý KH&CN ở phòng NN&PTNT, cụ thể là các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Yên; Các huyện khác bố trí vào phòng kinh tế hoặc Công thương. Thành phố Lào Cai thì biên chế ở Văn phòng Ủy ban nhân huyện. Các biên chế này phải được giao nhiệm vụ cụ thể bằng một văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đối với huyện và chịu sự quản lý hành chính của phòng chuyên môn và được chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Sở KH&CN. Làm như vậy không trái với các quy định của cấp trên đồng thời tạo điều kiện để người làm quản lý theo sát hoạt động KH&CN chủ yếu của huyện mình.

Thử nghiệm với một huyện theo mô hình “phóng viên thường trú của sở tại huyện”- cứ mỗi quý một lần về Sở 7-10 ngày để bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp, trao đổi thông tin...tham khảo mô hình của tỉnh Đồng Nai1 đã thực hiện để rút kinh nghiệm.

Cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về KH&CN của huyện hoạt động theo kế hoạch được phê duyệt đầu năm của Chủ tịch UBND huyện và điều hành của Trưởng hoặc Phó trưởng phòng nghiệp vụ. Các hoạt động bao gồm: Tổ chức các hội nghị tập huấn về khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất cho các đối tượng trên địa bàn

1 Đồng Nai tổ chức công tác quản lý KH&CN cấp huyện khá hiệu quả. Cán bộ chuyên trách về KH&CN được huyện bố trí vào các phòng chức năng phù hợp với đặc thù của từng huyện. Các cán bộ này thuộc biên chế của Phòng quản lý KH&CN cơ sở thuộc Sở KH&CN. Do vậy, các cán bộ này như là “phóng viên thường trú về KH&CN tại các huyện”. Cán bộ chuyên trách thuộc biên chế của Phòng quản lý KH&CN cơ sở trực thuộc Sở KH&CN, được tập huấn cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý KH&CN; có trách nhiệm giúp phòng chức năng tổ chức công tác quản lý KH&CN. Hàng quý, cán bộ chuyên trách KH&CN được triệu tập về Sở KH&CN để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động, hướng dẫn, định hướng các công việc tiếp theo... Các cán bộ này sự chỉ đạo chuyên môn từ Sở, được Sở trả lương và được hưởng chính sách ưu đãi như được trang bị máy tính xách tay, cấp nhiên liệu, thanh toán công tác phí.... UBND các huyện quản lý cán bộ nầy về các công tác Đảng, Đoàn, công đoàn, và sinh hoạt hằng ngày tại địa phương, đồng thời trang bị bàn, ghế, và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ công tác chuyên môn, đề xuất khen thưởng và kỷ luật cán bộ.

quản lý; Tổ chức hội thảo khoa học, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tham mưu tư vấn các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội; quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở; xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Đầu mối hỗ trợ hoạt động KH&CN của các huyện là Phòng quản lý KH&CN cơ sở. Đầu mối có nhiệm vụ hỗ trợ các huyện trong hoạt động KH&CN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, tổ chức tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ chuyên trách cấp huyện.

Nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện nên giao cho các chuyên viên của Phòng quản lý KH&CN cơ sở và các phòng của Sở KH&CN đảm nhiệm. Với các hình thức ràng buộc trách nhiệm như thế này, thì hoạt động KH&CN cấp huyện luôn được theo dõi, giám sát và hướng dẫn từ trên xuống, tạo áp lực cho chính quyền cấp huyện phải tổ chức hoạt động KH&CN cấp huyên. Dần dần từng bước có thể đưa hoạt động KH&CN cấp huyện vào nền nếp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 90)